Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Câu chuyện hùng biện

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Sau đây là những cấu chuyện hùng biện mà mình sưu tầm trên mạng:

hững chuyện được post sau đây được type lại từ quyển Thuật hùng biện. Mời mọi người cùng tham khảo.

Có một hôm A, B, C, và D thấy thùng cứu hoả chỉ chứa cát tới mức một nửa. Thế là họ bắt đầu cãi nhau:
A - Thùng này rỗng một nửa.
B - Thùng này chứa một nửa.
C - Thế thì có gì phải cãi nhau, thùng rỗngmột nửa chẳng phải cũng như là thùng chứa một nửa đó sao?
D - Không phải thế. Nếu xác lập đẳng thức: "thùng rỗng một nửa bằng thùng đựng một nửa" thì chúng ta có thể cùng nhân hai vế với 2. Thùng rỗng mộtnửa nhân 2 bằng hai thùng rỗng một nửa, và hai thùng rỗng một nửa bằng một thùng rỗng. Còn thùng chứa một nửa nhân với hai thì bằng hai thùng chứa một nửa, và hai thùng chứa một nửa bằng một thùng chứa đầy. Thế là, chẳng phải một thùng trống rỗng bằng một thùng đựng đầy đó sao?


Tại một cuộc tranh luận với chủ đề: "Thế nào là vẻ vang":
A - Ôi dào, vẻ với chẳng vang. Tôi cho rằng có tiền thì vẻ vang, không tiền thì đừng nói đến vẻ vang, thật đơn giản. Có tiền mới làm được việc, không tiền thì chẳng làm được gì cả. Cậu cứ vào quầy hàng mà mua đi, thiếu một xu thì đừng có mà mua. Mà vào rạp xem phim, thiếu một hào cũng đừng nghĩ đến chuyện vào làm gì.
B - Lí do cậu nêu ra không nói lên được có tiền thì vẻ vang, chỉ nói lên cái tác dụng của đồng tiền...
A - Tiền đương nhiên là có tác dụng rồi! Có tiền thì sai khiến được cả ma quỷ kéo cối xay!
B - Cái đó tớ không đồng ý! Trên thế giới làm gì có ma quỷ, vậy thì làm sao có thể nói tới việc sai ma quỷ kéo cối xay?
A - Ai bảo không có ma? Nếu không có ma thì sao xưa nay trong nước ngoài nước bao người nói về ma?
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hai mơ - luật sư lừng danh của Mĩ - một lần đã ra trước toà án để bảo vệ cho một công ti bảo hiểm trong một vụ án đòi bồi thường. Cụ thể như sau:
Nguyên cáo lên tiếng: "Cái vai của tôi bị máy nâng rơi xuống làm bị thương, đến nay cánh tay phải vẫn không nhấc lên được."
Hai mơ liền hỏi: "Ông hãy cho đoàn bồi thầm xem đi, cánh tay phải của ông giờ đây còn giơ cao đến đâu?"
Nguyên cáo từ từ nâng cánh tay lên ngang vai, và ra vẻ rất vất vả để chứng tỏ không thể lên cao được nữa.
"Thế thì trước khi bị thương ông giơ cao đến đâu?"
Hai mơ vừa nói dứt lời thì bất giá nguyên cáo đưa ngay tay lên cao quá đầu, khiến phòng xử án mọi người cười ầm cả lên.


Có một chàng trai đi bán rùa trong một cái chợ náo nhiệt nọ. "Rùa đây! Rùa đây! Ai mua rùa? Hạc sống ngàn năm, rùa sống vạn năm. Rùa sống một vạn năm, giá rất rẻ!"
Một ông trung niên nghe nói rùa sống được vạn năm, liền mua một con. Nhưng chẳng may, hôm sau rùa đã chết. Và ông ta liền chạy ra chợ tìm người bán rùa, bực tức nói:
"Này, thằng lừa đảo! Mày bảo rùa sống được vạn năm, sao tao mua về mới đêm qua đã chết?"
Chàng trai bán rùa cười ha hả, trả lời: "Thưa ông, như vậy thì xem ra đúng vào đêm qua rùa vừa tròn một vạn năm tuổi."
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Một hôm, vua Càn Long hỏi Kỉ Hiểu Lam: "Kỉ khanh, hai chữ trung hiếu giải thích thế nào?" Kỉ Hiểu Lam trả lời:"Vua bắt tôi chết, tôi không thể không chết là trung. Cha bắt con chết, con không thể không chết là hiếu".
Càn Long bèn nói: "Vậy thì được, trẫm muốn khanh chết bây giờ!"
"Thần lĩnh chỉ".
"Vậy khanh định chết cách nào?" Vua hỏi.
"Nhảy xuống sông".
Càn Long đương nhiên biết là Kỉ Hiểu Lam sẽ không đi trầm mình, và thế là lặng lẽ quan sát cách ứng biến. Lát sau, Kỉ Hiểu Lam quay về, đến trước Càn Long. Vua cười hỏi: "Kỉ khanh sao chưa chết?"
Kỉ Hiểu Lam trả lời: "Thần đến bờ sông, khi định nhảy xuống thì thấy Khuất Nguyên đi đến. Ông ta nói: "Hiểu Lam, ông làm cái việc sai to rồi! Tưởng chỉ có Sở Vương năm nào ngu muội, ta mới không thể không chết. Trước khi ông nhảy xuống sông, hãy về hỏi nhà vua có phải là hôn quân không. Nếu hoàng thượng không phải là hôn quân, thì ông không cần phải trầm mình. Nều hoàng thượng ngu muội như Sở Vương năm nao, ông hẵng tìm đến cái chết cũng không muộn!"
Càn Long nghe xong cả cười, luôn miệng khen: "Giỏi, thật là một cái lưỡi sắc sảo, không hổ danh là nhà hùng biện. Trẫm phục ngươi đấy!"


Án Tử (quan đại phu nước Tề thời Xuân Thu) đi sứ sang nước Sở, Vua Sở thấy Án Tử thấp bé liền châm chọc:
"Nước Tề lẽ nào không có người cao to tài cán? Sao lại phái con người bé nhỏ bất tài như ngươi đi xứ?"
Án Tử cười mà rằng: "Người cao to tài cán ở nước Tề nhiều vô kể. Thế nhưng, theo lệ ở nước tôi, cử loại người nào đi sứ nước nào là có quy định nghiêm ngặt. Người cao to tài giỏi thì cử đi sứ nước giàu mạnh. Người nhỏ bé bất tài thì phải đi sứ nước hèn kém. Án Anh tôi là người nhỏ bé bất tài bởi vậy bị phái đi sứ nước Sở".
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo Thuyết uyển của Lưu Hướng (khoảng năm 77 trước công nguyên - năm 6 trước công nguyên) thì thời xưa Nguỵ Văn hầu sai xá nhân (một chức quan) Vô Trạch mang biết Tề hầu một con thiên nga. Trên đường đi, do sơ ý, con thiên nga bay mất. Vô Trạch chỉ còn biết dâng lên Tề hầu cái lồng không. Và do đó đã trần tình như sau:
"Vua nước tôi sai tôi mang biếu đại vương con chim thiên nga. Giữa đường, thấy chim quá khát, tôi liền thà cho nó uống nước. Nào ngờ nó bay vút lên trời, không quay lại nữa. Tôi nghĩ là trên đời này, thiên nga thì thiếu gì, mua một con giống như vậy thế vào. Nhưng rồi lại thấy làm như vậy chẳng phải lừa dối đại vương hay sao? Tôi cũng đã từng nghĩ: Hay là rút kiếm tự sát cho xong. Nhưng như vậy há chẳng phải là làm cho người ta nghĩ rằng nhà vua coi trọng con chim hơn mạng người hay sao? Tôi cũng đã nghĩ: Thôi, chạy trốn đi cho rồi. Nhưng như vậy há chẳng phải và vì bản thân mình mà ảnh hưởng tới tình thân giữa hai ngước sao? Thật chẳng còn cách nào nữa, đành phải dâng lên đại vương cái lồng không , xin đại vương ban tội!"
Vô Trạch chỉ vài lởi mà Tề hầu lòng cảm thấy vui, bèn nói: "Ta đươc mấy lời khanh nói còn hơn nhiều cái con thiên nga kia". Và ban thưởng rất hậu cho Vô Trạch. Vô Trạch không nhận, vội cáo từ ngay.


Vào thời kì trung thế kỉ (của câhu Âu), một lần có một sứ giả trẻ tuổi người A-rập đi thăm một quốc gia châu Âu. Anh ta mang theo rất nhiều tặng phẩm và đã được tiếp đón long trọng. Quốc vương và hoàng hậu còn mở tiệc lớn chiêu đãi anh chàng nọ. Chẳng ngở, chính là bữa tiệc đó đã suýt làm mất mạng chàng trai. Bởi vì anh chàng trước mặt quốc vương mà lại dám lật lưng con cá rán, trong khi pháp luật nước này quy định không được quay lật mọi thứ trước mặt đức vua, ai vi phạm sẽ phải tội chết, khôg ngoại trừ vương công quốc khách tôn quý. Cũng my nhờ có các đại thần cầu xin mà nhà vua đã bớt cơn thịnh nộ, nhưng ngài vẫn tuyên bố là cần phải bảo vệ pháp luật, và nhà vua bảo với chàng trai nọ rằng cho phép anh ta có một lời cầu xin, lời cầu xin nào cũng đươc đáp ứng. Lúc này, chàng trai bình tĩnh nói:
"Tôi chỉ có một lời cầu xin là nếu ai nhìn thấy tôi lật lưng con cá rán, xin hãy móc đôi mắt của người đó!"
Quốc vương lặng người, nhưng rồi ngài là ngưởi đầu tiên gọi tên đức chúa Giê-su để thề rằng ngài không từng thấy sự việc này.
Tiếp đến là hoàng hậu, cũng thề với danh nghĩa đức bà Ma-ri-a.
Sau đó là các đại thần, họ cũng đua nhau thề thốt với danh nghĩa các thánh Pao-lô, Môi-dơ... Và thế là, mọi người đều khẳng định rằng chưa từng thấy chàng trai lật con cá rán!
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vào thời nhà Minh, Nam Xương Ninh Vương Chu Thần Hào tự thị là hoàng tộc, suốt ngày chỉ biết ăn chơi. Nhà vua cho ông ta một con hạc trắng, trên cổ treo tấm biển đồng mạ vàng có chữ "ngự tứ" (nghĩa là vua ban). Ông ta từ đó thường dắt con hạc này dạo phố. Có một hôm, con hạc tự mình chạy ra phố và bị chó cắn chết. Chu Thần Hào vô cùng tức tối: "Con hạc này vua ban cho ta, trên cổ có biển vàng "ngự tứ". Chó nhà sai dám khi quân phạm thượng, gớm thật!". Rồi lệnh cho gia nô trói chủ nhân con chó kia, giao cho tri phủ Nam Xương trị tội, bắt đền mạng.
Thời đó tri phủ Nam Xương là Chúc Hạn. Chúc từ lâu đã bất bình với thói lộng hành của phủ Ninh Vương, lần này nghe thấy quản gia phủ Ninh Vương đòi người dân phải đền mạng vì con hạc trắng, với tội danh là khi quân phạm thượng, thì vừa bực tức vừa buồn cười mà rằng: "Án này đã giao cho ta xử, vậy thì cứ theo phép công, xin hãy viết đơn kiện đi". Quản gia nén giận viết đơn dâng lên.
Chúc Hạn nhận đơn liền sai nha dịch đi bắt hung phạm. Quản gia vội nói: "Người thì đã bắt, hiện ở dưới kia!". Chúc Hạn giả đò kinh ngạc: "Trong đơn rõ ràng viết hung phạm là một con chó, bản phú hôm nay xử chó, ông bắt người đến làm gì?". Quản gia tức tối nói: "Con chó kia không nói tiếng người, sao lại có thể đưa ra toà để xét hỏi?". Chúc Hạn cười mà rằng: "Ông quản gia không nên giận, ta nghĩ chỉ cần đưa tờ đơn kiện đến trước mặt con chó, nó xem xong cúi đầu nhận tội thì cũng có thể định án được rồi". Quản gia dậm chân: "Ông là hôn quan, trên trời này con chó nào lại biết đọc hả?". Lúc này Chúc Hạn mới nghiêm giọng bác: "Chó đã không biết chữ thì làm sao hiểu được hai chữ "ngự tử" trên biển vàng? Mà đã không đọc được chữ trên cổ con hạc thì làm sao định được tội khi quân phạm thượng đây? Chó đã không khi quân phạm thượng, thì sao có thể bảo chủ nhân của nó là khi quân phạm thượng được. Chó là con thú không hiểu tình lí, cắn chết con hạc thì đó là việc của loài cầm thú. Sao lại liênluỵ đến người dân được?"
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Đời Thanh có một học giả là Kỉ Hiểu Lam, từ bé đã học tập chuyên cần. Cậu Kỉ thường ngày hay chạy ra quán sách để tìm đọc. Chủ quán thấy cậu chỉ xem mà không mua thì rất sốt ruột, nói:
"Này cậu, chúng tôi kiếm cơm bằng cách bán sách. Cậu muốn xem sao không mua về?"
Kỉ Hiểu Lam đối đáp: "Mua sách thì phải xem đã, không xem thì làm sao biết được quyển nào hay".
"Cậu đã xem bao nhiêu là sách mà không thấy có quyển nào hay sao?"
"Quán của ông sách hay thực ra không thiếu, thế nhưng tôi xem xong là thuộc ngay thì còn mua về làm gì nữa?"
Chủ quán đồ rằng cậu bé nói dóc, bèn tiện tay rút một quyển mà Kỉ vừa đọc xong, nói: "Nếu cậu quả đọc thuộc lòng được ngay trước mặt tôi bây giờ thì tôi cho không cậu đấy. Nếu không đọc thuộc lòng được thì từ nay đừng có đến mà xem chạc sách của tôi nữa!"
"Được, quân tử nhất ngôn!" Kỉ Hiểu Lam liền hai tay chắp sau lưng, ngửa mặt đọc thuộc lòng một hơi.
Ông chủ thấy vậy cả kinh, khen rằng cậu bé ngày sau sẽ làm nên, rồi liền tặng luôn cuốn sách cho cậu.


Ngày xưa có một viên quan huyện tàn ác. Những ai đến kiện mà không đút lót thì thể nào cũng bị đánh cho thừa sống thiếu chết. Nhưng ở vùng đó cũng lại có một nghệ nhân, ông ta soạn kịch: Không tiền thì đòi mạng. Hôm công diễn, viên quan cũng đi xem. Và vừa xem thấy kịch diễn trò về mình thì nổi giận bỏ về huyện đường ngay. Quan huyện lập tức sai nha dịch giải nghệ nhân đến thẩm vấn. Nghệ nhân nọ nghe quan truyền dẫn giải mình, liền mặc long bào, nghênh ngang bước đi. Viên quan vừa thấy nghệ nhân đến liền đập bàn quát:
"Thằng dân đen to gan, thấy quan sao không quỳ!"
Nghệ nhân chỉ vào long bào đang mặc, nói: "Ta là vua sao lại quỳ với ngươi!"
"Ngươi đang diễn kịch, rõ ràng là giả!"
"Ông đã biết đóng trò là giả, sao còn bắt tôi đến thẩm vấn?"
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua