Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Bàn luận về Kiến nghị vấn đề Bauxit Tây Nguyên

GreenUrban

Cây ăn trái
Tham gia
8/1/10
Bài viết
92
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nếu các vị lãnh đạo đồng ý dừng dự án thì đâu có gì để nói, nhưng các vị ấy dừng thì hơn 400tr USD đã bỏ ra, rồi tiền bồi thường hợp đồng ... chắc chắn nhân dân Việt Nam (tiền đóng thuế) phải trả nhưng lại chẳng có ai đứng ra nhận trách nhiệm, do đó, chẳng có vị nào dại mà chịu dừng dự án. Chỉ có những người như chúng ta, những nhân sĩ hết lòng vì thế hệ tương lai của VN kêu la thôi. Thiết nghĩ Con kiến đi kiện củ khoai rồi
 

stephanphu

Hạt giống tốt
Tham gia
31/10/10
Bài viết
1
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo tôi, vấn đề này không quan trọng lắm.
Theo đánh giá tài nguyên của Bộ TN&MT thì tài nguyên Việt nam vô cùng phong phú.
Bắc có than đá . Trung có Boxit, Bờ biển thì có Titan, Ngoài khơi có dầu khí.
nêu khai thác thì trong vòng 400 năm vẫn không hết.
heeeeeeeeeeeeee
Ngày xưa thì rừng vàng biển bạc.
giờ thì nhiều sông suối " xây đập " chết dân.
Mấy ổng tính,
trong nhiệm kỳ chỉ 4 năm/400 năm chỉ có 1% là gánh hậu quả.
Nếu tính thực tế.
Theo tôi. Đánh giá,
Nếu chứa thì phải cần thời gian.
thời gian lại tương đương với việc cải tiến máy móc, nâng cao sản lượng.
giớ chỉ có 4000 tấn ngày, nhưng sản xuất thì là 400.000 tấn ngày.
lượng bùn = khối lượng đào. thế thì chỉ cần 50 năm, là Tây Nguyên trở thành đồng bằng Nam bộ.
thêm 50 năm Hết.
Vì khối lượng đất/tỉ trọng đất = ? ai tính
Lúc đó lại đổ thừa do ngày xưa ông . . . .tính sai, nhưng ổng chết rồi . chúng ta cùng nhau giải quyết.


Thử hỏi ngược:
Nếu một thạc sĩ đề ra ( chỉ 30 tuổi)
thế lúc có sự cố chắc là còn sống đề chịu trách nhiệm
còng đến bộ trưởng thì 60 rồi.
20 năm đã về trời,
Chết là hết.
 

GreenUrban

Cây ăn trái
Tham gia
8/1/10
Bài viết
92
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo tôi, vấn đề này không quan trọng lắm.
Theo đánh giá tài nguyên của Bộ TN&MT thì tài nguyên Việt nam vô cùng phong phú.
Bắc có than đá . Trung có Boxit, Bờ biển thì có Titan, Ngoài khơi có dầu khí.
nêu khai thác thì trong vòng 400 năm vẫn không hết.
heeeeeeeeeeeeee
Ngày xưa thì rừng vàng biển bạc.
giờ thì nhiều sông suối " xây đập " chết dân.
Mấy ổng tính,
trong nhiệm kỳ chỉ 4 năm/400 năm chỉ có 1% là gánh hậu quả.
Nếu tính thực tế.
Theo tôi. Đánh giá,
Nếu chứa thì phải cần thời gian.
thời gian lại tương đương với việc cải tiến máy móc, nâng cao sản lượng.
giớ chỉ có 4000 tấn ngày, nhưng sản xuất thì là 400.000 tấn ngày.
lượng bùn = khối lượng đào. thế thì chỉ cần 50 năm, là Tây Nguyên trở thành đồng bằng Nam bộ.
thêm 50 năm Hết.
Vì khối lượng đất/tỉ trọng đất = ? ai tính
Lúc đó lại đổ thừa do ngày xưa ông . . . .tính sai, nhưng ổng chết rồi . chúng ta cùng nhau giải quyết.


Thử hỏi ngược:
Nếu một thạc sĩ đề ra ( chỉ 30 tuổi)
thế lúc có sự cố chắc là còn sống đề chịu trách nhiệm
còng đến bộ trưởng thì 60 rồi.
20 năm đã về trời,
Chết là hết.

Bác này chỉ được cái nói đúng
Ai cũng hiểu chỉ 1 mình hổng hỉu...

Cái khuyết của chúng ta hiện nay là tinh thần chịu trách nhiệm, ờ hơ... nhưng mà về hưu hết rùi, gần chết rùi thì cũng thua...

Bởi vậy nên lãnh đạo cần cái cái tâm và cái tầm. Đó là thứ quý hiếm hiện nay chưa được các vị lãnh đạo quan tâm khai thác để sử dụng, nếu có đi nữa thì cũng chỉ để xuất khẩu, vì các vị ấy nói Việt Nam chưa cần xài thứ đó... Vậy mới đau chớ:053:
 

escijsc

Cỏ 3 lá
Tham gia
19/6/09
Bài viết
54
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thấy các bác bàn luận rôm rả em cũng góp chút ngu ý:

- Thứ nhất nhà nước ko khai thác thì bọn "Tưởng giới thạch nó cũng xúi dân mình khai thác trộm" mà như vậy càng nguy hiểm hơn, bài học vẫn có ở các khu vực than hai thiếc ...
- Thứ 2 cần phải hiểu một vấn đề là không thể giữ mãi một môi trường như thời tiền sử được hihi
- Thứ 3 cái việc này đưa lên báo đúng giai đoạn chuẩn bị bước vào đại hội đảng toàn quốc thử hỏi các nhân sỹ nhà ta có bị xúi bậy làm cái chuyện đáng ra phải làm từ rất lâu ko nhỉ.
- còn rất nhiề thứ khác nữa nhưng em xin chốt lại là chắc các nhân sỹ lại ngậm đắng nuốt cay thui ạh, cái vụ bọn chúng bắn pháo hoa cả container cũng chỉ như hạt bụi bay thôi hề ...
 

hantana

Mầm 2 lá
Tham gia
7/10/10
Bài viết
33
Cảm xúc
3
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
các bác cho e góp chút ý kiến:
Thế hệ trước, chúng ta có những bậc tiền bối về khoáng sản, họ cũng tìm được Bauxit, thế tại sao họ không khai thác? Có lẽ họ vẫn còn điều gì đó chưa thể giải quyết. Còn bây giờ, chúng ta lại khơi dậy, được sự "giúp đỡ" nhiệt tình của "láng giềng", họ giúp chúng ta xây nhà máy, giúp chúng ta tiêu thụ sản phẩm... Thử hỏi lý do tại sao mà TQ lại thuê 500km2 đất ở Campuchia giáp ranh với Đắc Nông với lý do "trồng rừng"? Các bác quan chức miệng thì nói KT để làm giàu đất nước, nhưng cái tay ông ấy cầm lấy gì thì có trời mới biết???
 

igigila

Mầm xanh
Tham gia
20/8/09
Bài viết
14
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mọi người cứ nhìn việc TKV khai thác than ở Quảng Ninh thì biết, mặc dù có yếu tố lịch sử, trước đây chúng ta chưa có nhiều nhận thức về bảo vệ môi trường.
Một điều nữa là, các luận cứ của TKV nêu ra bảo vệ cho việc khai thác bauxite rất mù mờ, bị nhiều nhà khoa học phản bác. Nói chung, mặc dù chúng ta phản đối khai thác bauxite nhưng thực ra công chúng còn rất thiếu thông tin chính thức từ TKV; có lẽ chẳng bao giờ biết được báo cáo ĐTM xây dựng ra sao!
 

tungbo

Cây công nghiệp
Tham gia
21/5/10
Bài viết
257
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
mọi người xem thêm tại đây nhé
"Dự án bauxite chưa tính đến nứt đất, lũ bùn đá"
- "Chúng ta có khoảng 6 tỷ tấn bauxite. Chúng ta cần phải trở thành cường quốc sản xuất alumin và nhôm. Vì thế, triển khai dự án thử nghiệm là điều cần làm. Nhưng đừng làm theo kiểu đào đất kiếm tiền...", PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam chia sẻ với KH&ĐS.
Chưa tính đến nứt đất và hậu phun trào núi lửa

Một lần nữa bauxite Tây Nguyên lại trở thành chủ đề "nóng". Cũng một lần nữa, Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV), chủ đầu tư tái khẳng định, công nghệ hoàn hảo và rủi ro về bùn đỏ là cực thấp, với cá nhân ông, ông nghĩ gì về rủi ro của dự án này?

Doanh nghiệp bao giờ cũng nói tốt về họ. Họ luôn nói mọi thứ là hoàn hảo. Hunggari là một trường hợp điển hình cho cái gọi là "hoàn hảo". Đối với dự án bauxite Tây Nguyên tôi nghĩ, rủi ro là rất lớn.
d
"Dự án bauxite Tây Nguyên tôi nghĩ, rủi ro là rất lớn"


Thứ nhất là về địa động lực của Tây Nguyên. Hoạt động nâng trồi kéo theo hoạt động đứt gãy mà chủ yếu là đứt gãy thuận (tách mở) đã khiến cho vùng đất này không bình yên như người ta vẫn tưởng. Ở vùng này, có những biến động như nước sủi lên, đất sụt xuống, khói phì lên từ lòng đất. Thứ hai, Tây Nguyên có đặc điểm là mưa xối xả trong thời gian ngắn. Thứ ba, hồ bùn đỏ chôn lâu dài. Người ta cam đoan sẽ vận hành đúng, kiểm tra thường xuyên, đấy là bây giờ. Nhưng liệu 10 - 20 năm nữa, con cháu chúng ta có "trông coi" những hồ bùn đỏ đấy không. Mà bùn đỏ có đặc điểm là mịn, khó lắng. Cứ thử tưởng tượng một thứ khó lắng, chôn lâu ở một vùng đất đang "cựa quậy", độ cao lớn lại hay có mưa lớn thì sẽ thế nào.

Đại diện của chủ đầu tư có nói rằng không nên lo lắng, bởi hồ bùn đỏ có khả năng chịu được động đất cấp 6 - 7?

Đúng. Tây Nguyên là vùng đang nâng trồi, tất nhiên ít có khả năng xảy ra động đất mạnh trên 6 độ richter. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, động đất ở Tây Nguyên không mạnh nhưng nứt đất ngầm do các khối đá trượt êm không động đất tạo ra rất dữ dội. Đó là vùng đang nâng trồi rất nhanh, hoạt động đứt gãy, nứt đất ngầm và hậu phun trào núi lửa khá rõ rệt. Cần nghiên cứu kỹ hơn và tính toán đặc điểm này nếu muốn xây các hồ bùn đỏ khổng lồ trên Tây Nguyên.

Nhưng đại diện của TKV cũng nói rằng, ngay cả trường hợp xấu nhất là vỡ, thì hồ chứa đã được xây dựng theo kiểu nhiều ngăn. Vì thế khó mà thoát ra ngoài được?

Họ không nghĩ rằng, khi một ngăn đã vỡ thì rất có thể sẽ kéo theo những ngăn khác cũng vỡ theo sao. Nếu các ngăn ở phía trên vỡ bùn đỏ sẽ ồ ạt chảy xuống và phá vỡ các ngăn ở phía dưới.

Vậy cách tốt nhất là phải làm gì với các hồ bùn đỏ?

Với Việt Nam, cách khôn ngoan nhất là chuyển quặng bauxite được khai thác và làm giàu từ Tây Nguyên xuống ven biển Bình Thuận để chế tác alumin đồng thời chôn bùn đỏ ở gần biển. Nếu có rủi ro không mong đợi với các hồ chôn bùn đỏ ở đây, lượng nước biển khổng lồ có khả năng trung hòa, làm giảm tính độc hại của bùn đỏ. Người ta cho rằng, làm đường ống tốn kém. Nhưng thực tế làm ống không tốn kém bằng việc làm đường, nhất là đường sắt. Bauxite được khai thác ở Tây Nguyên, tuyển rửa, rồi được đưa theo đường ống xuống Bình Thuận. Cách này vừa rẻ, vừa hợp lý, vừa an toàn. Nếu làm cách này, tôi nghĩ giới khoa học đã không phản ứng gay gắt như thế.

Nguy cơ lũ bùn đá cũng chưa được "ngó" tới

Ngoài vấn đề bùn đỏ, ông thấy có còn gì đáng lo ngại nữa không?

Có. Đấy là nguy cơ đất đá mềm bở do khai thác bauxite và bùn đuôi quặng thải ra sau khi tuyển lấy bauxite sẽ bị xói mòn rửa trôi, có thể sẽ nhanh chóng bồi nông lòng hồ các thủy điện và có thể giết chết sớm các nhà máy thủy điện. Bauxite Tây Nguyên là phần tàn dư của vỏ phong hóa laterit trên đá basalt được hình thành từ nhiều triệu năm, khác hẳn loại bauxite tái trầm tích nằm xen trong các tầng đá vôi ở Hà Giang, Lạng Sơn và Nam Trung Quốc.

Khi khai thác bauxite, chúng ta sẽ bóc mất lớp xương cứng đi, địa hình trở lên nham nhở với lớp đất đá mềm bở và bùn thải (lớp đất - đá - bùn thải tương đương hoặc gấp đôi khối lượng bauxite được khai thác). Mưa xuống, sẽ cuốn trôi lớp đất - đá - bùn mềm bở. Sức tàn phá của nó có thể giống như những trận lũ quét, lấp đầy các hồ thủy điện trong hệ thống sông Đồng Nai và Srepok, làm ngắn cuộc đời trước hết là của các hồ thủy điện.

f
"Quy mô 600.000 tấn alumin/năm/dự án như bây giờ thì không thể coi là dự án thử nghiệm"

Liệu chúng ta có thể hoàn thổ, trồng cây trên các vùng đất ấy, cây sẽ giúp cản trở việc trượt lở đất?

Hoàn thổ chỉ là mỹ từ của doanh nghiệp đưa ra. Thực tế, rất khó và rất tốn kém để hoàn thổ. Tôi đã từng đến khu khai thác bauxite ở Bảo Lộc rộng 36ha, nhưng chỉ hoàn thổ được 2h. Chỗ đất bị bỏ lại sau khai thác, giàu Al và Fe nên rất khó hoặc thậm chí chẳng thể trồng bất cứ cây gì, trừ cây trinh nữ đầm lầy (còn gọi là cây mai dương), vốn là cây ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam. Chúng ta phải nhớ rằng, ở Tây Nguyên chúng ta khai thác theo chiều rộng, kiểu tằm ăn lá dâu, làm xong chỗ này thì sẽ làm tiếp chỗ khác. Kiểu này, chẳng mấy chốc Tây Nguyên sẽ trở thành một hoang mạc.

Phải thành "học viện bauxite-alumin-nhôm"

Nói như thế, những luận cứ khoa học mà TKV đưa ra dường như chưa đủ thuyết phục?

Đúng. Không thuyết phục từ hiệu quả kinh tế đến môi trường.

Nhiều nhà khoa học đang kiến nghị dừng dự án bauxite, cá nhân ông nghĩ sao về vấn đề này?

Việt Nam có khoảng 6 tỷ tấn bauxite. Tôi cho rằng, trong tương lai Việt Nam cần phải trở thành cường quốc về bauxite-alumin-nhôm. Nếu làm được điều đó chúng ta phải sớm có những thử nghiệm. TKV nói là dự án thử nghiệm, nhưng tất cả những cái gì đang thể hiện cho thấy, đấy là một dự án khai thác trước hết cho mục tiêu kinh tế. Làm cách đấy còn lâu mới thành cường quốc được.

Theo ông phải làm gì?

Phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học của dự án thử nghiệm theo đúng nghĩa. Hãy biến nó thành "học viện" bauxite- alumin-nhôm" để vừa làm vừa đào tạo nguồn nhân lực, vừa làm chủ công nghệ và quản lý, vừa học và tìm ra các cách ứng phó rủi ro mà bây giờ chưa thể xác định rõ. Quy mô 300.000 tấn alumin/năm/1 dự án là phù hợp với thử nghiệm. Quy mô 600.000 tấn alumin/năm/dự án như bây giờ thì không thể coi là dự án thử nghiệm, đấy là khai thác mất rồi!

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Khu vực Tây Nguyên tiền sử đã từng có núi lửa hoạt động (năm 1923 vẫn còn hoạt động ở ngoài khơi Bình Thuận). Trong hàng nghìn năm nữa, ở đây, bất kể lúc nào, lòng đất cũng có thể nứt toác, phun khói trào nước. Năm 1998, vùng gần núi lửa Chư H’drung (còn gọi là núi Hàm Rồng gần TP Pleiku) bỗng nhiên xuất hiện những vết nứt dài, khói bụi phun lên, còn đất sụt xuống đến vài mét.

Khoảng năm 1999, xã Eapô, huyện Cưjut, Đăk Lăk đang yên lành bỗng nước ngầm trào lên dữ dội, làm ngập úng một diện tích gần 200ha trong thời gian gần nửa năm. Những biểu hiện địa động lực trên cho thấy vùng đất Tây Nguyên vẫn đang cựa quậy.


Hoa An (thực hiện)
http://bee.net.vn/channel/3724/201011/du-an-bauxite-chua-tinh-den-nut-dat-lu-bun-da-1776167/
 

Hồ Kiều Oanh

Mầm xanh
Tham gia
3/11/10
Bài viết
15
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thực ra đã có quá nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này rồi, mình không muốn bàn luận thêm nữa vì tất cả các Thầy trong khoa mình đều phản đối kịch liệt, những ai quan tâm đến vấn đề này trên các trang thời sự đều hiểu, đến giờ phút này chúng ta có phản đối hay thế nào đi nữa cũng không thể giải quyết được điều gì, mọi bằng chứng - kể cả những con số chi tiết nhất đều chỉ ra bất lợi. Bàn cãi chỉ thêm buồn...
 

kakatalaka

Mầm xanh
Tham gia
18/8/10
Bài viết
20
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
chán thật, ngày xưa cách mạng cũng từ Tây Nguyên. Ai cũng biết Tây Nguyên là quan trọng thế nào. Vậy mà bây giờ lại để nước ngoài vào đây khai thác. Có ai dám chắc, sau khi hoàn thành dự án, lực lượng ở đây sẽ rút hết về? Các thầy của mình cũng nói, lý thuyết và thực tế khác xa nhau, k gì có thể bảo đảm là k gây ô nhiễm môi trường... ảm đạm
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,830
Bài viết
42,123
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua