Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Chống ngập đô thị bằng cách tăng diện tích thấm nước

hoangtinh_vfu

Cây công nghiệp
Tham gia
24/11/09
Bài viết
127
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối phó với tình trạng ngập lụt trong thành phố, Việt Nam cần quy hoạch đô thị theo hướng tăng diện tích thấm nước, thay vì “bê tông hóa” như hiện nay – các chuyên gia về quy hoạch xây dựng cho biết trong hội thảo biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam ngày 14 và 15/9 ở Hà Nội.


Ngày càng có nhiều người sống ở khu đất thấp


Ông Hồ Phi Long, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, cho biết từ năm 2003 đến 2007, số lần ngập lụt ở TP Hồ Chí Minh tăng 300%. Mực nước ở tất cả các trạm thủy văn đều tăng trong đó trạm Phú An tăng 1,5 cm mỗi năm.

Một điều đáng chú ý là, trước năm 1995, mỗi năm TP Hồ Chí Minh chỉ có 10 đợt ngập nhưng từ năm 1995 trở về đây, thành phố gần 8 triệu dân này ngập 100 lần.


Hồ tích nước và không gian xanh sẽ giúp thấm nước mỗi khi mưa to (ảnh: Phạm Mạnh)

Ảnh hưởng chủ đạo của các tác động nhân tạo trên lưu vực như cơ chế xả lũ từ các hồ chứa, quá trình đô thị hóa và lấn chiếm khu vực trũng thấp ở ngoại thành có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những diễn biến bất thường và mực nước chung quanh khu vực TP Hồ Chí Minh.

“Nhiều khu vực lấn sông, lấn biển để phát triển đô thị trong khi nhiều vùng đô thị đã được phê duyệt nhưng chưa có biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu”, bà Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng, nói.

Theo ông Long, 10 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư hơn một tỷ dollar vào các dự án kiểm soát thủy triều nhưng chưa mang lại hiệu quả trước mắt cho việc giảm ngập. Và 10 năm tới, TP Hồ Chí Minh cần sáu tỷ dollar để hoàn chỉnh hệ thống thoát nước cho toàn thành phố.

Các điểm ngập lụt có xu hướng dịch chuyển từ trung tâm ra ngoại biên thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với mực nước tăng, trong 50 năm tới, 75% diện tích của TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập nếu mực nước tăng thêm nửa mét so với bây giờ.

“Ngày càng có nhiều người sống ở khu đất thấp nên họ rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Trong tương lai, TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng ra những khu đất thấp, như vậy chúng ta sẽ phải sống chung với nước”, ông Long nhấn mạnh.

Hồ điều tiết nước – một mục tiêu trúng hai đích



Ông Phi Long cho rằng TP Hồ Chí Minh sẽ phải xây hệ thống đê biển để ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng một số hồ điều hòa dự trữ nước trong trường hợp mưa lớn.

Hồ điều tiết nước không chỉ tích trữ nước mỗi khi mưa lớn mà còn tạo ra nguồn ẩm, làm giảm nhiệt độ trong thành phố.

Theo TS Michael Waibel, Đại học Hamburg, CHLB Đức, khi quy hoạch xây dựng đô thị, ta nên sử dụng biện pháp chống nóng thông qua kết cấu, kiến trúc để làm mát ngôi nhà như tạo hành lang thông gió ở các đô thị.


Vẫn theo ông Long, biến đổi khí hậu có thể làm mưa biến đổi rất nhiều, làm giảm khả năng vận hành các dự án thoát nước. TP Hồ Chí Minh cần có hệ thống cảnh báo sớm.

Chúng ta cũng cần phải dành từ 3% đến 5% diện tích đất cho xây dựng hệ thống điều tiết nước và không gian xanh.

“Đối với khu đô thị mới, TP có thể đưa ra quy định nhà đầu tư phải có trách nhiệm dành phần đất xây không gian xanh”, ông Long nói.

Còn đối với khu trung tâm và đã đô thị hóa, trong quá trình nâng cấp đô thị, TP có thể phối hợp với dân nâng số tầng từ 5 lên 10, thậm chí 15 tầng, như vậy sẽ dành được diện tích đất cho việc xây hồ tích nước và không gian xanh.

Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cần dành diện tích đất dọc theo bờ các con sông cho điều tiết nước. Trong quá trình nén đô thị, chúng ta dành khoảng không khu vực xanh vì khu vực này có thể thấm hút được nước.

Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cho đến nay có thể chưa phải là nguyên nhân duy nhất và chủ đạo khiến TP Hồ Chí Minh hay ngập lụt. Như vậy, trước mắt, để kiểm soát ngập lụt đô thị, TP Hồ Chí Minh nên chú ý đến nguyên nhân tại chỗ gây ra bởi tình trạng đô thị hóa.

Giải pháp bền vững cho vấn đề ngập lụt ở TP Hồ Chí Minh trước mắt và lâu dài cần phải được tiếp cận theo hướng tổng hợp giữa nhiều yếu tố như bảo vệ bằng giải pháp công trình, thích nghi với thiên nhiên và, thậm chí, rút lui.

Bà Lan nói nếu không có những chính sách, tích cực hành động, cách thức xây dựng, quy hoạch nhà cửa, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.


Phạm Mạnh
http://kinhtexahoi.vn/forum/showthread.php?t=558
 

toan_bt111

Mầm xanh
Tham gia
7/7/10
Bài viết
17
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua