Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Căn cứ xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vụ bể bờ bao hồ chứa nước thải của công ty San Miguel Pure Foods VN: Gây thiệt hại bao nhiêu?

TT - UBND TP.HCM vừa giao các cơ quan chức năng tính toán thiệt hại do sự cố bể bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN. Nhưng thiệt hại bao nhiêu?

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=354746

Kiểm tra, xử lý nguồn nước sông Sài Gòn tại Nhà máy nước Tân Hiệp ngay sau khi xảy ra sự cố bể bờ bao của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN - Ảnh: T.T.D.

UBND TP.HCM cũng đã giao trách nhiệm cho ba sở Tài nguyên - môi trường, Tư pháp, Tài chính xem xét việc yêu cầu Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN bồi thường cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sau sự cố vỡ bờ bao hôm 25-7 khiến 230.000m3 nước thải của công ty này đổ ra khu vực thượng nguồn sông Thị Tính thuộc xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Phát sinh nhiều chi phí

Dù cách trạm bơm Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM) hơn 6km về phía thượng nguồn nhưng qua quan trắc chất lượng nước trên sông Sài Gòn, tại khu vực này nước ô nhiễm nặng sau ngày vỡ bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty San Miguel Pure Foods (ngày 25-7). Tương tự, tại trạm bơm Hòa Phú - nơi lấy nước thô cho Nhà máy nước Tân Hiệp (Hóc Môn, TP.HCM) thuộc Sawaco - cũng bị ô nhiễm nặng. Điều này đặt nhà máy nước trong tình trạng “báo động đỏ” vì nếu nhà máy nước này có “mệnh hệ” gì sẽ ảnh hưởng đến đời sống dân sinh của hàng triệu hộ gia đình tại nhiều khu vực ở TP.HCM.

Trong tình huống như vậy, Nhà máy nước Tân Hiệp cho biết đã cho mở tối đa công suất các máy châm clo - một loại hóa chất khử trùng - để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý, cung cấp cho người dùng. Nhà máy cũng cho biết lượng hóa chất loại này trong những ngày “báo động đỏ” chất lượng nước nguồn thì phải sử dụng gấp đôi so với trước khi có sự cố vỡ hồ chứa nước thải của Công ty San Miguel Pure Foods.

Theo ông Bùi Thanh Giang - giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, khi xảy ra sự cố vỡ bờ bao của Công ty San Miguel Pure Foods, so với thời điểm bình thường, chỉ tính riêng lượng clo xử lý nước đã tăng 80-180kg/giờ. Như vậy, mỗi ngày đêm Nhà máy nước Tân Hiệp phải tăng thêm 2.400kg clo, tính ra tốn thêm hơn 26 triệu đồng/ngày. Việc tăng hóa chất clo xử lý nước liên tục trong một tuần nên số tiền mua hóa chất cũng tăng lên tương ứng, ở mức trên 184 triệu đồng.

Ông Nguyễn Trọng Thanh - giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - cho biết theo hợp đồng được ký kết, hằng năm hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn cho Nhà máy nước Tân Hiệp với khối lượng khoảng 140-180 triệu m3, lấy mức giá “hữu nghị” là 250 đồng/m3.

Trong khi đó, chỉ trong khoảng 10 ngày (từ 27-7 đến 6-8), hồ Dầu Tiếng đã xả 92,8 triệu m3 nhằm pha loãng và đẩy nguồn ô nhiễm nước sông Sài Gòn về hạ lưu, “cứu nguy” cho Nhà máy nước Tân Hiệp. Lượng nước này chiếm hơn một nửa lượng nước xả đẩy mặn hằng năm từ hồ Dầu Tiếng.
Ông Thanh cho biết “việc xả nước do phía Sawaco đề nghị không nằm trong hợp đồng nên sẽ tính toán chi phí này với Sawaco”. Nếu công ty thu phí việc xả nước này thì nhiều khả năng Sawaco phải chi trả hơn 23 tỉ đồng. Một cán bộ Sawaco cho rằng khoản tiền này là quá lớn. “Nếu bắt buộc phải chi trả thì chúng tôi sẽ kiến nghị UBND TP.HCM yêu cầu đơn vị gây ô nhiễm là Công ty TNHH San Miguel Pure Foods chịu trách nhiệm bồi thường” - vị cán bộ này nói.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=354724

Nhân viên điều hành hệ thống xử lý Nhà máy nước Tân Hiệp kiểm tra các bể chứa nước chiều 15-8 - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Đe dọa an sinh xã hội
Sawaco cho rằng những sự cố về môi trường tương tự như sự cố xảy ra tại Công ty San Miguel Pure Foods vừa qua đã gây hậu quả nghiêm trọng với mức độ lớn nhất từ trước đến nay, có thể vượt khả năng xử lý của các nhà máy nước. Điều này không chỉ gây ô nhiễm cho nguồn nước, thiệt hại về môi trường mà còn đe dọa đến an sinh xã hội ở các tỉnh, thành thuộc lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn.

Cũng theo Sawaco, nếu chất lượng nước sông Sài Gòn vẫn tiếp tục ô nhiễm, hàm lượng amonia và chất hữu cơ tiếp tục tăng cao, vượt quá khả năng xử lý của Nhà máy nước Tân Hiệp thì buộc phải giảm sản lượng nước hoặc ngừng sản xuất nước là điều khó tránh khỏi.

Ông Bùi Thanh Giang nói thêm: “Mặc dù các chỉ số ô nhiễm đã giảm nhưng điều đáng lo ngại nhất là tại khu vực đầu nguồn của trạm bơm Hòa Phú (lấy nước từ sông Sài Gòn đưa về Nhà máy Tân Hiệp xử lý) phía Bình Dương vẫn còn nhiều đơn vị chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Phía hạ lưu trạm bơm Hòa Phú cũng có nguồn xả thải ô nhiễm từ Khu công nghiệp Tân Quy ngày đêm vẫn chảy ra sông Sài Gòn”. Không chỉ “báo động đỏ” về chất lượng nguồn nước thô của Nhà máy nước Tân Hiệp như vừa qua, mà nguồn nước này còn bị nhiều nguồn ô nhiễm đe dọa.

Sawaco cho biết để khử amonia và chất hữu cơ gây ô nhiễm nặng trong nước sông Sài Gòn sau ngày đê bao hồ chứa nước thải bị vỡ, Nhà máy nước Tân Hiệp đã sử dụng một lượng hóa chất rất lớn, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Do vậy, Sawaco đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của TP.HCM phối hợp cùng tỉnh Bình Dương yêu cầu Công ty San Miguel Pure Foods có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Sawaco. Sawaco cũng cho biết Nhà máy nước Tân Hiệp sẽ tính toán chi phí gia tăng lượng hóa chất, chi phí xả nước hồ Dầu Tiếng để đẩy ô nhiễm và các chi phí gia tăng khác trong quá trình xử lý nguồn nước thô bị ô nhiễm từ sự cố vỡ hồ chứa nước thải của Công ty San Miguel Pure Foods.
Yêu cầu đền bù trên 154 triệu đồng tiền hóa chất

Trong khi đó, chiều 15-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thiền, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương, cho biết đã thống kê mức chi phí phải bỏ ra để xử lý nước ô nhiễm do vụ vỡ bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty San Miguel Pure Foods gây ra.

Theo đó, công ty này đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên - môi trường yêu cầu Công ty San Miguel Pure Foods bồi thường trên 154 triệu đồng. Đây là chi phí mà Nhà máy nước Thủ Dầu Một (Bình Dương) phải bỏ ra để tăng lượng hóa chất (25 triệu đồng) xử lý nước và tiền công, tiền xét nghiệm mẫu nước. Ông Thiền cho biết thêm: “Số tiền trên chưa kể phí xả nước pha loãng ô nhiễm từ hồ Dầu Tiếng. Mặc dù hiện nay chất lượng nước sông đã trở lại bình thường, nhưng đối với thực trạng chất lượng nước ô nhiễm ngấm xuống đất sẽ làm ảnh hưởng lâu dài”. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, nhiều hộ dân ở các xã Lai Hưng, An Điền, thị trấn Mỹ Phước cho biết vẫn chưa nhận được tiền đền bù thiệt hại và phía Công ty San Miguel Pure Foods cũng chưa có lời giải thích, xin lỗi nào với người dân.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định xử phạt và truy thu phí bảo vệ môi trường đối với Công ty San Miguel Pure Foods gần 1,3 tỉ đồng, trong đó xử phạt hành chính 106 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có các hình phạt bổ sung khác như: yêu cầu phía công ty kiên cố hóa hồ chứa nước thải, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, thường xuyên vận hành và xử lý đảm bảo chất lượng; buộc công ty phải tiến hành đền bù cho người dân bị ảnh hưởng...
Q.THANH - Q.KHẢI - A.THOA
GS.TS Lâm Minh Triết - viện trưởng Viện Nước và công nghệ môi trường (TP.HCM) - cho rằng những đơn vị gây ô nhiễm môi trường phải chi trả những hệ quả đã gây ra. Vấn đề là phải xác định thiệt hại cụ thể làm cơ sở bồi thường. Riêng vụ vỡ bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN chỉ xảy ra ở phạm vi hẹp dễ xác định thiệt hại hơn so với vụ “Vedan giết sông Thị Vải”. Hiện Viện Nước và công nghệ môi trường phối hợp với Trường đại học Bách khoa TP.HCM tổ chức nghiên cứu về mức độ, thực trạng cũng như những thiệt hại từ vụ vỡ bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN và sẽ có báo cáo trong vài ngày tới.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=331968&ChannelID=3
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

BQT trực tuyến

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua