Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Chuột hoành hành, ai diệt?

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chuột hoành hành, ai diệt?
SGGP:: Cập nhật ngày 26/03/2007 lúc 22:12'(GMT+7)

Chưa bao giờ nạn chuột hoành hành ở TPHCM lại đáng sợ như hiện nay. Chuột giành thức ăn của người, cắn phá đồ đạc, cắn cả người và… đến mèo cũng sợ chuột!

Sống chung với chuột...

Người dân TP đang phải từng ngày phải đối phó với nạn chuột hoành hành. Với hệ thống cống rãnh, kênh rạch chằng chịt khắp TP, loài chuột liên tục phát triển, đe dọa cuộc sống của nhiều người. Khu vực cư trú lý tưởng của loài chuột là những nơi như bệnh viện, chợ, các cơ sở sản xuất thức ăn, nhà hàng, quán ăn… Cũng từ đây chuột sinh trưởng và phát tán đi khắp hang cùng, ngõ hẻm, đến từng gia đình. Thống kê của Viện Pasteur cho thấy, trong năm 2006, TPHCM đã có 1.725 trường hợp do chuột và khỉ cắn (chủ yếu là chuột), dẫn đầu trong 20 tỉnh, TP phía Nam.

Tỷ lệ người bị chuột cắn trong số các trường hợp phải chích ngừa tại Viện Pasteur chiếm đến 15%/ năm. Bà Nguyễn Thị Hằng - nhà ở ngay sau lưng Bệnh viện Chợ Rẫy than thở: “Chuột ở khu vực này nhiều không kể xiết. Nhà tôi có nuôi mèo nhưng nhiều bữa thấy tức cười, con mèo chạy đến rồi khựng lại, vì chuột quá to! Đồ đạc trong nhà liên tục bị chuột cắn phá nhưng chẳng làm gì được chúng”. Chuột bùng phát và không còn biết sợ người. Bác Lê Văn Sang (Tân Phú) kể: “Ai đời, tôi đang cho đứa cháu ngoại ăn, vừa ngoảnh coi ti vi thì bị chuột phóng vào “xơi” bát cháo trên tay…”.

Nhiều gia đình có hoa quả và thức ăn trên bàn thờ trong dịp tết vừa qua thường bị chuột nhấm. Cả những vật dụng không phải là thức ăn như tranh ảnh, giấy tờ, quần áo cũng là những món gặm nhấm khoái khẩu của loài chuột. Anh Nguyễn Minh Tú - cán bộ hồ sơ lưu trữ của ngành an ninh tâm sự, sợ nhất vẫn là chuột xuất hiện trong phòng lưu trữ, bởi vì chỉ cần ổ cứng máy tính có vấn đề vì bất cứ lý do gì đều có thể bị kỷ luật. Sống chung với chuột và bị chuột… cắn đó là thực tế đang diễn ra ở nhiều nơi. Chị Mỹ Giang khi nuôi người thân ở Khoa Tim mạch Bệnh viện Nguyễn Trãi đã bị chuột cắn vào tay, phải đi chích ngừa 3 mũi. Trường hợp khác, cháu bé 18 tháng tuổi, con của chị Diễm Quỳnh (Thủ Đức) cũng bị chuột cắn khi đang cầm thức ăn trên tay.

Xoay xở đối phó

Bức xúc trước nạn chuột sinh sôi ở TP, nhiều hộ gia đình đã xoay xở tìm cách đối phó. Phần lớn phương pháp trừ chuột được mọi người áp dụng phổ biến là keo và bẫy diệt chuột. Tuy nhiên, cách này chỉ bẫy được một vài bữa đầu. Bác Lê Quang- nhà ngay cạnh chợ Phạm Văn Hai nói: “Nhà tôi mua không biết bao nhiêu là keo diệt chuột nhưng tình hình cũng chẳng giảm tí nào. Cả khu phố cùng diệt chuột may ra mới hạn chế được chuột phát triển” Anh Ngô Thanh Hải, chung cư Hồ Văn Huê, Phú Nhuận, phòng chống chuột bằng cách rào lưới mắt cáo kín tất cả các cửa ra vào. Anh giải thích, ở đây không có chuột nhắt, chuột chù mà có chuột cống nên việc rào lưới khá hiệu quả.

Tuy nhiên cũng theo anh, ở trong một đô thị văn minh mà phải rào lưới kín hết nhà để phòng chuột, thì bít bùng quá, nhưng nếu làm bằng cửa kính thì nóng và… tốn nhiều tiền! Một số hộ gia đình khác diệt chuột bằng thuốc đơn liều. Phương pháp này khá hiệu quả nhưng lại ảnh hưởng đến con người và động vật nuôi. Chị Lê Dung, ở phường 9 quận Phú Nhuận, đã từng diệt chuột bằng phương pháp này nhưng sau đó 2 con mèo trong nhà chị lần lượt chết vì đã ăn phải chuột ngộ độc.

Đã đến lúc cần một phong trào diệt chuột sâu rộng trong cộng đồng. Ông Phạm Thịnh ở phường 13 quận Bình Thạnh, quá bức xúc nói: “Thời miền Bắc, phong trào 3 diệt rầm rộ, chuột không còn chỗ trú thân. Tôi ở đây 32 năm, chưa bao giờ nghe đến việc tuyên truyền hay phát động phong trào diệt chuột. Tại sao để phòng chống các loại dịch bệnh khác thì có chương trình quốc gia, trong khi tác hại của chuột rất nghiêm trọng nhưng chẳng ai quan tâm?”. Chúng tôi chuyển câu trả lời này đến cơ quan chức năng và đã có câu trả lời…

***

Bác sĩ Châu Hoàng Sơn.

Bác sĩ Châu Hoàng Sơn - Thư ký Dự án phòng chống bệnh dại của Bộ Y tế, bức xúc nói: “Mỗi một trường hợp bị chuột cắn, các bệnh nhân phải tiêm ngừa 5-8 mũi. Mỗi năm TPHCM có gần 2.000 trường hợp bị chuột, khỉ cắn phải đi tiêm ngừa nhưng mọi người chưa thật sự quan tâm đến điều này. Trong khi đó, chúng tôi không có kinh phí tuyên truyền mà chủ yếu tập huấn, kiểm tra giám sát các điểm tiêm ngừa bệnh dại cho các đối tượng khi đã bị các loại động vật máu nóng cắn…”.

Tại các chợ, nơi chuột sinh sôi mạnh nhưng công tác diệt chuột hầu như không được quan tâm. Một cán bộ trong Ban Quản lý chợ An Đông, nói: “Việc phòng chống chuột phá hoại tại chợ hầu hết do các hộ buôn bán tự phòng trừ. Từ trước đến nay, chợ chưa tổ chức đồng loạt việc diệt chuột, lâu lâu mới thấy vài cán bộ y tế dự phòng ghé thăm nhưng cũng chỉ chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm còn diệt chuột thì… chưa nghe nói”.

Bác sĩ Lý Lệ Thanh.

Phần lớn các bệnh viện lớn tại trung tâm TP, chuột sinh sôi, nảy nở theo hệ thống cống rãnh, các điểm chứa thức ăn thừa, rác thải, vệ sinh ở đây. Đối với những bệnh nhân không đủ tiền điều trị tại những khu dịch vụ và phải tá túc ở hành lang, chuột là nỗi ám ảnh đáng sợ. Thế nhưng, công tác phòng trừ chuột tại các nơi này hầu như không được các bệnh viện chú ý. Bác sĩ Lý Lệ Thanh- Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, nói: “Tại các trung tâm cấp cứu, phòng khám và điều trị bệnh nhân của bệnh viện hầu như rất ít chuột. Từ trước đến nay bệnh viện chúng tôi cũng rất ít khi chú ý đến diệt chuột, chỉ thực hiện khi những phong trào lớn của TP phát động…”.

Cảng Sài Gòn là đơn vị diệt chuột thường xuyên và có ý thức phòng tránh. Một cán bộ ở đây cho biết, Cảng Sài Gòn hợp đồng thường xuyên hàng tháng với đội Y tế dự phòng quận 4. Cách làm này đã loại trừ được tình trạng chuột cắn phá hàng hóa ở khu vực này.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ.

Để phòng chống “chú tí”, các hộ dân tự mua thuốc hoặc bẫy diệt chuột. Theo giải thích của bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP (TTYTDPTP), cách diệt chuột như các hộ gia đình vẫn làm như hiện nay là rất nguy hiểm. Bởi vì dùng thuốc đơn liều không có nguồn gốc. Cách làm này trừ được một số ít chuột nhưng ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng. Bác sĩ Thọ cho biết thêm, mỗi năm TTYTDPTP đều có các lớp tập huấn và triển khai chiến dịch diệt chuột trên toàn TP.

Tuy nhiên hiệu quả của phong trào diệt chuột vẫn chưa cao và nạn chuột vẫn hoành hành là do công tác tuyên truyền quá ít. Số liệu của TTYTDPTP cho thấy, trong chiến dịch diệt chuột rầm rộ của TP chỉ có 717 hộ gia đình trên tổng số 6 triệu dân tham gia! Về vấn nạn chuột hoành hành hiện nay, bác sĩ Thọ cho rằng, lượng chuột ở TP không tăng so với trước. Sắp tới, lượng chuột có tăng hay không thật khó mà kiểm chứng được. Đơn cử, chỉ một đợt diệt chuột trong tháng 6-2006, dự kiến diệt được 1.000 con với 994kg thuốc nhưng chỉ dùng mới 49% số thuốc… xác chuột gom được là 5.528 con tại 122 điểm. Cũng trong đợt diệt chuột này, xã Thạnh An – Cần Giờ đã đặt thuốc và thu gom được xác 4.073 con chuột!

Đã gần hết tháng 3 của năm 2007 nhưng kế hoạch “đối phó” với nạn chuột của TTYTDPTP vẫn chưa có. Theo Giám đốc TTYTDPTP Lê Thanh Hải: “Chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch đợt diệt chuột trên toàn TP và đây là kế hoạch được duyệt của năm 2006. Hiện chúng tôi đang chờ các quận, huyện báo cáo các điểm nóng về chuột để tổ chức thực hiện…” Phương pháp diệt chuột của TTYTDPTP vẫn là đặt thuốc đa liều STORM tại các điểm dự báo có nhiều chuột, thuốc ngấm chậm, tránh những nguy hiểm cho cộng đồng. Tuy nhiên, kế hoạch diệt chuột triển khai chậm, 2006 chuyển sang 2007 và kế hoạch năm 2007 lại trôi qua tiếp năm 2008, từng ấy thời gian đã tạo điều kiện cho loài chuột sinh sôi thêm nhiều chu kỳ là nỗi lo cho người dân TP. Câu hỏi ai diệt chuột và diệt như thế nào lại tiếp tục bỏ ngỏ…

 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua