Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ Bình Phước

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------


Số: 220/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 27 tháng 01 năm 2016



QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước năm 2014;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1894/TTr-SCT ngày 30/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030”, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên đề án: Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030.

2. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Môi trường Tài Anh.

3. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Bình Phước:

4. Mục tiêu của đề án:

- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước; nghiên cứu, đánh giá các dòng thải, xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và xác định cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn.

- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030.

5. Các giải pháp và kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ:

5.1. Các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ:

a) Nhóm giải pháp tại các doanh nghiệp sản xuất phôi gỗ:

(Ghi chú các ký hiệu: QLNV - Quản lý nội vi; TDNL - Thay đổi nguyên liệu; KSQT - Kiểm soát quá trình; CTTB - Cải tiến thiết bị; TDCN - Thay đổi công nghệ; TSD - Tái sử dụng; SPP - Sản phẩm phụ)


7. Tổ chức thực hiện:

7.1. Sở Công Thương:

- Chủ trì, hướng dẫn triển khai áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp chế biến gỗ. Chủ trì thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn theo các quy định của Chính phủ và Bộ Công Thương.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương được quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04/11/2009.

+ Thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ trong quá trình thẩm định dự án, thi công xây dựng và quá trình hoạt động.

+ Hàng năm lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trình UBND tỉnh Quyết định các giải pháp xử lý.

+ Trình UBND tỉnh ra các Quyết định thực hiện chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong đó có các doanh nghiệp chế biến gỗ gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch.

- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ.

- Hướng dẫn, kiểm tra an toàn hóa chất đối với cơ sở sản xuất, sử dụng hóa chất trong các KCN/CCN đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ có sử dụng hóa chất.

- Lập các kế hoạch thực thi chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp theo đúng tiến độ và nội dung đã được UBND tỉnh phê duyệt.

7.2. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khoa học phục vụ công tác bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư chế biến gỗ theo thẩm quyền, không để công nghệ lạc hậu, công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ ô nhiễm môi trường triển khai vào các KCN/CCN, ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường và sản xuất sạch hơn;

- Tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh;

- Thẩm định công nghệ sản xuất phù hợp nhằm tạo điều kiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư sàng lọc các Dự án chế biến gỗ có công nghệ hiện đại, tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

7.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế, Sở Công Thương ban hành quy chế bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong KCN/CCN trước khi đơn vị đầu tư hạ tầng triển khai dự án.

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia.

- Phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn tại các KCN/CCN, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường và sản xuất sạch hơn gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách địa phương để báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

7.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Thẩm định các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về xử lý môi trường, các dự án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh.

- Tiếp nhận các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành nghề từng khu vực đã được UBND tỉnh phê duyệt.

7.5. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động thi công công trình, xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và thoát nước thải tại các doanh nghiệp.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về cấp, thoát nước gắn với bảo vệ môi trường.

7.6. Sở Tài chính:

- Tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh thông qua các hình thức Quỹ môi trường, sản xuất sạch hơn,...

- Tham gia xét duyệt các dự án đầu tư đổi mới công nghệ và cải thiện chất lượng, sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

- Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách cho Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp chế biến gỗ trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Bố trí nguồn ngân sách phục vụ cho công tác thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho cán bộ của đơn vị đầu mối (Sở Công Thương) tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn; hỗ trợ cho một số doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn trình diễn trên địa bàn tỉnh làm cơ sở triển khai cho các doanh nghiệp còn lại.

7.7. Sở Nông nghiệp và PTNT: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến các sản phẩm nông lâm sản.

7.8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường - Ban Quản lý các khu kinh tế - Sở Công Thương trong việc thanh kiểm tra định kỳ hàng năm công tác quản lý môi trường trong, ngoài doanh nghiệp để bảo vệ sức khỏe người lao động.

7.9. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến các kiến thức về bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn theo đề cương hoặc tài liệu của Sở Công Thương và Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.

7.10. Ban Quản lý Khu kinh tế:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo thẩm quyền trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp.

- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong các khu công nghiệp trước khi đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.

- Công khai các thông tin về môi trường và sản xuất sạch hơn trong các khu công nghiệp.

- Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho các doanh nghiệp ứng dụng sản xuất sạch hơn trong các khu công nghiệp về bảo vệ môi trường.

7.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Xác nhận hoặc ủy quyền xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án trên địa bàn theo thẩm quyền. Chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án theo thẩm quyền, đầu tư trên địa bàn trước khi đi vào hoạt động chính thức.

- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn hỗ trợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về môi trường, xử lý chất thải theo thẩm quyền.

- Tham gia phối hợp cùng với các sở, ngành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực môi trường ở địa phương;

- Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 2. Sau khi Đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030” được phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành; tổ chức thực hiện tốt Đề án theo các nội dung được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Ban quản lý khu kinh tế, Công an tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- TT Tin học - Công báo;
- LĐVP, Phòng: KTTH, KTN;
- Lưu: VT, (Quế- 19.1).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Trai



56c7ea5c2b852.jpg
 

Đính kèm

  • 220_QD-UBND.doc
    274 KB · Lượt xem: 353

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

BQT trực tuyến

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua