Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Làm HSE cần những yêu cầu gì?

hoahong39

Cây công nghiệp
Tham gia
28/10/10
Bài viết
340
Cảm xúc
43
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các yêu cầu đối với một kỹ sư an toàn là "Càng nhiều càng ít"

. Không phải vô cớ mà ở các nước phát triển người ta yêu cầu các kỹ sư phụ trách an toàn phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể mà họ sẽ phụ trách an toàn và phải qua các khóa đào tạo chuyên sâu, hơn nữa các kỹ sư an toàn thường là những người giỏi nhất và họ nhận lương cao, quyền hành cũng lớn và trách nhiệm thì còn lớn hơn nữa. Kỹ sư an toàn có thể ký lệnh dừng thi công trên công trường xây dựng là chuyện bình thường nếu họ thấy rằng các biện pháp phòng ngừa (an toàn) chưa đảm bảo ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài kinh nghiệm phù hợp thì các bạn trẻ nếu muốn làm kỹ sư phụ trách SH (E thì hơi đặc biệt nên cần có chuyên môn cơ bản về ngành môi trường) nên tìm hiểu về các vấn đề:

1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):
- An toàn điện
- An toàn hóa chất
- An toàn đối với lò đốt/lò hơi
- An toàn đối với thiết bị áp lực
- An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ...)
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp
- ...
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng...các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..

2. Xây dựng:
- An toàn điện
- An toàn đối với thiết bị áp lực
- An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện...)
- An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào...
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp
- Tổ chức giao thông trên công trường
- ...
3. Giao thông - vận tải:
- An toàn trong xắp xếp hàng hóa
- Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng
- An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng
- An toàn vận tải thủy
- ...
Ngoài ra để triển khai và kiểm soát được các hoạt động an toàn tại nhà máy mình làm việc, các bạn còn cần phải biết:
1. Kỹ năng đào tạo
2. Kỹ năng báo cáo & trao đổi thông tin
3. Kỹ năng lập kế hoạch và phương pháp làm việc hệ thống PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch)
- Do (Thực hiện)
- Check (Kiểm tra)
- Act (Khắc phục)
PDCA là cái khung của tiêu chuẩn OHSAS hay ISO, Nên vào làm 1-2 năm trong các công ty nước ngoài như Intel, Fujitsu... rồi hãy học, lúc đó các bạn có kinh nghiệm rồi hệ thống hóa lại qua lý thuyết sẽ tốt hơn. Nếu làm tốt có khi lại được công ty cử đi học thì đỡ mất tiền .
Nói chung bể học là mênh mông "Càng nhiều càng ít". Chúc các bạn trẻ tìm được công việc phù hợp với mình
Khi các bạn đi vào chuyên ngành HSE các bạn có rất nhiều kiến thức. Vì đây là một ngành đa dạng và tổng hợp: Bạn phải biết về một số lĩnh vực như:
1. Management System: Am hiểu về hệ thống quản lý bao gồm Luật về môi trường, sức khỏe và an toàn. Ngoài ra các bạn phải biết về ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, ISO 22000, HACCP, SA8000. Đây là những tiêu chuẩn mang tỉnh chất quốc tế ngoài ra còn các tiêu chuẩn ngành.
2. Environmental System: Các bạn học chuyên ngành môi trường không thể nào không áp dụng những kiến thức quản lý môi trường trong hệ thống này.
3. Fire Safety: Đây là chuyên ngành của các anh lính PCCC nhưng bạn là người duy trì hệ thống HSE thì bạn phải nhận biết các mối rủi ro.
4. Occupational Safety: An toàn nghề nghiệp các bạn phải biết nhận dạng các mối nguy hiểm của môi trường và điều kiện làm việc.
5. Occupation Health: Nếu không phải là chuyên ngành y thì các bạn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là một phần của nghề y. Nhưng về sức khỏe nghề nghiệp các bạn có rất nhiều tài liệu hỗ trợ hiện có bán trên thị trường.
6. Risk assesment. Đây là phần tổng hợp khó nhất vì nó đòi hỏi các bạn phải có những tư duy và kiến thức tổng hợp.

Nhìn đàn anh đi trước mới thấy mình nhỏ bé, thế vào công ty nước ngoài nó phỏng vấn anh mấy đợt, và có nói mức lương luôn không, hãy nói kinh nghiệm cho các đàn em nào
Phỏng vấn mấy đợt thì còn tùy qui trình tuyển dụng và vị trí cần tuyển của từng công ty. Nhưng thông thường sẽ như sau:
1. Đánh giá hồ sơ ứng viên và đưa vào sort-list (danh sách ngắn), người phụ trách tuyển dụng sẽ có một cái bảng dùng để chấm điểm theo các tiêu chí và thang điểm mà công ty sử dụng: như bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng...để chọn hồ sơ vào sort-list. Những người có tên trong sort-list sẽ được mời đến dự tuyển
2. Thi/Phỏng vấn: có công ty kết hợp trong 1 buổi, có công ty tách thành 2 buổi.
- Thi: kiểm tra kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng sử dụng máy tính và có thể cả ngoại ngữ nữa. Mỗi công ty, mỗi vị trí công việc sẽ có yêu cầu khác nhau, rất đa dạng. Nên nhớ là bài thi sẽ là kết quả kiểm chứng kỹ năng sử dụng máy tính và/hoặc ngoại ngữ của bạn, mọi chứng chỉ/bằng cấp sẽ vô nghĩa nếu bài thi không OK
- Phỏng vấn: đánh giá các khả năng khác: giao tiếp, trình bày, xử lý tình huống..., xác nhận kỹ năng ngoại ngữ, đánh giá tính cách. Trao đổi/tìm hiểu về mong muốn/định hướng phát triển của cá nhân. Cái món này rất hay, phải tùy thuộc đặc điểm văn hóa các công ty mà trả lời cho phù hợp, ví dụ trước đây W gặp bác công ty Nhật hỏi là "muốn làm ở công ty bao lâu?" thì nói là muốn gắn bó lâu dài để đóng góp cho sự phát triển của công ty...bla...bla thì nó đánh giá cao nhưng khi W gặp câu hỏi tương tự lúc phỏng vấn vào công ty Pháp thì nói luôn "trước mắt là xác định làm trong 2 năm, sau 2 năm sẽ xem xét lại" thế là cũng trúng tuyển .
3. Nếu qua được thì có thể họ mời đến lần 3 để thảo luận về lương và các chế độ khác. Cũng có nơi họ trao đổi ngay khi phỏng vấn. Thường họ chủ động đề nghị mình tự nêu mức lương, sẽ có 2 tình huống:
- Đối với các nhà máy sản xuất khi tuyển dụng các vị trí làm việc nghiệp vụ đều đặn (giờ giấc ổn định, công việc hàng ngày lặp đi lặp lại) thì thường họ có mức lương sẵn rồi, hỏi để tham khảo thôi, các bạn nên hỏi lại là công ty có hệ thống bậc lượng không? và bạn sẽ được tuyển vào vị trí/bậc nào? từ đó trao đổi tiếp.
- Đối với các công ty dịch vụ/kỹ thuật như thiết kế, tư vấn...hay phải đi lại, công việc thay đổi liên tục thì phải "thương lượng" hay nói toẹt ra là mặc cả. Muốn giành ưu thế bạn phải dựa trên mấy điều kiện:
+ Có thông tin về tính chất công việc mà mình sẽ làm
+ Năng lực của bạn trong mối tương quan giữa nhu cầu cả bạn & nhu cầu của công ty và sự cạnh tranh của các ứng viên khác. Nếu bạn quá cần việc và có nhiều ứng viên cạnh tranh thì có thể sẽ lép vế, ngược lại nếu công ty rất cần người thì họ sẽ nhân nhượng...
+ Có thông tin về mặt bằng lương chung trong lĩnh vực đó
Nói chung đã mặc cả thì ông nào có nhiều thông tin sẽ thắng, việc tìm hiểu/chuẩn bị trước khi phỏng vấn là rất quan trọng. Ví dụ trong các buổi đi thi/phỏng vấn có dịp gặp gỡ trao/đổi với các bạn ứng viên khác là các bạn đã có thể đánh giá được một phần năng lực của họ, so sánh tương đối so với bản thân rồi.

(Nguồn: http://diendanxaydung.vn)
 

kelangthang

Mầm xanh
Tham gia
13/10/19
Bài viết
7
Cảm xúc
4

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

BQT trực tuyến

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua