Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Bể keo tụ tạo bông đặt trước hay sau bể sinh học

vanhoanhmt

Mầm xanh
Tham gia
26/4/12
Bài viết
7
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hiện mình đang làm đồ án với các thông số đầu vào như sau:
- SS: 500
- COD: 600
- BOD: 400
- Màu: 350

Sơ đồ dây chuyền: SCR -> BLC -> Lắng 1 -> keo tụ tạo bông -> lắng hóa lý -> bể sinh học -> lắng 2 -> tiếp xúc

Theo các bạn bể keo tụ tạo bông nên đặt trước hay sau bể sinh học? MOng mọi người cùng thảo luận
 

mr_bin

Mầm xanh
Tham gia
18/5/12
Bài viết
10
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nước thải có màu cao, dùng keo tụ tạo bông là ok rồi.
Thường thì các quá trình xử lý hóa lý được đặt trước xử lý sinh học.
Nếu như việc sử dụng chất keo tụ làm cho nước thải có pH xuống thấp (nếu dùng phèn, pH bắt đầu thấp hơn 6 khi nồng độ phèn >300mg/l) thì khi lắng bạn có thể dùng sữa vôi để điều chỉnh pH trước khi xử lý sinh học.
 

vanhoanhmt

Mầm xanh
Tham gia
26/4/12
Bài viết
7
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nước thải có màu cao, dùng keo tụ tạo bông là ok rồi.
Thường thì các quá trình xử lý hóa lý được đặt trước xử lý sinh học.
Nếu như việc sử dụng chất keo tụ làm cho nước thải có pH xuống thấp (nếu dùng phèn, pH bắt đầu thấp hơn 6 khi nồng độ phèn >300mg/l) thì khi lắng bạn có thể dùng sữa vôi để điều chỉnh pH trước khi xử lý sinh học.

Như vậy thì lượng bùn độc hại sinh ra nhiểu lắm. Còn cách nào để giảm ko ta? Mình dùng bể keo tụ tạo bông với mục đích khử độ màu và giảm bớt SS trước khi vào sinh học( ss sau lắng 1 là 250 mg/l)

À, còn COD và BOD sau khi qua bể keo tụ tạo bông có giảm được không ta?
 

mr_bin

Mầm xanh
Tham gia
18/5/12
Bài viết
10
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
COD sau keo tụ giảm mạnh (vì chất tạo màu chính là những chất có khả năng bị oxi hóa hóa học). Ví dụ như tình huống xử lý nước thải dệt nhuộm, hiệu quả xử lý màu đạt khoảng 90% thì xử lý COD cũng đạt 80% (kết quả thí nghiệm chuyên đề của mình).
Còn về vấn đề bùn thải: hiển nhiên sử dụng phương pháp hóa lý là phải chấp nhận sinh ra chất ô nhiễm thứ cấp. Cái quan trọng là bạn phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.
Độ màu đầu vào của bạn là 350 là tương đối thấp, theo mình dùng keo tụ không hiệu quả về mặt kinh tế. Có thể sử dụng tháp hấp phụ sau khi xử lý sinh học để đảm bảo độ màu đạt tiêu chuẩn. Mình đã làm thí nghiệm với độ màu 3500 (Pt-Co), dùng keo tụ xử lý thì còn cỡ 250; sau đấy phải dùng hấp phụ bằng GAC thì mới đạt tiêu chuẩn.
 

van232

Hạt giống tốt
Tham gia
9/3/17
Bài viết
2
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
COD sau keo tụ giảm mạnh (vì chất tạo màu chính là những chất có khả năng bị oxi hóa hóa học). Ví dụ như tình huống xử lý nước thải dệt nhuộm, hiệu quả xử lý màu đạt khoảng 90% thì xử lý COD cũng đạt 80% (kết quả thí nghiệm chuyên đề của mình).
Còn về vấn đề bùn thải: hiển nhiên sử dụng phương pháp hóa lý là phải chấp nhận sinh ra chất ô nhiễm thứ cấp. Cái quan trọng là bạn phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.
Độ màu đầu vào của bạn là 350 là tương đối thấp, theo mình dùng keo tụ không hiệu quả về mặt kinh tế. Có thể sử dụng tháp hấp phụ sau khi xử lý sinh học để đảm bảo độ màu đạt tiêu chuẩn. Mình đã làm thí nghiệm với độ màu 3500 (Pt-Co), dùng keo tụ xử lý thì còn cỡ 250; sau đấy phải dùng hấp phụ bằng GAC thì mới đạt tiêu chuẩn.
cho e hỏi, hiệu suất xử lý độ màu của bể keo tụ tạo bông là bao nhiêu phần trăm ạ?, và có tài liệu về hiệu quả xử lý độ màu của bể cho e xin luôn ạ?
nguyenvi6896@gmail.com
em cảm ơn!!
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua