Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Ai đang làm chết các dòng sông HN, TP.HCM?

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
- Kiểm tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường trên diện rộng đối với 7 khu công nghiệp (KCN), 4 cụm công nghiệp (CN), 7 làng nghề và 55 cơ sở nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp làng nghề, kết luận thủ phạm làm chết các dòng sông, gây ô nhiễm là các KCN và CN.
090610051820-986-343.jpg

Thủ phạm làm chết các dòng sông, gây ô nhiễm là các KCN và DN..

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Nhân ngày bảo vệ môi trường thế giới và năm quốc tế hành tinh trái đất”, được tổ chức hồi mới đây tại TP.HCM.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, hiện, mỗi ngày đêm có khoảng 500.000m3 nước thải của khu vực nội thành đổ vào 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét đều bị ô nhiễm và bốc mùi hôi thối.

Tại TP.HCM, các kênh rạch như: Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Đông Điền cũng đang kêu cứu vì ô nhiễm nặng nề.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng theo PGS.TS Huỳnh Văn Hoàng (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) các vấn đề cấp bách về môi trường ở nước ta như sự giảm sút độ che phủ do mất diện tích rừng; diện tích chất lượng đất canh tác suy giảm, môi trường nước, không khí và đất ở nhiều vùng trên cả nước bị ô nhiễm nặng nề; môi trường đô thị và sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang làm gia tăng ô nhiễm trong khi môi trường biển và ven biển ngày một xuống cấp nghiêm trọng.

090610051820-405-445.jpg

090610051820-448-810.jpg
090610051820-139-297.jpg
090610051820-715-461.jpg


Tiếng kêu cứu từ những dòng sông "chết" - Ảnh trái: Một đoạn sông Tô Lịch; Ảnh phải: Một số hình ảnh đau lòng về sông Thị Vải (Nguồn ảnh: NNVN)

Theo khảo sát của một số nhà khoa học, PGS.TS Huỳnh Văn Hoàng đã chỉ ra một số biện pháp mà theo ông “đang rất cần đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp”.

Đầu tiên là do hiện nay nhiều KCN được hình thành ở những nơi rất nhạy cảm về môi trường nước, đất và không khí nên vấn đề quy hoạch phải gắn kết được các khu đô thị, các khu, cụm dân cư gắn kết với nhu cầu nước sạch, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường đồng thời giải quyết hài hòa các vấn đề ngập mặn, lũ, lở đất.

Ngoài ra, cần nâng cao quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể cần có cơ chế phân công, phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương. Đồng thời có cơ chế quy định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cũng như các chế tài xử lý nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường năng lực đào tạo cán bộ khoa học và nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

Cụ thể, cần tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý môi trường như: công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và rác thải y tế; công nghệ xử lý chất thải trong chế biến và nuôi trồng thủy hải sản, công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường… cũng là một trong những vấn đề rất cần đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Nguồn: vietnamnet.vn​
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua