làm HSE cần những yêu cầu gì vậy ạ?:00068:
Theo kinh nghiệm làm việc của Worker thì các yêu cầu đối với một kỹ sư an toàn là
"Càng nhiều càng ít" :21:. Không phải vô cớ mà ở các nước phát triển người ta yêu cầu các kỹ sư phụ trách an toàn phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể mà họ sẽ phụ trách an toàn và phải qua các khóa đào tạo chuyên sâu, hơn nữa các kỹ sư an toàn thường là những người giỏi nhất và họ nhận lương cao, quyền hành cũng lớn và trách nhiệm thì còn lớn hơn nữa. Kỹ sư an toàn có thể ký lệnh dừng thi công trên công trường xây dựng là chuyện bình thường nếu họ thấy rằng các biện pháp phòng ngừa (an toàn) chưa đảm bảo ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra.
Một thực tế buồn là ở VN (trước đây và bây giờ vẫn còn) ai chuyên môn kém nhất thì cho ra làm an toàn nên tình trạng an toàn lao động mới tồi tệ như vậy, các cán bộ an toàn chủ yếu đi phát động phong trào, treo khẩu hiệu và...lo hậu sự cho nạn nhân :26:.
Ngoài kinh nghiệm phù hợp thì các bạn trẻ nếu muốn làm kỹ sư phụ trách SH (E thì hơi đặc biệt nên cần có chuyên môn cơ bản về ngành môi trường) nên tìm hiểu về các vấn đề:
1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):
- An toàn điện
- An toàn hóa chất
- An toàn đối với lò đốt/lò hơi
- An toàn đối với thiết bị áp lực
- An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ...)
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp
- ...
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng...các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..
2. Xây dựng:
- An toàn điện
- An toàn đối với thiết bị áp lực
- An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện...)
- An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào...
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp
- Tổ chức giao thông trên công trường
- ...
3. Giao thông - vận tải:
- An toàn trong xắp xếp hàng hóa
- Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng
- An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng
- An toàn vận tải thủy
- ...
Ngoài ra để triển khai và kiểm soát được các hoạt động an toàn tại nhà máy mình làm việc, các bạn còn cần phải biết:
1. Kỹ năng đào tạo
2. Kỹ năng báo cáo & trao đổi thông tin
3. Kỹ năng lập kế hoạch và phương pháp làm việc hệ thống PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch)
- Do (Thực hiện)
- Check (Kiểm tra)
- Act (Khắc phục)
Cái món PDCA này thì nó là cái khung của mấy cái tiêu chuẩn OHSAS hay ISO đó, cái khóa học mà bạn gì quảng cáo ở trên có thể giúp các bạn có khái niệm về nó còn các thứ khác các bạn phải tìm chỗ khác để học thôi chứ khóa học đó không giúp được các bạn đâu. Các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì càng không nên học khóa đó vì nó đắt tiền (vài trăm $) và không phải giảng viên nào cũng có kinh nghiệm thực sự. Nên vào làm 1-2 năm trong các công ty nước ngoài như Intel, Fujitsu... rồi hãy học, lúc đó các bạn có kinh nghiệm rồi hệ thống hóa lại qua lý thuyết sẽ tốt hơn. Nếu làm tốt có khi lại được công ty cử đi học thì đỡ mất tiền ha ha .
Nói chung bể học là mênh mông "Càng nhiều càng ít". Chúc các bạn trẻ tìm được công việc phù hợp với mình :3: