leeahnjun
Cây công nghiệp
- Bài viết
- 279
- Nơi ở
- Tp Hồ Chí Minh
Chú trọng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường đối với các em học sinh, các trường đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường trong học đường, gắn liền với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ở Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (phường Tân An), giáo dục BVMT được cụ thể hóa qua các hoạt động như lồng ghép trong bài giảng môn tự nhiên và xã hội nội dung về môi trường tự nhiên, các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường cũng như cách BVMT, trong môn mỹ thuật cho học sinh vẽ tranh về môi trường; giảng giải về ý nghĩa và hướng dẫn học sinh chăm sóc những chậu cây xanh, bồn hoa ở xung quanh lớp, góp phần xây dựng môi trường học tập “không gian xanh”, hướng các em có ý thức hơn trong BVMT...
Sản phẩm do học sinh làm ra từ những tiết học như tranh vẽ, mô hình thủ công đều được trưng bày, trang trí trên tường lớp, hình thức này giúp các em nhớ lâu về những kiến thức BVMT đã học. Nhà trường còn trang bị 60 thùng đựng rác đặt bên ngoài 30 phòng học (mỗi phòng gồm 2 thùng, phân loại rác nhựa và rác giấy), 4 thùng lớn để ở các nơi khác nhau trong sân trường nhằm tạo thuận lợi cho các em trong việc làm vệ sinh trường, lớp, bỏ rác đúng nơi quy định và thực hành bài học phân loại, tái chế rác từ những hành động nhỏ, thiết thực. Không chỉ có ý thức BVMT, các em còn nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc vứt rác và phân loại rác đúng quy định.
Bên cạnh việc lồng ghép kiến thức BVMT trong các tiết học, các trường còn có nhiều hình thức khuyến khích học sinh tự tham gia, góp sức vào việc BVMT xung quanh.
Ở Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Tân Thành), để giữ được khuôn viên trường luôn xanh - sạch - đẹp, mỗi chiều thứ năm hằng tuần, học sinh đều thực hiện tổng vệ sinh, lau bàn ghế, nhặt rác, quét dọn phòng học, sân trường sạch sẽ. Các lớp được phân công luân phiên chăm sóc, tưới nước và làm sạch khu vực bồn hoa, cây cảnh. Nhà trường còn chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục BVMT cho các em thông qua các buổi sinh hoạt đầu giờ, đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa như tổ chức thi đua trang trí “Lớp học thân thiện”; tham gia kể chuyện, đọc sách, vẽ tranh chủ đề môi trường; tuyên truyền, hưởng ứng “chống rác thải nhựa” qua bản tin Măng non...
Theo cô Phạm Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng nhà trường, nhờ hình thức lồng ghép này, ý thức BVMT của học sinh đã tốt lên rất nhiều, không còn xả rác bừa bãi hay bẻ cành, ngắt lá cây xanh để đùa nghịch. Việc để các em học sinh thay phiên trực tiếp chăm sóc và bảo vệ khu vực bồn hoa, khuôn viên của lớp tạo cho các em cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn môi trường.
St
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường đối với các em học sinh, các trường đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường trong học đường, gắn liền với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ở Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (phường Tân An), giáo dục BVMT được cụ thể hóa qua các hoạt động như lồng ghép trong bài giảng môn tự nhiên và xã hội nội dung về môi trường tự nhiên, các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường cũng như cách BVMT, trong môn mỹ thuật cho học sinh vẽ tranh về môi trường; giảng giải về ý nghĩa và hướng dẫn học sinh chăm sóc những chậu cây xanh, bồn hoa ở xung quanh lớp, góp phần xây dựng môi trường học tập “không gian xanh”, hướng các em có ý thức hơn trong BVMT...
Sản phẩm do học sinh làm ra từ những tiết học như tranh vẽ, mô hình thủ công đều được trưng bày, trang trí trên tường lớp, hình thức này giúp các em nhớ lâu về những kiến thức BVMT đã học. Nhà trường còn trang bị 60 thùng đựng rác đặt bên ngoài 30 phòng học (mỗi phòng gồm 2 thùng, phân loại rác nhựa và rác giấy), 4 thùng lớn để ở các nơi khác nhau trong sân trường nhằm tạo thuận lợi cho các em trong việc làm vệ sinh trường, lớp, bỏ rác đúng nơi quy định và thực hành bài học phân loại, tái chế rác từ những hành động nhỏ, thiết thực. Không chỉ có ý thức BVMT, các em còn nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc vứt rác và phân loại rác đúng quy định.
Bên cạnh việc lồng ghép kiến thức BVMT trong các tiết học, các trường còn có nhiều hình thức khuyến khích học sinh tự tham gia, góp sức vào việc BVMT xung quanh.
Ở Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Tân Thành), để giữ được khuôn viên trường luôn xanh - sạch - đẹp, mỗi chiều thứ năm hằng tuần, học sinh đều thực hiện tổng vệ sinh, lau bàn ghế, nhặt rác, quét dọn phòng học, sân trường sạch sẽ. Các lớp được phân công luân phiên chăm sóc, tưới nước và làm sạch khu vực bồn hoa, cây cảnh. Nhà trường còn chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục BVMT cho các em thông qua các buổi sinh hoạt đầu giờ, đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa như tổ chức thi đua trang trí “Lớp học thân thiện”; tham gia kể chuyện, đọc sách, vẽ tranh chủ đề môi trường; tuyên truyền, hưởng ứng “chống rác thải nhựa” qua bản tin Măng non...
Theo cô Phạm Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng nhà trường, nhờ hình thức lồng ghép này, ý thức BVMT của học sinh đã tốt lên rất nhiều, không còn xả rác bừa bãi hay bẻ cành, ngắt lá cây xanh để đùa nghịch. Việc để các em học sinh thay phiên trực tiếp chăm sóc và bảo vệ khu vực bồn hoa, khuôn viên của lớp tạo cho các em cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn môi trường.
St