Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Bắc Cực ngày càng “nóng” hơn

leeahnjun

Cây công nghiệp
Tham gia
29/8/19
Bài viết
279
Cảm xúc
200
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bắc Cực ngày càng “nóng” hơn

Không chỉ ấm lên vì biến đổi khí hậu, Bắc Cực còn đang “ấm” lên do cuộc chạy đua mới giữa Nga và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tại khu vực có tiềm năng to lớn đem lại lợi ích chung cho cả thế giới.

Ước tính, Bắc Cực ẩn chứa 6% trữ lượng dầu và 24% trữ lượng khí đốt mà con người đã biết. Ngoài ra, vùng này còn ẩn chứa nhiều khoáng sản, như: Vàng, kim cương và quặng uranium. Điều đó khiến 5 nước bao quanh Bắc Cực, bao gồm: Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na Uy đều tuyên bố chủ quyền với hàng trăm nghìn ki-lô-mét vuông thềm lục địa bên dưới lớp băng. Các hoạt động thăm dò được tiến hành, thậm chí một số mỏ dầu khí dễ khai thác đã đi vào hoạt động bất chấp thời tiết khắc nghiệt.

Không chỉ có tài nguyên, tàu thuyền có thể đi ngang qua Bắc Cực, rút ngắn quãng đường xuống còn một nửa đến một phần ba các tuyến đường biển truyền thống, lại không chịu rủi ro từ nạn cướp biển. Khảo sát ghi nhận tuyến đường biển phương Bắc, hiện là tuyến duy nhất qua Bắc Cực có thể khai thác thương mại, đã không còn băng trong mùa hè. Với những dự báo về băng tan do Trái đất ấm lên, việc di chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn trong những năm tới.

Những năm gần đây, đi cùng tuyên bố chủ quyền của các nước là hàng loạt động thái khẳng định quyền kiểm soát. Nga đang nắm lợi thế lớn nhất trong cuộc chạy đua mới này do có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng nhất. Hơn hết, phần lớn chiều dài tuyến đường biển phương Bắc lại nằm trong EEZ của Nga. Đây là một trong những lý do khiến Mỹ gọi Nga là “mối đe dọa” trong chiến lược Bắc Cực năm 2019 của mình.
w980-p16x9-pole_nord.jpg

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” ở Bắc Cực nằm ở ưu thế chiến lược về quân sự mà khu vực đem lại. “Bắc Cực là mặt trận mới trong cạnh tranh Nga-NATO” là ý xuyên suốt bài viết mới đây trên Tạp chí National Interest về nỗ lực hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của hải quân Nga. Đi qua Bắc Cực không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển của tàu thuyền, mà còn rút ngắn thời gian bay của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đây. Nếu Nga hay NATO triển khai tàu ngầm hạt nhân tại đây, sức răn đe của chúng sẽ hơn gấp nhiều lần bố trí tại bất kỳ điểm nào khác trên thế giới.

Đến nay, Nga đã thiết lập 6 căn cứ quân sự, 16 cảng nước sâu và 13 sân bay ở Bắc Cực. Hạm đội phương Bắc được ưu tiên hiện đại hóa với những tàu mặt nước và tàu ngầm hạt nhân mới nhất. Nhiều đơn vị thuộc lực lượng không quân vũ trụ được triển khai để phối hợp với hạm đội. Đáng chú ý phải kể đến hai trung đoàn tiêm kích đánh chặn MiG-31 sẽ được triển khai vào cuối năm nay. Các máy bay này được nâng cấp để mang tên lửa chống hạm siêu thanh “Kinzhal” và theo một số báo cáo, có thể mang cả tên lửa diệt vệ tinh.

Nga bố trí tại khu vực nhiều trạm radar cảnh giới, tên lửa phòng không và đặc biệt là hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhằm vào các hệ thống định vị, thông tin liên lạc tại Bắc Cực. Nga đã hạ thủy tàu phá băng vũ trang đầu tiên, nước đi cho thấy chiến lược phát triển hải quân tập trung vào vùng cực.

Về phía NATO, liên minh này cũng có những động thái làm đối trọng với chiến lược quân sự hóa Bắc Cực của Nga. Các nước Bắc Âu cùng Mỹ, Canada và Anh đều đang ráo riết đóng thêm tàu phá băng để tăng cường hiện diện hàng hải tại khu vực. Tàu ngầm hạt nhân NATO cũng tham gia nhiều cuộc tuần tra, diễn tập. Lần đầu tiên máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ bay tuần tra trên vùng trời Bắc Cực.

Ủy ban Hỗ trợ và Mua sắm của NATO công bố đơn hàng mua 78.000 bộ quân phục dã chiến dùng trong nhiệt độ thấp tới âm 40 độ C. Hiển nhiên, đây không phải là quân phục cấp phát cho binh lính NATO ở Trung Đông hay Tây Âu. Tuyên bố của các nước NATO trước và sau cuộc tập trận “Trident Juncture 2018” tại Na Uy đều cho thấy, khối này sẽ tăng cường hiện diện tại Bắc Cực. NATO hiện đang duy trì các căn cứ tại Na Uy, Iceland và đặc biệt tại Greenland, nơi đặt căn cứ không quân Thule của Mỹ. Đây là cứ điểm đặc biệt quan trọng chiến lược của NATO hơn 70 năm qua.

Có thể thấy, Bắc Cực đang rất “nóng” vì tốc độ quân sự hóa của các nước, và đặc biệt đáng ngại hơn khi đây là khu vực mà Nga và NATO ở vào thế đối mặt nhau. Tuy nhiên, không phải sự phát triển nào gần đây trong khu vực cũng liên quan đến khai thác tài nguyên hay quân sự.

Trên quần đảo Svalbard thuộc Na Uy, cách điểm cực Bắc 1.300km, có một căn hầm kiên cố nơi chứa hơn 930.000 mẫu hạt giống, đại diện cho 13.000 năm lịch sử nông nghiệp của con người. Cái lạnh vùng cực giúp giữ nhiệt độ trong hầm luôn ở mức âm 18 độ C, có thể bảo quản nguồn gen cây trồng quý giá trong hàng nghìn năm. Đây được coi là kho dự trữ cuối cùng của loài người nếu viễn cảnh khủng hoảng toàn cầu xảy ra.

Cũng tại Na Uy, thị trấn hẻo lánh Ballangen trong vùng cực dự kiến sẽ là nơi đặt trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới Kolos. Cái lạnh tại đây sẽ được tận dụng như hệ thống làm mát tự nhiên giúp máy tính hoạt động để lưu trữ thông tin, kiến thức của con người. Năm 2016, công ty công nghệ Facebook cũng đặt máy chủ của mình trong một cơ sở khổng lồ tại Luleå (Thụy Điển), dùng khí hậu lạnh để tiết kiệm đáng kể năng lượng dùng trong làm mát.

St
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,859
Bài viết
42,174
Thành viên
31,232
Thành viên mới nhất
khachmua