Hiện nay, ở nước ta ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp có nguy cơ gia tăng. Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2000, hàng năm tổng chất thải rắn công nghiệp khoảng hơn 7750 ngàn tấn, tổng lượng nước thải hơn 1,1.199 m3. Chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt đang là mối lo của chính quyền nhiều địa phương và bộ ngành. Nguồn nước ngầm và nước mặt nội địa, ven biển nhiều vùng đang bị ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng và dầu mỏ... Bầu không khí nhiều đô thị cũng đang bị ô nhiễm bởi khói thải công nghiệp và việc sử dụng ngày một nhiều các phương tiện động cơ giao thông. Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh đều có mức độ ô nhiễm bụi, khí thải, phát tán nhiên liệu hóa chất vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư nguồn lực chất xám và tài chính vào hoạt động BVMT và nên coi đó là tiêu chí sống còn trong quá trình hội nhập sắp tới.
Đồng thời việc BVMT đang được đặt ra khẩn thiết hơn vì những sai lệch trong thái độ đối xử của chúng ta với môi trường đã bị tích lại sau nhiều năm. Mối quan tâm đến môi trường đã từng bị quên lãng, nhất là thời kỳ bao cấp. Đã có giai đoạn phát triển công nghiệp bằng mọi giá, đất nước bị tàn phá trong chiến tranh, việc khai thác tài nguyên một cách thiếu quy hoạch và tự phát... Những tín hiệu giá cả tài nguyên sai lệch do gò ép và điều tiết quá mức của Nhà nước đã dẫn đến sự lãng phí về phân bổ và sử dụng tài nguyên. Thực tế đã từng xảy ra việc phát triển công nghiệp nặng bằng mọi giá, sử dụng quá nhiều vốn và năng lượng, kỹ thuật lạc hậu tiêu tốn năng lượng và tiêu hao nguyên liệu. . . dẫn đến mỗi đơn vị sản phẩm tiêu tốn tài nguyên hơn và có thể gây ô nhiễm hơn. Cho đến nay tình trạng này vẫn chưa chấm dứt. . . . Lúc này lao động được xem là nguồn có giá trị thực, cho nên không hề coi trọng đúng mức việc phân bổ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. Một nguyên nhân nữa là do mức tăng dân số vẫn cao (2,07%/năm), tức là sau 35 năm nữa thì dân số tăng lên gấp đôi. Dự báo đến năm 2034, nếu vẫn giữ ở mức hiện nay thì dân số nước ta sẽ là 155 triệu người. Do đó Việt Nam sẽ là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới, chỉ đứng sau Băngladesh, ấn độ, Ruanđa và Burundi. Mặt khác, sản xuất nhiều cũng gây ô nhiễm nhiều. GDP của nước ta và các nước châu á, nếu tăng lên 2 lần thì mức độ ô nhiễm sẽ tăng lên 5 lần. Nếu không có những thay đổi về nhận thức và hành động mức độ ô nhiễm ở nước ta đến năm 2010 sẽ có thể gấp 4-5 lần mức độ ô nhiễm hiện nay. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm công nghiệp tác động tới sức khoẻ con người ước tính khoảng 0,3% GDP hiện nay, đến năm 2010 sẽ lên đến 12%.
Cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhiều phương tiện máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để khai thác nhiều và nhanh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi nhuận cao, nhưng nếu không quan tâm đến tái tạo và bảo vệ tài nguyên sẽ làm cho chúng ngày càng cạn kiệt. Chất thải công nghiệp làm hại môi trường ngày càng nhiều đến mức gần đây đã trở nên phổ biến trên thế giới tình trạng thương mại chất thải. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải tham gia tích cực BVMT.
Thập kỷ 90 trở về trước, nước ta đầu tư quá ít cho cơ sở hạ tầng và việc phục hồi tài nguyên cũng như BVMT. Ngân sách Nhà nước đã từng bao cấp (bù lỗ) cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước bất kể doanh nghiệp đó có gây ô nhiễm môi trường hay không. Cho đến nay nhiều doanh nghiệp quan niệm việc BVMT là của Nhà nước và xã hội, còn họ chỉ lo sản xuất và mưu cầu lợi nhuận. Lại có loại doanh nghiệp mà ban lãnh đạo cũng nhận thức được mối nguy hại của ô nhiễm môi trường, nhưng vì kế sinh nhai hoặc do thái độ vô trách nhiệm vẫn coi rằng cứ phát triển sản xuất cái đã, lo môi trường sau vì vấn đề chưa có gì nghiêm trọng cả. Về truyền thông còn thiếu nhiều biện pháp thông tin, giáo dục về sự cần thiết phải BVMT . . .
Nếu như sắp tới Nhà nước sử dụng giải pháp đánh thuế, thu phí môi trường đối với sản phẩm gây ô nhiễm thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh buộc phải tính toán cả chi phí ngoại sinh vào sản phẩm gây ô nhiễm, từ đó làm thay đổi hành vi hoặc giảm sản phẩm gây ô nhiễm hoặc tăng đầu tư để giảm ô nhiễm. Do vậy trước mắt có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính mà họ cần được hỗ trợ, nếu không nhiệm vụ BVMT vẫn chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn.
Mặt khác, thực tế cho thấy trong thời gian trước mắt, nhu cầu hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại buộc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa phải phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, lại vừa phải nỗ lực BVMT để phát triển thị trường. Quá trình hội nhập sẽ loại bỏ dần các hàng rào thuế quan, lúc đó các nước nhập khẩu hàng Việt Nam đã và sẽ đưa ra hàng rào môi trường để khống chế hàng nhập khẩu. Ví dụ, ngành dệt may nước ta, để xuất khẩu sang EU được 700 triệu USD /năm đã vô cùng vất vả vượt qua rào cản “nhãn sinh thái”. Theo đó, sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không được phép chứa những loại hoá chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) mà EU cấm. Hay trong việc thực hiện Công ước CITES mà Việt Nam tham gia, để bảo vệ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, ngành thuỷ sản không được khai thác những loài nằm trong Sách Đỏ nếu muốn thâm nhập thị trường EU và Mỹ. . . .
Ngoài việc đời sống sinh hoạt xã hội của con người thải loại nhiều chất có thể gây ô nhiễm, các doanh nghiệp sản xuất đều chứa đựng nguy cơ tiềm tàng của việc gây nên ô nhiễm môi trường. Do vậy việc BVMT đã trở thành nhiệm vụ cấp bách nói chung của toàn xã hội, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp nước ta.
Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta các công cụ tài chính đã được áp dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng công tác BVMT, nhưng vẫn còn một số tồn tại:
+ Việc sử dụng cũng như tuyên truyền về vai trò các công cụ tài chính để BVMT còn dừng ở mức khiêm tốn. Nguồn thu để BVMT có thể dồi dào nhưng vẫn chưa tổ chức được các loại thuế và phí một cách có hệ thống. Những đánh giá cần thiết về lĩnh vực này vẫn còn chưa đầy đủ. Lâu nay chúng ta vẫn còn coi nhẹ vấn đề đầu tư BVMT từ phía ngân sách Nhà nước. Luật BVMT và Nghị định 175/C.P (hướng dẫn thi hành Luật này) đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa có hướng dẫn chế độ tài chính thực hiện. Ngân sách Nhà nước có nhiều khoản chi cho môi trường, nhưng nằm rải rác ở nhiều khoản chi tiêu của các bộ ngành, địa phương và các chương trình Nhà nước khác nhau; còn lồng ghép trong chi hoạt động chung của khoa học, công nghệ và môi trường, quy mô thấp, có tăng nhưng chậm; các hoạt động khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra còn tiêu tốn nhiều tiền, lẽ ra có thể tốn ít hơn nếu tổ chức phòng ngừa khá hơn; chi ngân sách Nhà nước cho chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc cũng chỉ mới được tiến hành vào thập kỷ gần đây nhất. Chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai.
+ Các công cụ thuế và phí còn ở giai đoạn hình thành hệ thống hoặc còn lẻ tẻ phát huy tác dụng như thuế tài nguyên, thuế xăng dầu, phí cầu đường, vé vào cửa khu du lịch, tiền phạt vi phạm môi trường. Nguyên tắc ai gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) và được hưởng lợi phải trả tiền (BPP) chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, nguồn thu cho môi trường từ mở mang hoạt động du lịch chỉ dừng ở mức thí điểm, chưa đánh thuế tài nguyên nước... Pháp lệnh về phí và lệ phí chỉ mới được ban hành vào tháng 8/2001 và chưa đi vào cuộc sống một cách đầy đủ. Trong số 72 loại phí thì có khoảng hơn 16 loại phí liên quan đến công tác BVMT; trong số 42 loại lệ phí thì có khoảng hơn 10 lệ phí liên quan đến quản lý và BV MT. Tất cả cần được khẩn trương hướng dẫn thi hành.
+ Quỹ môi trường quốc gia vẫn còn chưa được hình thành. Các quỹ môi trường địa phương và ngành còn ít và hoạt động chưa đủ tích cực để đạt hiệu quả cần thiết. Trên thực tế vấn đề quỹ môi trường đã được đặt ra từ đầu những năm 90 nhưng đến nay mới có được quỹ môi trường thử nghiệm ở Hà Nội, ngành than, quỹ giảm thiểu ô nhiễm thành phố Hồ Chí Minh. Hỗ trợ quốc tế (viện trợ không hoàn lại, ODA...) cho BVMT còn phân tán, quản lý không thống nhất và quy mô nhỏ. Nợ nước ngoài của nước ta chưa có vận động hoán đổi một cách có hệ thống để trở thành nguồn vốn BVMT. Các doanh nghiệp chưa có và không có đủ điều kiện cũng như phương tiện tài chính cần thiết cho việc tự đánh giá tác động môi trường ở nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các công ty môi trường đô thị chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra.
Một số đề xuất khuyến nghị về cơ chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng BVMT.
Lưu ý bạn minh000:
1- Ghi rõ nguồn gốc bài viết
2- Không tách riêng bài viết, trừ trường hợp quá dài.
Đồng thời việc BVMT đang được đặt ra khẩn thiết hơn vì những sai lệch trong thái độ đối xử của chúng ta với môi trường đã bị tích lại sau nhiều năm. Mối quan tâm đến môi trường đã từng bị quên lãng, nhất là thời kỳ bao cấp. Đã có giai đoạn phát triển công nghiệp bằng mọi giá, đất nước bị tàn phá trong chiến tranh, việc khai thác tài nguyên một cách thiếu quy hoạch và tự phát... Những tín hiệu giá cả tài nguyên sai lệch do gò ép và điều tiết quá mức của Nhà nước đã dẫn đến sự lãng phí về phân bổ và sử dụng tài nguyên. Thực tế đã từng xảy ra việc phát triển công nghiệp nặng bằng mọi giá, sử dụng quá nhiều vốn và năng lượng, kỹ thuật lạc hậu tiêu tốn năng lượng và tiêu hao nguyên liệu. . . dẫn đến mỗi đơn vị sản phẩm tiêu tốn tài nguyên hơn và có thể gây ô nhiễm hơn. Cho đến nay tình trạng này vẫn chưa chấm dứt. . . . Lúc này lao động được xem là nguồn có giá trị thực, cho nên không hề coi trọng đúng mức việc phân bổ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. Một nguyên nhân nữa là do mức tăng dân số vẫn cao (2,07%/năm), tức là sau 35 năm nữa thì dân số tăng lên gấp đôi. Dự báo đến năm 2034, nếu vẫn giữ ở mức hiện nay thì dân số nước ta sẽ là 155 triệu người. Do đó Việt Nam sẽ là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới, chỉ đứng sau Băngladesh, ấn độ, Ruanđa và Burundi. Mặt khác, sản xuất nhiều cũng gây ô nhiễm nhiều. GDP của nước ta và các nước châu á, nếu tăng lên 2 lần thì mức độ ô nhiễm sẽ tăng lên 5 lần. Nếu không có những thay đổi về nhận thức và hành động mức độ ô nhiễm ở nước ta đến năm 2010 sẽ có thể gấp 4-5 lần mức độ ô nhiễm hiện nay. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm công nghiệp tác động tới sức khoẻ con người ước tính khoảng 0,3% GDP hiện nay, đến năm 2010 sẽ lên đến 12%.
Cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhiều phương tiện máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để khai thác nhiều và nhanh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi nhuận cao, nhưng nếu không quan tâm đến tái tạo và bảo vệ tài nguyên sẽ làm cho chúng ngày càng cạn kiệt. Chất thải công nghiệp làm hại môi trường ngày càng nhiều đến mức gần đây đã trở nên phổ biến trên thế giới tình trạng thương mại chất thải. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải tham gia tích cực BVMT.
Thập kỷ 90 trở về trước, nước ta đầu tư quá ít cho cơ sở hạ tầng và việc phục hồi tài nguyên cũng như BVMT. Ngân sách Nhà nước đã từng bao cấp (bù lỗ) cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước bất kể doanh nghiệp đó có gây ô nhiễm môi trường hay không. Cho đến nay nhiều doanh nghiệp quan niệm việc BVMT là của Nhà nước và xã hội, còn họ chỉ lo sản xuất và mưu cầu lợi nhuận. Lại có loại doanh nghiệp mà ban lãnh đạo cũng nhận thức được mối nguy hại của ô nhiễm môi trường, nhưng vì kế sinh nhai hoặc do thái độ vô trách nhiệm vẫn coi rằng cứ phát triển sản xuất cái đã, lo môi trường sau vì vấn đề chưa có gì nghiêm trọng cả. Về truyền thông còn thiếu nhiều biện pháp thông tin, giáo dục về sự cần thiết phải BVMT . . .
Nếu như sắp tới Nhà nước sử dụng giải pháp đánh thuế, thu phí môi trường đối với sản phẩm gây ô nhiễm thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh buộc phải tính toán cả chi phí ngoại sinh vào sản phẩm gây ô nhiễm, từ đó làm thay đổi hành vi hoặc giảm sản phẩm gây ô nhiễm hoặc tăng đầu tư để giảm ô nhiễm. Do vậy trước mắt có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính mà họ cần được hỗ trợ, nếu không nhiệm vụ BVMT vẫn chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn.
Mặt khác, thực tế cho thấy trong thời gian trước mắt, nhu cầu hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại buộc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa phải phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, lại vừa phải nỗ lực BVMT để phát triển thị trường. Quá trình hội nhập sẽ loại bỏ dần các hàng rào thuế quan, lúc đó các nước nhập khẩu hàng Việt Nam đã và sẽ đưa ra hàng rào môi trường để khống chế hàng nhập khẩu. Ví dụ, ngành dệt may nước ta, để xuất khẩu sang EU được 700 triệu USD /năm đã vô cùng vất vả vượt qua rào cản “nhãn sinh thái”. Theo đó, sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không được phép chứa những loại hoá chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) mà EU cấm. Hay trong việc thực hiện Công ước CITES mà Việt Nam tham gia, để bảo vệ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, ngành thuỷ sản không được khai thác những loài nằm trong Sách Đỏ nếu muốn thâm nhập thị trường EU và Mỹ. . . .
Ngoài việc đời sống sinh hoạt xã hội của con người thải loại nhiều chất có thể gây ô nhiễm, các doanh nghiệp sản xuất đều chứa đựng nguy cơ tiềm tàng của việc gây nên ô nhiễm môi trường. Do vậy việc BVMT đã trở thành nhiệm vụ cấp bách nói chung của toàn xã hội, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp nước ta.
Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta các công cụ tài chính đã được áp dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng công tác BVMT, nhưng vẫn còn một số tồn tại:
+ Việc sử dụng cũng như tuyên truyền về vai trò các công cụ tài chính để BVMT còn dừng ở mức khiêm tốn. Nguồn thu để BVMT có thể dồi dào nhưng vẫn chưa tổ chức được các loại thuế và phí một cách có hệ thống. Những đánh giá cần thiết về lĩnh vực này vẫn còn chưa đầy đủ. Lâu nay chúng ta vẫn còn coi nhẹ vấn đề đầu tư BVMT từ phía ngân sách Nhà nước. Luật BVMT và Nghị định 175/C.P (hướng dẫn thi hành Luật này) đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa có hướng dẫn chế độ tài chính thực hiện. Ngân sách Nhà nước có nhiều khoản chi cho môi trường, nhưng nằm rải rác ở nhiều khoản chi tiêu của các bộ ngành, địa phương và các chương trình Nhà nước khác nhau; còn lồng ghép trong chi hoạt động chung của khoa học, công nghệ và môi trường, quy mô thấp, có tăng nhưng chậm; các hoạt động khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra còn tiêu tốn nhiều tiền, lẽ ra có thể tốn ít hơn nếu tổ chức phòng ngừa khá hơn; chi ngân sách Nhà nước cho chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc cũng chỉ mới được tiến hành vào thập kỷ gần đây nhất. Chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai.
+ Các công cụ thuế và phí còn ở giai đoạn hình thành hệ thống hoặc còn lẻ tẻ phát huy tác dụng như thuế tài nguyên, thuế xăng dầu, phí cầu đường, vé vào cửa khu du lịch, tiền phạt vi phạm môi trường. Nguyên tắc ai gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) và được hưởng lợi phải trả tiền (BPP) chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, nguồn thu cho môi trường từ mở mang hoạt động du lịch chỉ dừng ở mức thí điểm, chưa đánh thuế tài nguyên nước... Pháp lệnh về phí và lệ phí chỉ mới được ban hành vào tháng 8/2001 và chưa đi vào cuộc sống một cách đầy đủ. Trong số 72 loại phí thì có khoảng hơn 16 loại phí liên quan đến công tác BVMT; trong số 42 loại lệ phí thì có khoảng hơn 10 lệ phí liên quan đến quản lý và BV MT. Tất cả cần được khẩn trương hướng dẫn thi hành.
+ Quỹ môi trường quốc gia vẫn còn chưa được hình thành. Các quỹ môi trường địa phương và ngành còn ít và hoạt động chưa đủ tích cực để đạt hiệu quả cần thiết. Trên thực tế vấn đề quỹ môi trường đã được đặt ra từ đầu những năm 90 nhưng đến nay mới có được quỹ môi trường thử nghiệm ở Hà Nội, ngành than, quỹ giảm thiểu ô nhiễm thành phố Hồ Chí Minh. Hỗ trợ quốc tế (viện trợ không hoàn lại, ODA...) cho BVMT còn phân tán, quản lý không thống nhất và quy mô nhỏ. Nợ nước ngoài của nước ta chưa có vận động hoán đổi một cách có hệ thống để trở thành nguồn vốn BVMT. Các doanh nghiệp chưa có và không có đủ điều kiện cũng như phương tiện tài chính cần thiết cho việc tự đánh giá tác động môi trường ở nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các công ty môi trường đô thị chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra.
Một số đề xuất khuyến nghị về cơ chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng BVMT.
Lưu ý bạn minh000:
1- Ghi rõ nguồn gốc bài viết
2- Không tách riêng bài viết, trừ trường hợp quá dài.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: