Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Cơ Chế Phát Triển Sạch – Biện Pháp Hạn Chế

loyalluong

Mầm 2 lá
Tham gia
22/11/07
Bài viết
34
Cảm xúc
3
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) là một phương thức hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đã công nghiệp hoá. Nếu như vài thập kỷ gần đây, phương thức viện trợ phát triển chính thức (ODA) là phổ biến và được coi là một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang và kém phát triển, thì hiện nay trước vấn đề ô nhiễm môi trường đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, CDM trở thành một công cụ triển khai chính sách quốc gia về môi trường ở nhiều nước tham gia Nghị định thư Kyoto (1997). Vậy CDM thực chất là gì? Những lợi ích và hiệu quả của nó ra sao? Cấu trúc và quy trình triển khai một dự án CDM như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào những vấn đề này.

Nói một cách ngắn gọn, CDM là cơ chế hợp tác được xây dựng theo Nghị định thư Kyoto nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững thông qua sự đầu tư một cách thiện hữu với môi trường của chính phủ các nước công nghiệp hoá và các công ty/doanh nghiệp của các nước này (thậm chí cả các tổ chức của các nước đang phát triển khác, gọi là CDM đơn phương). Như vậy, mục tiêu cơ bản nhất của CDM là hướng tới phát triển bền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính phát thải định lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu. Nhìn lại lịch sử, Nghị định thư Kyoto là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đầu tiên ghi nhận nỗ lực chung của các quốc gia trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính toàn cầu bằng các cam kết ràng buộc cụ thể của từng quốc gia thành viên. Do đó, CDM ra đời trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất nhưng vẫn tăng cường hiệu quả cải thiện môi trường. Để đạt được điều này, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế gồm: Mua bán quyền phát thải quốc tế (IET), đồng thực hiện (JI) và CDM.
CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận được chứng chỉ dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận” (CER) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ… với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hoá sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hoá triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho loài người. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch… Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.
Về mặt tư cách chủ thể, để tham gia CDM, các nước phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản theo Nghị định thư Kyoto là phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, tự nguyện tham gia CDM và thành lập cơ quan quốc gia về CDM. Ngoài ra, các nước công nghiệp hoá phải thuộc danh sách các nước trong Phụ lục I và đáp ứng đủ một số điều kiện cụ thể theo Điều 3 của Nghị định thư Kyoto. Về phạm vi áp dụng, các dự án CDM thích hợp với các lĩnh vực chủ yếu sau: Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh, chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch, nông nghiệp và lâm nghiệp (thu hồi và hấp thụ khí phát thải), các quá trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính… Ở khía cạnh tài chính, theo quy định, các dự án CDM thành công được nhận CER nhưng cũng phải nộp một mức phí là 2% và được đưa vào một quỹ riêng (gọi là Quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát triển thích nghi với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một số khoản thu khác sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, dự án CDM tại các nước kém phát triển có thể không phải chịu mức phí Quỹ thích ứng và các chi phí quản lý.
Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế.
Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:

Quy trình dự án CDM

Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).
Về lợi ích quốc gia thu được từ các dự án CDM, các nước đang phát triển sẽ nhận được các nguồn tài chính cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ, nâng cao và bảo tồn hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất năng lượng theo hướng bền vững, xoá đói giảm nghèo, tăng cường phúc lợi xã hội và các lợi ích môi trường địa phương. Đối với các nước phát triển, lợi ích rõ rệt nhất là giảm chi phí tuân thủ Nghị định thư Kyoto bằng cách đầu tư dự án CDM tại các nước đang phát triển và được công nhận là đã thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.
Đối với Việt Nam, chúng ta chính thức gia nhập Nghị định thư Kyoto từ 25.9.2002. Tháng 3.2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thoả thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan quốc gia về CDM thuộc Văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu (bổ sung chức năng), trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, số dự án CDM được triển khai chưa nhiều, nhưng các kết quả thu được là thiết thực và có ý nghĩa, điển hình là Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ Dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%. Đồng thời, Dự án cũng góp phần phổ biến các công nghệ mới trong công nghiệp, đề xuất những thiết bị nâng cấp phù hợp. Hơn thế nữa, các loại khí phát thải nguy hại khác như SO2 và NOx cũng được giảm theo. Dự án thu gom khí ngoài khơi của mỏ dầu Rạng Đông (khai thác tại lô 15.2) đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai. Mục tiêu của Dự án là thu gom, thay vì đốt bỏ một lượng lớn khí đồng hành tại giàn khai thác, để đưa vào bờ sử dụng làm nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện chạy khí và khu công nghiệp. Hiện tại, Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trình Liên Hợp Quốc thẩm định.
 

Đính kèm

  • tap chi.rar
    160.8 KB · Lượt xem: 1,204

huukienkk

Mầm xanh
Tham gia
11/1/10
Bài viết
16
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,831
Bài viết
42,125
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua