meobeobu2001
Cây công nghiệp
- Tham gia
- 5/10/07
- Bài viết
- 195
- Cảm xúc
- 2
Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Pennsylvania (Mỹ), do TS Bruce Logan phụ trách, vừa tạo ra một loại thiết bị đặc biệt có khả năng tạo nguồn điện từ nước thải sinh hoạt, vốn thường chứa rất nhiều chất hữu cơ. TS Bruce Logan cho biết, ý tưởng chế tạo thiết bị nêu trên nảy sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ sinh hoạt của một loại vi khuẩn có trong nước thải.
Vi khuẩn này có khả năng ăn tất cả mọi thứ, trong chất thải và chuyển hóa chúng thành carbon dioxide. Như vậy, trong lúc ôxy hóa nguồn “thức ăn” của mình, các vi khuẩn sẽ giải phóng electron từ chất hữu cơ. Một khi kiểm soát được nguồn electron này, các nhà khoa học có thể tạo được dòng điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Mẫu thiết bị của nhóm Bruce Logan bao gồm một ống nhựa rộng 6,5cm, dài khoảng 15cm.
Có 8 thỏi graphit chạy dọc theo ống, có chức năng như những điện cực âm. Điện cực dương là một thỏi nằm ở chính giữa, làm bằng nhựa, carbon và platinum. Khi nước thải được bơm qua buồng, vi khuẩn bám vào các thỏi graphit và chuyển electron vào những thỏi này khi chúng ăn chất hữu cơ. Electron đi theo dây dẫn vào thỏi platinum, hoàn tất một mạch điện. Theo tính toán, nếu diện tích bề mặt của các thỏi graphit càng rộng, nguồn điện tạo được càng lớn. Cho đến nay, bằng phương pháp này, nhóm nghiên cứu Bruce Logan đã lấy được 150 miliwatt trên mỗi mét vuông diện tích graphit.
:clapping: :whistling: :3316978: udency:
http://www.sggp.org.vn/trithuccongnghe/2007/4/96615/
Vi khuẩn này có khả năng ăn tất cả mọi thứ, trong chất thải và chuyển hóa chúng thành carbon dioxide. Như vậy, trong lúc ôxy hóa nguồn “thức ăn” của mình, các vi khuẩn sẽ giải phóng electron từ chất hữu cơ. Một khi kiểm soát được nguồn electron này, các nhà khoa học có thể tạo được dòng điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Mẫu thiết bị của nhóm Bruce Logan bao gồm một ống nhựa rộng 6,5cm, dài khoảng 15cm.
Có 8 thỏi graphit chạy dọc theo ống, có chức năng như những điện cực âm. Điện cực dương là một thỏi nằm ở chính giữa, làm bằng nhựa, carbon và platinum. Khi nước thải được bơm qua buồng, vi khuẩn bám vào các thỏi graphit và chuyển electron vào những thỏi này khi chúng ăn chất hữu cơ. Electron đi theo dây dẫn vào thỏi platinum, hoàn tất một mạch điện. Theo tính toán, nếu diện tích bề mặt của các thỏi graphit càng rộng, nguồn điện tạo được càng lớn. Cho đến nay, bằng phương pháp này, nhóm nghiên cứu Bruce Logan đã lấy được 150 miliwatt trên mỗi mét vuông diện tích graphit.
:clapping: :whistling: :3316978: udency:
http://www.sggp.org.vn/trithuccongnghe/2007/4/96615/