Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Các “thị trưởng” bàn về rác đô thị

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các “thị trưởng” bàn về rác đô thị
SGGP:: Cập nhật ngày 17/05/2007 lúc 23:12'(GMT+7)

Một hội nghị quốc tế về quản lý môi trường đô thị vừa được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia quy hoạch và môi trường đô thị, lãnh đạo địa phương và “thị trưởng” đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố phía Bắc…

Vẫn... NIMBY!

Tại hội nghị, vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR) được coi là một trong những bức xúc lớn nhất. PGS-TS Vũ Thị Vinh, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam cho biết, diện tích dành cho chôn lấp CTR tại các đô thị của nước ta hiện nay rất thấp so với yêu cầu, có trường hợp thấp hơn hàng chục lần. Việc tìm kiếm để xây dựng khu chôn lấp, xử lý rác thải luôn vấp phải những khó khăn cực kỳ lớn do tâm lý… “NIMBY”! Đó là từ viết tắt của “Not In My Backyard – không phải trong sân sau nhà tôi”. Một thành ngữ quen thuộc mà các nhà môi trường quốc tế sử dụng để diễn tả tâm lý “miễn sao đẩy rác ra khỏi địa giới hành chính của mình”, gây nên mâu thuẫn khá gay gắt giữa các địa phương, thậm chí các quận, huyện trong cùng tỉnh thành.

Một phần cũng vì tâm lý này mà rất nhiều đô thị ở Việt Nam không dành đủ diện tích đất cho công tác chôn lấp CTR. Với trên 100.000 dân, thị xã Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) cần khoảng 10ha cho xử lý CTR, song thực tế mới chỉ có 0,41ha. Trong khi đó, lượng CTR phát sinh có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt tại các đô thị: Bình quân lượng chất thải sinh hoạt của mỗi người dân đô thị là 0,7 – 1,2kg/người/ngày (ở nông thôn, con số này là 0,3 - 0,4 kg/người/ngày). Các đô thị mới chỉ thu gom được khoảng 60% – 70% lượng chất thải; đa số bãi chôn lấp CTR chưa đạt tiêu chuẩn môi trường và sắp hết thời gian khai thác.

Nguyên tắc hàng đầu: người gây ô nhiễm phải trả tiền

Nâng cao trách nhiệm của cả cộng đồng luôn được coi là “chìa khóa vàng” trong công tác bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, tại các đô thị Việt Nam, việc thu các loại phí môi trường hết sức chật vật. Chủ tịch UBND thành phố Lạng Sơn cho biết, người dân ở đây mới chỉ đóng góp khoảng 1/7 tổng chi phí để thu gom và xử lý rác thải. Ở một số nước phát triển (Đan Mạch, Đức…), phương án tính chi phí thu gom, xử lý CTR vào hóa đơn tiền điện tỏ ra rất hiệu quả, song trong điều kiện hiện nay Việt Nam lại chưa thể áp dụng mô hình này. Thu phí xử lý nước thải là một công tác trọng tâm của ngành môi trường trong nhiều năm qua, bước đầu đạt kết quả khá, song tính ra vẫn còn rất xa mới đáp ứng được chi phí thực tế: kinh phí xử lý 1m³ nước thải trung bình từ 4.000 – 8.000 đồng, trong khi thu phí nước thải mới ở mức 250 – 300 đồng/m³.

“Tài chính là vấn đề rất quan trọng – như đã phân tích. Nhưng dĩ nhiên vai trò của cộng đồng trong lĩnh vực này không chỉ là đóng góp tài chính theo nguyên tắc ai gây ô nhiễm phải trả tiền tương xứng, mà còn ở chỗ hạn chế phát sinh ô nhiễm ngay từ nguồn. Đơn cử như phân loại rác ngay từ nguồn là việc hoàn toàn có thể làm được và làm hiệu quả”, bà Vũ Thị Vinh nhận định. Tất nhiên, bên cạnh đó, cũng như đa số các lĩnh vực khác, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan là yêu cầu không thể thiếu.

 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua