:21: Vấn đề mà bạn anita đưa ra khá hay tụi mình cùng thảo luận nha
1. Bạn nói "Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu". Điều này mình thấy chưa hợp lý, vì khả năng quang hợp của cây xanh phụ thuộc vào nồng độ CO2 trong khí quyển, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng...trong đó cây xanh chỉ có thể quang hợp ở một khoảng CO2 nhất định, nếu CO2 trong khí quyển tăng nhanh sẽ làm giảm năng suất quang hợp, dẫn đến làm giảm năng suất đặc biệt là của cây trồng-đây chính là tác hại rất lớn của HUNK đối với cây trồng. Do vậy việc tăng CO2 làm giảm quang hợp thì không thể có chuyện thực vật nở hoa sớm đc.:46:
2. Động vật di cư lên đồi núi, điều này lẽ đương nhiên thôi nhưng liệu khi đó động thực vật dưới nước thì sao, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ chứ, hay băng tan làm thay đổi các dòng hải lưu đến lúc đó nhiều loài ĐTV biển chưa thích nghi kịp cũng die theo.:54:
3. Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực, điều này có đúng không khi mà cường độ bức xạ ở đây khá lớn?:08:
4. Sự biến mất của các hồ, chỗ này bạn không giải thích là hồ nước mặn hay hồ nước ngọt, với lại bên dưới hồ có tầng băng vĩnh chăng, điều này giờ mình mới được nghe, mình chỉ nghe nói có mạch nước ngầm thôi. Lúc đầu mình nghĩ do băng tan, nước nhiều sẽ làm ngập nhiều hồ, hòn đảo ở vùng trũng, thấp hơn so với mực nước biển thui. Ờ mà khi hồ biến mất, vậy có còn cá nước ngọt ăn kho nhỉ?(hi):3:
5. Nhiều công trình biến dạng: Lại là tầng băng vĩnh cữu, có ai hiểu ko giải thích dùm mình với.:bicycle:
6. Nhịp sinh học của động vật thay đổi, bạn có thể giải thích tại sao HUNK làm mùa xuân đến sớm hơn?Giải thích dùm mình với:26:
7. Vệ tinh quay nhanh hơn, điều này cũng đúng thôi vì khi nhiệt độ giảm dẫn đến chuyển động của các khối khí giảm nên lực ma sát giữa các khối khí giảm, vệ tinh quanh nhanh hơn. Nhưng khi đó chu kỳ quay của mặt trăng sẽ ra sao nhỉ, có còn được thấy trăng rằm đúng rằm nữa ko, có lẽ sẽ không có trung thu luôn(hic):gun_nep:
8. Chiều cao của các dãy núi tăng lên, cái này là vô lý nhất, đâu phải chỗ nào trên vỏ trái đất cũng vận động giống nhau, bạn chưa từng nghe có thời kỳ biển vận động thành núi và núi biến thành biển ư? Nếu giải thích như bạn thì lúc băng phủ lên núi thì chắc chắn phần đất phía dưới đc nện cứng, nhưng khi băng tan thì áp lực đè lên đó giảm, biết đâu nó dễ lún hơn thì sao?(Giả sử thoi nga):32:
9+10, khỏi bàn rùi, đây là điều mà ai cũng thấy, đặc biệt là qua đợt lũ ở miền trung vừa qua...:gunsmilie: