Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm từ vật liệu composite tái chế

phuongthao123

Cây công nghiệp
Tham gia
17/7/17
Bài viết
208
Cảm xúc
11
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ngày 26/2, tại TPHCM đã diễn ra lễ ký kết chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm từ vật liệu composite tái chế giữa Minh Hưng Group Việt Nam với GFSI-MHE Manufacturing of Texas LLC (Liên doanh giữa Global Fiberglass Solutions Inc. (GFSI) Hoa Kỳ và Tập đoàn MHE Canada) - đây là liên doanh sở hữu công nghệ tái chế sợi thủy tinh đầu tiên trên thế giới hiện có trụ sở tại Texas, Hoa Kỳ.

Ông Davis Fischer - TGĐ MHGroup Canada, ông Lâm Đạo Hưng - CTHĐQT Minh Hưng Group Việt Nam, ông Don Lilly - TGĐTập đoàn GFSI Hoa Kỳ (từ trái qua) cùng ký kết ghi nhớ

Tại buổi lễ ký kết, Minh Hưng Group Việt Nam và GFSI-MHE Manufacturing of Texas LLC đã công bố Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị về việc chính thức cam kết hợp tác thực hiện dự án đầu tiên tại Châu Á - Dự án xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất các sản phẩm: palet, ván ép, khung cửa, gạch ngói, nắp cống, ống cống, tủ điện hay các sản phẩm thay thế vật cứng định hình như sắt, nhôm, thanh đỡ đường ray xe lửa.Nguyên liệu là vật liệu tái chế từ cánh quạt điện gió, vỏ máy bay, thân tàu thuyền, cano, vỏ lãi, bồn chứa hay tủ điện của ngành điện lực… Nhà máy được kỳ vọng sẽ mang về cho Việt Nam giải pháp công nghệ cao mới, hiện đại góp phần giải quyết vấn đề môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu rác thải và kiến tạo nên các sản phẩm mới, chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Chi phí đầu tư nhà máy tại Việt Nam dự kiến là 50 triệu USD. Nhà máy dự định sẽ được xây dựng tại tỉnh Tiền Giang.

Theo biên bản ghi nhớ này, GFSI-MHE Manufacturing of Texas LLC sẽ cung cấp thông tin, công nghệ và thiết bị, MHGroup Canada cùng với tập đoàn Minh Hưng sẽ cung cấp chuyên gia về đầu tư và thương mại để thúc đẩy dự án này.


Ông Lâm Đạo Hưng, Chủ tịch HĐQT Minh Hưng Group bày tỏ hy vọng: “Mục tiêu chính của chúng tôi là tạo ra một hướng mới để ngăn chặn việc hình thành thêm các bãi chôn lấp chất thải gây hại môi trường. Cùng với đối tác liên doanh Global Fiberglass Solution Inc (GFSI), nhà máy sẽ tái sử dụng các rác thải composite sợi thủy tinh đã qua sử dụng thành một vật liệu gỗ dán và tấm thay thế được gọi là Ecopolypanel.”

Ông David Fischer – Giám đốc điều hành MHGroup Canada cho hay: Hiện nay các sản phẩm làm từ composite sợi thủy tinh hiện hữu khắp mọi nơi, từ máy bay, xe lửa, xe hơi, đến ngay cả các vật dụng trong gia đình. Trong khi, các phương pháp xử lý chất thải từ sợi thủy tinh hiện nay chủ yếu là nghiền hoặc đốt, sau đó đem chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, tốn kém chi phí và lãng phí tài nguyên. Với công nghệ tái chế sợi thủy tinh, phế phẩm sẽ được tái chế thành các sản phẩm mới như nắp cống, gạch xây dựng, pallets…với chi phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí tái chế truyền thống, và quan trọng là có thể tái chế nhiều lần.


Ông Davis Fischer - TGĐ MHGroup Canada, ông Lâm Đạo Hưng - CTHĐQT Minh Hưng Group Việt Nam, ông Don Lilly - TGĐTập đoàn GFSI Hoa Kỳ (từ trái qua) cùng thực hiện nghi thức ký kết

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng: Công nghệ tái chế sợi thủy tinh là một bước tiến mới về công nghệ trong ngành nhựa. Theo các chuyên gia, từ composite tái chế có thể làm ra những thanh định hình thay thế cho kim loại. Đặc biệt với nhiều đặc tính vượt trội như: chống cháy, chống thấm, độ bền lâu, chắc chắn, chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác phù hợp để thay thế các vật liệu trong ngành xây dựng với đa dạng các hình dạng và kích cỡ như: pallet, kệ để hàng, ngói, gạch…

Tại lễ ký kết Tiến sĩ Karl Englund, Giám đốc Công nghệ của GFSI cho biết thêm: Bước tiến của GFSI trong năm 2018 là hoạt động của hai nhà máy chế biến và sản xuất vật liệu, một ở Sweetwater, Texas và một ở Newton, Iowa. Các nhà máy này không chỉ xử lý chất thải sợi thủy tinh thành các loại sợi sản xuất, mà còn sử dụng những sợi này để sản xuất sản phẩm mới cho khách hàng của GFSI.

Với giải pháp tái chế chất thải cradle-to-cradle, nghĩa là tái chế xoay vòng - các sản phẩm tái chế có thể tiếp tục được tái chế lại một lần nữa. GFSI sẽ sản xuất hàng triệu sản phẩm công nghiệp có giá trị cao như tấm lợp xây dựng và pallet từ chất thải sợi thủy tinh. Và hơn cả con số sản xuất là khả năng từ công nghệ này, chúng ta có thể tạo ra đa dạng sản phẩm từ vật liệu composite tái chế.

Nhiều năm qua, GFSI đã cung cấp dịch vụ giải quyết rác thải chất liệu sợi thủy tinh của các công ty năng lượng gió tua bin, cụ thể là các cánh quay gió. GFSI đã tái sử dụng 100% cánh quạt. GFSI là công ty sản xuất và tái chế công nghiệp có trụ sở tại Bothell, Iowa, Hoa Kỳ. Đây là nhà cung cấp các dịch vụ tái chế chất thải công nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm ngành năng lượng gió, hàng không và sợi cacbon. Thành phẩm được GFSI tái chế và sản xuất là các sản phẩm bền vững, có thể tái chế được, đạt chất lượng cao và có nhiều ứng dụng hữu ích.


Sản phẩm nắp ống cống từ composite tái chế.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn của cả nước ước tính khoảng 28,5 triệu tấn/năm. Riêng đối với đô thị lớn như TPHCM, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày khoảng 8.700 tấn, chất thải rắn công nghiệp khoảng 1.500 - 2.000 tấn.

Phần lớn chất thải rắn thu gom được xử lý bằng biện pháp chôn lấp, nhưng nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, khí thải đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích đất lớn.

Hiện tại Việt Nam có khoảng 35 nhà máy xử lý chất thải rắn, công nghiệp tập trung tại các đô thị, vận hành với tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 7.500 tấn/ngày, nhưng nếu so sánh với mức độ gia tăng chất thải rắn đô thị hiện nay thì chưa thực sự hiệu quả.

NHẬT VIÊN - Nguồn ảnh: TC Nông thôn Việt
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua