Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Cháy tòa nhà cao tầng hoặc cháy chung cư

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cái gì cũng có khả năng xảy ra ? ĐÓ LÀ CHÁY
  • Có thể bạn đang làm việc ở tòa nhà cao tầng hoặc chung cư
  • Có thể hoặc có thể bạn vào đây lần đầu.
liệu bạn có khả năng thoát hiểm và bảo toàn tính mạng ?

Làm sao để thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy?
Hãy bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi điện cúp. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể...
 

Đính kèm

  • 2.jpg
    2.jpg
    12.8 KB · Lượt xem: 901
  • 3.jpg
    3.jpg
    11.8 KB · Lượt xem: 672
  • 4.jpg
    4.jpg
    19.9 KB · Lượt xem: 630
  • 5.jpg
    5.jpg
    17.4 KB · Lượt xem: 573
  • 1.jpg
    1.jpg
    6.9 KB · Lượt xem: 616
  • 6.jpg
    6.jpg
    9.6 KB · Lượt xem: 613
  • 7.jpg
    7.jpg
    13.4 KB · Lượt xem: 741
  • 8.jpg
    8.jpg
    13.9 KB · Lượt xem: 599
  • 9.jpg
    9.jpg
    10.7 KB · Lượt xem: 578
  • 10.jpg
    10.jpg
    9.5 KB · Lượt xem: 644

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ "bà hỏa" luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, để hạn chế thương vong, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM có hướng dẫn cụ thể sau:
chayno2-1351562889_500x0.jpg
chayno3-1351562889_500x0.jpg
Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên bạn cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể bạn đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần đưa mắt chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp bạn thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.
chayno4-1351562889_500x0.jpg
chayno6-1351562889_500x0.jpg
Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.
chayno5-1351562889_500x0.jpg
chayno7-1351562889_500x0.jpg
Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bạn kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
chayno8-1351562889_500x0.jpg
chayno99-1351562889_500x0.jpg
Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
chayno10-1351562889_500x0.jpg
chayno12-1351562889_500x0.jpg
Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.
chayno22-1351562890_500x0.jpg
Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.
chayno30-1351562890_500x0.jpg
chayno27-1351562890_500x0.jpg
Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.
chayno19-1351562890_500x0.jpg
chayno18-1351562890_500x0.jpg
Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.
chayno23-1351562890_500x0.jpg
chayno24-1351562890_500x0.jpg
chayno28-1351562890_500x0.jpg
chayno31-1351562890_500x0.jpg
Khi có thang, đệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, bạn mới nhảy xuống.
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột: (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vì dễ gây ngộ độc).
binhchuachay-1351562890_500x0.jpg
1. Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
2. Đối với bình xe đẩy:
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Chú ý khi dùng bình chữa cháy:
- Cần xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát
- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
Thi Ngoan
 

Đính kèm

  • 11.jpg
    11.jpg
    48 KB · Lượt xem: 570
  • 15.jpg
    15.jpg
    16.9 KB · Lượt xem: 751
  • 14.jpg
    14.jpg
    18.9 KB · Lượt xem: 535
  • 13.jpg
    13.jpg
    10.6 KB · Lượt xem: 556
  • 12.jpg
    12.jpg
    12.2 KB · Lượt xem: 552
  • 16.jpg
    16.jpg
    19.5 KB · Lượt xem: 568
  • 17.jpg
    17.jpg
    35 KB · Lượt xem: 558
  • 18.jpg
    18.jpg
    12.6 KB · Lượt xem: 584
  • 19.jpg
    19.jpg
    12.1 KB · Lượt xem: 551
  • 20.jpg
    20.jpg
    16.6 KB · Lượt xem: 620
Sửa lần cuối:

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Những kiến thức cần biết công tác phòng cháy và chữa cháy nhà cao tầng
(21/12/2010)


Cháy là một thảm hoạ đối với con người và tự nhiên, đứng hàng thứ 02 trong 04 quốc nạn “Thuỷ, hoả, đạo, tặc” gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.


Mỗi người đang làm việc, kinh doanh và sinh sống trong toà nhà cao tầng, tính chất hoạt động của toà nhà đa dạng gồm Trung tâm Thương mại, văn phòng, căn hộ, do vậy chúng ta phải hiểu:


* Đặc điểm cháy nhà cao tầng:


- Cháy thường kèm theo khói khí độc với nồng độ cao.


- Ngọn lửa dễ lan truyền theo các đường ống kỹ thuật sang ngang, xuống dưới, đặc biệt là lên cao.


- Ngọn lửa dễ phát sinh từ tầng hầm, tầng trệt, nơi để xe gắn máy, xe ô tô.


- Đám cháy phát triển mạnh khi có gió và khi ở vị trí cao của toà nhà.


- Cháy dẫn đến mất điện, gây khó khăn cho việc phun chất chữa cháy, thoát nạn, đặc biệt là các toà nhà không có hệ thống chiếu sáng sự cố.


- Việc tiếp cận và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy rất khó khăn và mất nhiều thời gian vì độ cao.


- Việc thoát nạn cũng nhiều thời gian hơn, đặc biệt với các nhà công trình công cộng, nơi mà đa số người bị nạn không thường xuyên lui tới nên không thông thuộc đường đi lối lại.


- Còn quá nhiều người còn coi thang máy là lối thoát nạn. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại với các lý do sau:


+ Khi có cháy thang máy sẽ tự động trở về tầng trệt mở cửa và ngưng hoạt động, nguồn điện sẽ bị ngắt, theo đó đèn chiếu sáng và hệ thống thông gió trong đó cũng ngưng làm việc.


+ Giếng thang máy trở thành ống dẫn khói, lửa khổng lồ, đôi khi bị kẹt trên hành trình về tầng trệt nên đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người trong thang máy.


+ Chúng ta thử hình dung: Cho dù thang máy có nguồn điện riêng, hành trình thang máy sẽ ra sao nếu đồng loạt các tầng đều gọi thang mà thang thì không được phép dừng ở tầng đang bị cháy, trong khi thang chở tối đa được 10-12 người/ chuyến.


* Từ những đặc điểm trên chúng ta phải có giải pháp thoát nạn khi ở nhà cao tầng, nhiều tầng:


- Khi bước chân vào ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng có thể đi bằng lối thang máy nhưng việc đầu tiên cần biết là phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn nằm ở đâu.Nên chú ý đến vị trí để các phương tiện chữa cháy bởi sử dụng chúng có thể tạo ra lối thoát nạn hoặc đôi khi các cuộn vòi chính là dây cứu nạn.


- Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất.


- Sử dụng phương tiện sẵn có để dập cháy.


* Nếu không được hãy:


- Đóng cửa phòng bị cháy lại.


- Tìm các lối thoát nạn sẵn có, theo đèn chỉ dẫn Exit-lối thoát hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến.


- Hoặc tìm lối thoát sang các phòng khác.


- Hãy sử dụng thang bộ hay lối thoát nạn để thoát nạn.


- Trên đường đi báo cho hàng xóm hay người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra. Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu Cottol nhúng ướt và trùm lên đầu mình.


- Nếu phòng có khói khum người di chuyển.


- Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở bằng cách đặt tay lên cửa.


- Khi mở lên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa tạt.


- Nếu nhiệt độ quá cao tuyệt đối không được mở.


- Nếu có khói lùa, dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.


* Nếu không có lối ra cửa chính hãy:


- Di chuyển ra ban công, cửa sổ.


- Từ cửa sổ, ban công hãy gọi to, dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu.


- Gọi điện thoại 114 cho PCCC hay người thân thông báo vị trí quí vị đang bị kẹt.


- Trong khi chờ đợi tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong nhà được trang bị từ trước như thang, dây để xuống.


- Đôi khi tấm rèm, ra trải giường xé dọc, quần áo buộc lại cũng là một sợi dây tốt. Chú ý cuốn nhiều vải, giẻ vào tay, mặc nhiều quần áo dài trước khi tụt.


* Tuyệt đối không: Nhảy xuống trừ khi có đệm.


* Để đảm bảo an toàn cho nhà cao tầng chúng ta phải có các biện pháp phòng cháy cho nhà cao tầng như sau:


- Tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn xây dựng, nhà cao tầng phải có đầy đủ hệ thống, thiết bị phương tiện PCCC, thoát nạn.


- Đề cao chế độ tự kiểm tra của người quản lý hay chủ ngôi nhà.


- Đề cao tính tự chủ trong công tác chữa cháy, lập và thực tập phương án, lực lượng, phương tiện tại chỗ là chính.


- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn PCCC nhà cao tầng cho người trong nhà, đặc biệt là những người thường xuyên có mặt ở đó.


- Hoàn thiện các giải pháp thoát nạn.


- Hoàn thiện các giải pháp chống cháy lan.


- Hoàn thiện hệ thống báo cháy, chữa cháy trong nhà.


- Khi có cháy phải nhanh chóng điện thoại báo cháy số 114 cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp (Người báo cháy phải báo rõ số nhà, tên cơ quan, tên đường, tên phường, tên quận).


Mong rằng, mỗi người trong các tòa nhà cao tầng sẽ có thêm những kiến thức về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ để tránh được những hậu quả khó lường do cháy nổ xảy ra./.


Nguồn tin: http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/

 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua