Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

An toàn điện

HSE

Cây công nghiệp
Tham gia
10/7/10
Bài viết
296
Cảm xúc
49
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
An toàn điện

1. Đặc điểm của các tai nạn do điện gây ra

Thông thường các tai nạn điện thường phát sinh do thân thể người tiếp xúc trực tiếp với điện hoặc sự cố cháy, nổ do điện gây ra.
- Để đề phòng tai nạn điện giật:
+ Lắp đặt thiết bị che, phủ tránh để lộ bộ phận nạp điện;
+ Cách điện tốt để đề phòng hở, mát điện;
+ Phải tiếp mát phần vỏ của các thiết bị, dụng cụ điện;
+ Để dấu hiệu báo nguy hiểm vào thiết bị điện;
+ Khi làm việc gần bộ phận nạp điện hoặc gần dây cao áp cần sử dụng thiết bị cách điện.
- Để đề phòng sự cố cháy, nổ: sử dụng dụng cụ, thiết bị tránh cháy nổ khi làm việc ở khu vực có chất lỏng, chất khí dễ phát hoả, dễ cháy.

2. Tính chất nguy hiểm của thiết bị và dụng cụ điện

a) Khi làm việc trong môi trường ẩm ướt:

Trong khi bị ướt hoặc ra mồ hôi, điện trở của cơ thể người thường bị giảm nhiều so với khi khô ráo, do đó sự cố điện giật rất dễ xảy ra khi sử dụng thiết bị, dụng cụ điện trong môi trường ẩm ướt hoặc khi ra mồ hôi.

b) Công việc có sử dụng dụng cụ điện di động:

- Khi sử dụng dụng cụ điện di động cần dùng bọc ống hoặc ống dẫn để tránh làm trầy lớp vỏ của dây điện; cần sắp xếp dây gọn gàng.
- Cần nối mát hoặc nối và sử dụng thiết bị chống mát, rò điện.
c) Làm việc với dụng cụ có sử dụng động cơ điện:

Cần ngắt nguồn khi sửa chữa các dụng cụ có dùng động cơ điện.

3. An toàn điện đối với người lao động


Điện rất nguy hiểm, do đó khi thiết bị điện bị hỏng không được tự ý sửa chữa mà nhất thiết phải báo cho người có trách nhiệm.

a) Thiết bị chiếu sáng di động:

- Khi sử dụng thiết bị chiếu sáng di động, cần dùng thiết bị màng lưới bảo vệ bóng để ngăn, tránh các vật va đập làm hỏng đèn;
- Cần dùng tay nắm cách điện để kéo khi di chuyển thiết bị.

b) Cầu chì:

Cần sử dụng các loại cầu chì đúng tiêu chuẩn, tránh sử dụng dây đồng hoặc thép để thay thế; khi thay cầu chì nhất thiết phải ngắt điện nguồn.

c) ổ cắm:

Trước khi cắm phích phải xem nguồn điện của ổ cắm có thích hợp không và khi không sử dụng, cầm tay vào phích và rút.

d) Bảo quản vật, chất nguy hiểm:

Để đề phòng sự cố cháy, nổ xẩy ra do tia lửa điện gây ra trong môi trường ga, không để các chất khí, chất lỏng dễ cháy ở khu vực có thiết bị điện.

e) Các quy tắc an toàn điện:

- Chỉ có những người có chứng chỉ chuyên môn mới được sửa chữa điện;
- Khi phát hiện hỏng hóc cần báo cho người có trách nhiệm;
- Tay ướt không được sờ vào thiết bị điện;
- Tất cả các công tắc cần có nắp đậy;
- Không phun hoặc để rơi chất lỏng lên thiết bị điện như công tắc, mô tơ, hòm phân phối điện;
- Kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn điện;
- Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện;
- Không để cho dây chạy vắt qua góc sắc hoặc máy có cạnh sắc, nhọn;
- Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục.

4. Máy hồ quang dùng điện xoay chiều


a) Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy:

- Sự cố điện giật do tiếp xúc với phần nạp điện ở tay cầm điều khiển;
- Sự cố điện giật do dây cáp tiếp xúc với thân thể;
- Tia tử ngoại, tia cực tím làm tổn thương mắt.

b) Các điểm lưu ý khi làm việc với máy hàn:

- Kiểm tra hoạt động của thiết bị hạ điện áp tự động;
- Thiết bị hạ điện áp tự động dùng để hạ điện áp không tải của máy hàn xuống dưới 25 V khi ngắt nguồn hồ quang;
- Xử lý cách điện ở đầu thuộc phần phụ của máy hàn;
- Tay cầm điều khiển phải được cách điện;
- Cần tiếp mát cho vỏ ngoài của máy hàn.

c) Các quy tắc về an toàn khi vận hành của máy hàn:

- Không sử dụng găng tay, trang phục bảo hộ, giấy bị ướt khi hàn;
- Khi không sử dụng máy, tắt điện và sắp xếp gọn dây;
- Khi dừng máy phải ngắt điện nguồn;
- Không đặt que hàn vào vị trí tay cầm điều khiển có điện;
- Sử dụng tay cầm điều khiển có phần vỏ cách điện còn tốt;
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ như găng tay, mặt nạ hàn khi làm việc;
- Đầu của dây mát phải được nối với thân của thanh gá;
- Trước khi hàn xem trong thùng, bình có chứa chất gây cháy không;
- Chuẩn bị thiết bị cứu hoả ở nơi làm việc trước khi hàn.
 

thohaithoxuan

Mầm 2 lá
Tham gia
11/5/10
Bài viết
30
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
c) Các quy tắc về an toàn khi vận hành của máy hàn:
- Không sử dụng găng tay, trang phục bảo hộ, giấy bị ướt khi hàn;
- Khi không sử dụng máy, tắt điện và sắp xếp gọn dây;
- Khi dừng máy phải ngắt điện nguồn;
- Không đặt que hàn vào vị trí tay cầm điều khiển có điện;
- Sử dụng tay cầm điều khiển có phần vỏ cách điện còn tốt;
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ như găng tay, mặt nạ hàn khi làm việc;
- Đầu của dây mát phải được nối với thân của thanh gá;
- Trước khi hàn xem trong thùng, bình có chứa chất gây cháy không;
- Chuẩn bị thiết bị cứu hoả ở nơi làm việc trước khi hàn.

Em có thắc mắc tại khu em bôi đỏ.

Em bổ xung thêm xíu.
- Các đầu nối dây máy hàn phải nối bằng đầu cốt.
- Tránh làm việc với máy hàn nơi ẩm ướt, có nước hoặc trời mưa vì khi hồ quang thì dòng điện có thể đạt từ 0 đến 60V.
- Đặt máy hàn phải có đế hoặc tấm cách điện vì thường các máy hàn không có nặp đậy mặt dưới của máy.
- Cấm trẻ em dưới tuổi lao động sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng heee.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua