Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

4R

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Recycle-website-fc.jpg
4R là gì ?
• Reduce: Giảm thiểu
• Reuse: Tái sử dụng
• Recycle: Tái chế
• Rethink: Suy nghĩ lại

Nó cũng có quy trình đấy nhé :mail:
Bước 1: Trước tiên ta phải reduce những gì chúng ta lãng phí, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu những vật liệu, đồ dùng không sử dụng hoặc ít sử dụng.
Vd:
  • Chỉ mua những gì bạn cần
  • Mua sản phẩm có ít bao bì hơn.
Bước 2: Tái sử dụng
vd:
  • Sửa chữa càng nhiều càng tốt. :gunsmilie:
  • Sử dụng cẩn thận các thiết bị và đồ dùng.
  • Sử dụng khăn để tái sử dụng nhiều lần.
  • Làm sạch các chai và sử dụng chúng lại để đựng nước.
Bước 3: Tái chế
Vd:
  • Giấy tái chế giấy máy in (, báo, email, vv), nhựa, chai thủy tinh, bìa, và lon nhôm. Nếu bạn thu thập và đưa chúng đến một trung tâm thu mua.
  • Tái chế đồ điện tử.
  • Tái chế dầu động cơ sử dụng.
  • Làm phân compost thức ăn thừa, cỏ và rác sân vườn, và thực vật chết.
Bước 4: Suy nghĩ lại
  • Cái này ví dụ khó lắm :dance3:
 
Sửa lần cuối:

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tái chế và tái sinh khác nhau như thế nào?

Hỏi: Tái chế và tái sinh khác nhau như thế nào?:bemused:

Đáp: Tái chế (upcycling) có khuynh hướng càng ngày càng phát triển.

Đây là phương pháp dùng lại sản phẩm đã qua sử dụng theo một lối mới nhưng không làm biến đổi chất liệu đã tạo nên sản phẩm đó. Thay vì ném bao bì và ống nước đã qua sử dụng vào thùng rác để tái sinh, bạn có thể giữ chúng lại để tái chế thành dây thắt lưng hay màn treo bồn tắm.

Khác với tái chế là tái sinh (recycling). Cách này hao tốn nhiều năng lượng hơn khi phải phá hủy vật liệu gốc để tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác biệt. Giới ủng hộ xu hướng tái chế cho biết phương pháp này đã được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng trong nhiều năm qua nhằm bảo vệ môi trường. Hiện nay nhiều nước khác cũng hòa nhịp vào xu hướng này, vừa tạo ra được những sản phẩm thân thiện với môi trường với giá phải chăng, vừa tạo ra lợi nhuận cho các nhà sản xuất.

Công ty E&KO ở Anh đã tái chế các vật dụng phế thải trong ngành công nghiệp thành những sản phẩm đắt giá, chẳng hạn vòi nước cứu hỏa thành ví đựng tiền, giỏ xách, dây thắt lưng... Công ty này tránh sử dụng các "chất liệu nguyên thủy", thay vào đó dùng vải buồm vụn hay các vỏ bọc bàn ghế cũ. Một cửa hàng thiết kế ở Vienna (Áo) lại để khách hàng tự tìm lấy những vật liệu phế thải như các loại bao nhựa, chip máy tính hay phim X-quang đã qua sử dụng... sau đó tái chế thành các kiểu giỏ xách theo ý của khách hàng. Các mảnh phế liệu rời rạc được "đội tái chế phế liệu" phát huy hết khả năng sáng tạo để chế tác lại. Một doah nghiệp thành công khác trong lĩnh vực tái chế là Công ty TerraCycle hoạt động từ năm 2001 với sự bảo trợ của các Công ty lớn như Kraft và General Mills, đã tái chế các túi đựng thức uống thành túi đeo lưng, vỏ bánh kẹo thành hộp đựng bút chì hay diều bay, đĩa hát bằng nhựa vinyl và bo mạch thành khung ảnh. Trong cuốn sách "Revolution in a Bottle" (tạm dịch "Cách mạng trong một cái chai") do ông Tom Szaky- Giám đốc điều hành của TerraCycle biên soạn, ông muốn xóa bỏ ý niệm "rác thải" bằng cách chứng minh rằng mọi thứ đều có thể sử dụng lại bằng cách tái sinh hoặc tái chế.
Nguồn: congnghiepmoitruong.vn
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua