Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Ảnh hưởng của việc sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) tới môi trường và sức khỏe con người?

k53c017

Mầm xanh
Tham gia
17/4/11
Bài viết
5
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Có thể đọc qua tiểu luận của em đang làm:


PHẦN II: TỔNG QUAN

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp từ các chất hóa học, dùng để phòng, trừ dịch hại trên cây trồng, điều hòa sinh trưởng thực vật, xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại trên thực vật đến để tiêu diệt. Có thể nói, thuốc BVTV là một loại vật tư kỹ thuật quan trọng góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản. Hiện nay, sử dụng thuốc BVTV cũng là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Để bảo vệ sức khoẻ người lao động và môi trường sống, nhà nước ta đã ban hành chính sách, quy định pháp luật về việc quản lý sử dụng thuốc BVTV.
• Điển hình có thể kể đến Thông tư Số 36/2011/TT-BNNPTNT, ngày 25/10/2011. Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Thông tư đã nêu rõ từng loại thuốc được sử dụng hiện nay ( dùng trong nông nghiệp, diệt trừ mối, bảo quản lâm sản, bảo quản khử trùng kho, thuốc dùng cho sân golf); quy định rõ ràng danh mục và số lượng tất cả các loại thuốc hạn chế, cấm sử dụng ở Việt Nam.
• Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Trong đó có quy định về “Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật”
Theo điều tra của Cục Bảo vệ thực vật về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau:
• Trung bình một vụ sản xuất rau, người nông dân phun thuốc từ 8 – 10 lần; mỗi ha sản xuất rau dùng khoảng 4,5kg thuốc BVTV các loại. Hiện nay người nông dân vẫn giữ thói quen sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, chưa tuân thủ nghiêm hướng dẫn sử dụng. Kết quả kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc BVTV trên rau, quả của Bộ NN&PTNT mới đây cho thấy, 31% số mẫu nho được kiểm tra có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng tối đa cho phép, ở rau là 21. Có thể thấy, dường như sự tuyên truyền, kiểm tra của các cơ quan chức năng trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu, Bộ NN&PTNT một lần nữa ban hành công văn số 2388/BNN-BVTV yêu cầu tăng cường quản lý thuốc BVTV trên rau.
Theo đề tài nghiên cứu của TS. Lê Văn Thiện - Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN về “HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG THÂM CANH HOA TẠI XÃ TÂY TỰU, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI ” đã chỉ ra:
• Người dân ở đây thường tích trữ một số lượng lớn chất “độc” trong nhà. Ví dụ: nhóm lân hữu cơ, nhiều nhất là Wofatox. Trung bình mỗi hộ dân ở xã Tây Tựu tích trữ khoảng 0,22-0,23 lít. Monitor là 0,86-0,13 l/hộ. Bassa 0,01-0,12 l/hộ, thậm chí có hộ còn tích trữ cả DDT. Việc sử dụng thuốc BVTV trong trồng hoa theo quan niệm hoa không phải thực phẩm, không gây ngộ độc cho con người nên sử dụng thuốc có phần “thoải mái” hơn. Không phải tất cả những người bán thuốc đều đã được đi tập huấn về BVTV (có giấy chứng chỉ) mà người đứng bán có thể là người nhà của người được cấp chứng chỉ hoặc là lao động tự do. Thuốc sử dụng trong thâm canh ở đây qua phỏng vấn có nhiều khác biệt, nhìn chung thì người dân vẫn sử dụng một số loại thuốc cấm sử dụng, nhiều loại thuốc không có trong danh mục, không rõ nguồn gốc, không có chỉ dẫn và hướng dẫn sử dụng thuốc.Trên đồng ruộng còn thấy nhiều bao bì có nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc.Việc dùng thuốc bất hợp lý khiến cho tính kháng thuốc của sâu bệnh càng cao và người dân phải đổi thuốc dùng liên tục và sử dụng ngày càng đa dạng hơn các loại thuốc. Một thực tế, do phải phun nhiều loại thuốc khác nhau trong một lần nên để cho tiện và tiết kiệm, người dân thường trộn nhiều loại thuốc vào trong cùng một bình phun. Khi trộn hai hay nhiều loại thuốc với nhau, tuỳ thuộc vào phản ứng giữa các hoá chất mà chiều hướng biến đổi của thuốc có thể theo hai hướng: làm tăng độc tính của thuốc và có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, khi phun thuốc nếu thấy sâu bệnh không giảm, ng¬ười dân có thói quen tăng tần suất phun, tăng liều lượng thuốc hoặc đổi các loại thuốc khác.
Một vấn đề cũng rất được quan tâm đó là sức khỏe của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe của người phun thuốc” của tiến sĩ Phạm Thị Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng – Phân viện Bảo hộ lao động TP Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài nguyên; ĐHQG HCM ,cho thấy :
• Tiếp xúc lâu dài với thuốc BVTV có thể dẫn đến các rối loạn tim phổi, thần kinh và các triệu chứng về máu và các bệnh về da.
• Đa số những người sử dụng, phun thuốc trừ sâu(TTS) là những người đàn ông, trụ cột trong gia đình, tuổi phổ biến từ 30-55; thời gian phun thuốc trung bình từ 5 năm trở lên. Tuy chưa có người nào bị ngộ độc cấp nhưng hầu hết đều có các triệu chứng nhiễm độc mãn tính do TTS.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua