leeahnjun
Cây công nghiệp
- Tham gia
- 29/8/19
- Bài viết
- 279
- Cảm xúc
- 200
Cây “Vải Tổ” cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Địa phương có số lượng cây cổ thụ nhiều nhất được công nhận Cây Di sản Việt Nam lần này là vùng địa đầu tổ quốc (tỉnh Hà Giang) với 85 cây Chè Shan tuyết ở huyện Hoàng Su Phì và 01 cây Đa ở huyện Mèo Vạc. Cụ thể là: 85 cây Chè Shan tuyết (có tuổi từ 100 đến 350 năm) ở các xã: Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán (huyện Hoàng Su Phì) và cây Đa sộp có chu vi thân 7,8m ở xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc).
Địa phương đứng thứ 2 trong danh sách có nhiều Cây Di sản sau đợt xét lần này là thành phố Hà Nội, với số lượng 06 cây và chủ yếu là ở huyện Sóc Sơn. Đó là 05 cây (Đa, Đại, Gạo, Muỗm, Sanh) có tuổi trên 100 năm, được trồng trong khuôn viên Đến Sóc xã Phù Linh và cây Đa tía của thôn Lương Châu, xã Tiên Dược.
Đáng chú ý là: trong số 3 cây cổ thụ của tỉnh Quảng Ninh được xét công nhận Cây Di sản Việt Nam lần này, ngoài cây Gạo hơn 300 năm, có cây Thị ở chùa Đống Phúc, xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên có tuổi gần 900 năm và cây Sanh (hơn 100 năm) trong khu vực đóng quân của Lữ đoàn 147 HQĐB, vùng I, quân chủng Hải Quân (Bộ Quốc phòng).
Tỉnh Cao Bằng có cây Mạy phát chu vi thân hơn 3 m ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, có tuổi hơn 200 năm cũng được Hội đồng nhất trí công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam, nhưng yêu cầu địa phương phải gửi lại tiêu bản lá, hoa để xác định đúng tên khoa học của cây.
Khu vực miền Trung chỉ có 02 cây của tỉnh Khánh Hòa được công nhân là Cây Di sản Việt Nam trong đợt xét lần này. Đó là cây Thị hơn 200 năm, chu vi thân 3,4m ở miếu Ấp Thạnh Nam, thôn Phước Trạch, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh; cây Thiên Tuế cao 12 m, chu vi thân 2,6m ở khu đô thị Mỹ Gia, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang.
Hàng trăm cây Chè Shan tuyết của bà con ở huyện Hoàng Su Phì và 06 cây Đa ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), cùng 02 cây Đa ở xã Tiên Dược (Sóc Sơn – Hà Nội) không được Hội đồng thông qua lần này, vì hồ sơ thể hiện chưa rõ ràng, chưa đạt tiêu chí công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Nếu như, tất cả 99 cây vừa được Hội đồng thông qua, đều được Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam thông qua, thì cả nước ta có 3.729 Cây Di sản Việt Nam.
Địa phương có số lượng cây cổ thụ nhiều nhất được công nhận Cây Di sản Việt Nam lần này là vùng địa đầu tổ quốc (tỉnh Hà Giang) với 85 cây Chè Shan tuyết ở huyện Hoàng Su Phì và 01 cây Đa ở huyện Mèo Vạc. Cụ thể là: 85 cây Chè Shan tuyết (có tuổi từ 100 đến 350 năm) ở các xã: Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán (huyện Hoàng Su Phì) và cây Đa sộp có chu vi thân 7,8m ở xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc).
Địa phương đứng thứ 2 trong danh sách có nhiều Cây Di sản sau đợt xét lần này là thành phố Hà Nội, với số lượng 06 cây và chủ yếu là ở huyện Sóc Sơn. Đó là 05 cây (Đa, Đại, Gạo, Muỗm, Sanh) có tuổi trên 100 năm, được trồng trong khuôn viên Đến Sóc xã Phù Linh và cây Đa tía của thôn Lương Châu, xã Tiên Dược.
Đáng chú ý là: trong số 3 cây cổ thụ của tỉnh Quảng Ninh được xét công nhận Cây Di sản Việt Nam lần này, ngoài cây Gạo hơn 300 năm, có cây Thị ở chùa Đống Phúc, xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên có tuổi gần 900 năm và cây Sanh (hơn 100 năm) trong khu vực đóng quân của Lữ đoàn 147 HQĐB, vùng I, quân chủng Hải Quân (Bộ Quốc phòng).
Tỉnh Cao Bằng có cây Mạy phát chu vi thân hơn 3 m ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, có tuổi hơn 200 năm cũng được Hội đồng nhất trí công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam, nhưng yêu cầu địa phương phải gửi lại tiêu bản lá, hoa để xác định đúng tên khoa học của cây.
Khu vực miền Trung chỉ có 02 cây của tỉnh Khánh Hòa được công nhân là Cây Di sản Việt Nam trong đợt xét lần này. Đó là cây Thị hơn 200 năm, chu vi thân 3,4m ở miếu Ấp Thạnh Nam, thôn Phước Trạch, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh; cây Thiên Tuế cao 12 m, chu vi thân 2,6m ở khu đô thị Mỹ Gia, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang.
Hàng trăm cây Chè Shan tuyết của bà con ở huyện Hoàng Su Phì và 06 cây Đa ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), cùng 02 cây Đa ở xã Tiên Dược (Sóc Sơn – Hà Nội) không được Hội đồng thông qua lần này, vì hồ sơ thể hiện chưa rõ ràng, chưa đạt tiêu chí công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Nếu như, tất cả 99 cây vừa được Hội đồng thông qua, đều được Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam thông qua, thì cả nước ta có 3.729 Cây Di sản Việt Nam.