Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Công nghệ xử lý rác không cần phân loại

Tham gia
17/9/08
Bài viết
42
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Không cần phân loại rác từ nguồn, công nghệ xử lý rác bằng thủy lực và khí động vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, kỹ sư Trần Hùng Dũng, bộ môn máy và thiết bị hóa, Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa TPHCM, đã cho ra đời công nghệ xử lý và tái chế rác bằng thủy lực và khí động với ưu điểm là “trị” được rác mà không cần phân loại từ đầu nguồn – một việc rất lạ lẫm đối với người dân Việt Nam.


Công nghệ khép kín

Nhược điểm của việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là chiếm quỹ đất lớn, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường và không tận dụng được các nguồn lợi kinh tế to lớn từ việc tái chế rác.

Kỹ sư Trần Hùng Dũng cho biết với công nghệ phân loại rác bằng thủy lực và khí động, rác sẽ được phân loại thành rác hữu cơ (rau, thức ăn thừa...) và rác vô cơ (xà bần, kim loại...) để tiến hành tái chế. Theo giải thích của kỹ sư Dũng, ban đầu từng bịch rác sẽ được đưa vào băng chuyền cho đi qua bể thủy lực.

Rác hữu cơ sẽ nổi hoặc lơ lửng, còn rác vô cơ sẽ chìm xuống băng tải đi ra ngoài. Sau đó, rác vô cơ được phân loại từ tính để loại bỏ sắt, riêng thủy tinh phải thu dọn bằng tay, xà bần được tận dụng làm gạch blốc. Đối với rác hữu cơ, phần rau củ quả đem làm phân vi sinh, ni-lông và cao su tái chế thành dầu FO, còn vải vụn sẽ đem đốt chung với rác độc hại.

Phần nước thải, nước rửa rác được đưa về xử lý tập trung bằng công nghệ vi sinh, hóa lý và đưa vào nhà máy để sử dụng lại. Theo kỹ sư Dũng, ưu điểm của công nghệ này là hệ thống hoạt động liên tục và khí được tuần hoàn khép kín trong hệ thống, năng suất cao, ít ô nhiễm môi trường.

Nói thì đơn giản nhưng khi tiến hành thì cực kỳ phức tạp. Kỹ sư Dũng bộc bạch: “Tôi phải mất 3 tháng để tìm ra cách xé bịch rác mà không phải xé bằng tay và định lượng cho rác vào băng tải đều, chưa kể đến những khó khăn trong việc tính toán phương án chính xác nhằm phân ra từng loại rác riêng để tái chế”.

An toàn với môi trường

Kỹ sư Dũng cho biết công nghệ xử lý rác bằng thủy lực và khí động của ông đã được Công ty TNHH Minh Minh Phát (quận Gò Vấp - TPHCM) ứng dụng để tái chế rác. Để “chắc ăn” không sử dụng nhầm công nghệ dỏm, công ty này cũng đã mời Trung tâm Công nghệ môi trường – Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM) giám sát đo đạc hiện trạng môi trường tại nhà máy vào tháng 5-2009. Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ theo TCVN 5939-2005 đều đạt tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, việc ứng dụng công nghệ của kỹ sư Dũng còn đem lại lợi ích về kinh tế rất cao. Theo tính toán, chỉ cần đầu tư 2 tỉ đồng cho nhà máy xử lý rác có công suất 30 tấn rác/ngày, ba tháng sau, nhà đầu tư đã có thể hoàn vốn.

Với 30 tấn rác/ngày sẽ cho ra 10 tấn dầu FO, chỉ cần bán 9.000 đồng/lít dầu đốt thì mỗi ngày đã thu về 90 triệu đồng. Chi phí về điện sử dụng cho nhà máy cũng không cao, chỉ mất 187 đồng và tiêu hao 3 kg nhiên liệu cho 1 kg thành phẩm.

Kỹ sư Dũng hồ hởi khoe sắp tới sẽ có 5 đơn vị đầu tư dây chuyền công nghệ mới của ông, trong đó có khu xử lý tái chế rác Đà Nẵng (công suất 650 tấn rác/ngày), Công ty Cao su Kymdan xử lý nệm phế phẩm, Công ty Môi trường Việt Xanh xử lý cao su phế thải... Đặc biệt, công nghệ xử lý rác này sẽ mang lại siêu lợi nhuận khi tiến hành xử lý cao su, vỏ ruột xe, đế giày... vì tất cả sản phẩm này đều ra dầu FO.

Theo NLĐ
 
T

tran tam chitchit

Guest

magic06

Cây công nghiệp
Tham gia
8/12/07
Bài viết
326
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nhà máy Xử lý rác thải "mini" của Công ty TNHH môi trường Vũ Hà, xây dựng trên mặt bằng khá nhỏ hẹp (0,5ha) tại huyện An Lão, Hải Phòng chính thức đưa vào hoạt động từ đầu năm 2005 với công nghệ ướt.

Sau khi rác thải được tập kết về khu xử lý sẽ được đưa vào bể bơm nước. Tại đây, các dây chuyền thiết bị sẽ phân loại rác thải ở 3 trạng thái: rác chìm, rác nổi và rác lơ lửng. Từ 3 trạng thái này, đội ngũ công nhân sẽ trực tiếp phân loại rác.

Rác nổi phần lớn là các bao bì polime và các chất thải dạng celulose sẽ được phơi khô, tái chế. Rác lơ lửng chủ yếu là rác huyền phù, nhũ tương sẽ được sử dụng làm phân hữu cơ. Rác chìm chủ yếu là các chất vô cơ như: gạch, đá, cát… sẽ được vận chuyển để san lấp.

Nhà máy Xử lý rác “mini” này hoàn toàn không gây mùi cho khu vực xung quanh bởi hệ thống nước rửa được khép kín hoàn toàn và dùng hoá chất xử lý.

Để đánh giá cụ thể về tính hiệu quả của nhà máy này, ông Dương Anh Điền - Phó Chủ tịch UBND thành phố đã dẫn đầu một đoàn công tác đến nhà máy khảo sát trực tiếp toàn bộ quy trình từ thu gom, tập kết, xử lý bằng công nghệ ướt. Đoàn công tác đã ghi nhận được tính hiệu quả về bảo đảm giữ sạch cho môi trường. Đặc biệt, quy trình xử lý được thực hiện theo nguyên tắc rác đến đâu, xử lý hết đến đó.

Điều băn khoăn nhất là tính khả thi của dự án mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ (5 tấn/ngày). Việc phân loại rác và tận thu nguyên liệu sau xử lý phần lớn được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Tác nhân chính của quy trình xử lý sạch này là nguồn cung cấp nước với khối lượng tương đối lớn.

Nhiều ý kiến cho rằng, có thể công nghệ ướt chỉ hiệu quả đối với một khối lượng rác nhỏ và chỉ phục vụ cục bộ cho một địa bàn biệt lập, dân cư còn thưa thớt. Đối với khu vực nội thành Hải Phòng, từ 1.000 - 1.500 tấn rác thải mỗi ngày, liệu có thể nâng cấp mô hình này thành một nhà máy quy mô lớn để giải quyết?

Theo Phó Chủ tịch Dương Anh Điền, trước mắt, thành phố sẽ tiến hành giải quyết 1ha mặt bằng và tạo điều kiện kinh phí để Công ty TNHH môi trường Vũ Hà mở rộng nhà máy xử lý rác này. Sau đó, dựa trên kết quả thực tế, thành phố sẽ chỉ đạo xây dựng nhà máy xử lý rác bằng công nghệ ướt với quy mô lớn
Mình thấy quy trình công nghệ trên cũng giống như công nghệ này. Mọi người cho ý kiến xem nhé^V^
 

ktmvimaru

Cỏ 3 lá
Tham gia
9/4/09
Bài viết
48
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt

mình hoàn toàn đồng ý với bạn, xin bổ sung là công nghệ này đã được Bộ KHCN cấp bằng độc quyền sáng chế.
các bạn xem bài báo này sẽ rõ

» Đời sống » Môi trường » Giải pháp RSS
Xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt

Cập nhật lúc 16h31' ngày 13/05/2009
Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: môi trường, giải pháp, xử lý, rác thải, phương pháp ướt
Ông Trịnh Văn Thiềm, 63 tuổi, một giáo viên về hưu ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng nghiên cứu thành công dây chuyền xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt.

Nghiên cứu này đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Và đã được áp dụng hiệu quả xử lý rác tại Thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng.

Ông Trịnh Văn Thiềm cho biết sau khi xử lý, phân loại ban đầu, rác thải sẽ được phân thành ba loại chính: rác nổi, lơ lửng và chìm. Nhóm rác nổi chủ yếu là xenlulo và polyme được băm làm chất độn sản xuất gỗ; chế biến làm phân bón; làm keo polyme ép gỗ và chế biến nhựa tái sinh.
xuly1.jpg


Ông Thiềm giới thiệu hóa chất dùng để xử lý rác thải. Ảnh: Đức Huy
Đối với nhóm rác lơ lửng là huyền phù (các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng), nhũ tương (chất không hòa tan) được sử dụng sản xuất phân bón. Riêng nhóm rác chìm được tách cát phục vụ xây dựng, tách kim loại tái chế; cát sỏi, gạch vỡ... được tách, nghiền nhỏ đóng gạch.

Dây chuyền xử lý rác bằng phương pháp ướt đã được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Hà Vũ áp dụng tại thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng. Nhà máy xử lý rác thải mini này có công suất 15 tấn ngày.

Sau bốn tháng sản xuất thử nghiệm, toàn bộ lượng rác cả cũ và mới của thị trấn An Lão đã được xử lý triệt để, không để lại mùi hôi thối. Tuy nhiên, đây mới chỉ được xử lý ở quy mô nhỏ, công suất xử lý lớn nhất có thể lên đến 100 tấn mỗi ngày tùy theo lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị. Trong điều kiện có nguồn rác đầu vào thường xuyên, máy có thể vận hành liên tục và mang tính tuần hoàn, khép kín.
xyly2.jpg

Phương pháp xử lý rác thải của ông Thiềm đã được ứng dụng trong thực tế. Ảnh: Đức Huy
Hiện giá thành dây chuyền của ông Thiềm khoảng 100 triệu đồng. Sở dĩ giá thành thấp như vậy vì các thiết bị cơ khí lắp đặt, chế tạo công nghệ, phụ gia, hóa chất khử mùi, diệt trùng... đều có sẵn trong nước.

Dù ở nước ta có nhiều cách xử lý rác bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp xử lý rác bằng phương pháp ướt đã mang lại hiệu quả cao mà giá thành lại thấp và khá phù hợp với các thị trấn, thị tứ, nơi có lượng rác thải nhỏ.

Quá trình xử lý rác bằng phương pháp ướt được tiến hành theo cách: rác đô thị được đổ vào bể xử lý phun chất khử mùi hôi thối rồi được xối ngập nước. Rác qua hệ thống lu lô để rửa rác và vận chuyển rác nổi về cuối bể. Băng tải sẽ vớt rác nổi ra ngoài. Hệ thống cửa mở để nước rửa rác chảy tràn vào từng bể, lắng đọng thu hồi huyền phù, nhũ tương, các chất hoà tan cơ giới. Sau đó qua cửa số 8 đưa nước hồi lưu đã lắng trong về hồ chứa. Tiếp đến cửa số 11 sẽ mở cho nước trong đẩy lên bể chứa tiếp tục thực hiện chu trình vòng tròn khép kín quá trình xử lý rác.

Theo Báo Đất Việt
 

michel

Cỏ 3 lá
Tham gia
16/4/11
Bài viết
56
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình cũng rất quan tâm tới vấn đề này, và thấy rất hay.
Nhưng cũng có nhiều thắc mắc: Hiện tại xử lý nước rỉ rác là một vấn đề đau đầu và đều phải hạn chế loại nước này.
Vậy những phương pháp trên đều dùng nước rửa rác. Vậy rác sạch và được phân loại xử lý tốt rồi. Còn vấn đề nước thải thì sao -> Nếu cũng xử lý tốt luôn -> Nên hợp tác xử lý nước rỉ rác cho các bãi chôn lấp.
Hiện nay nghe ngoài Hà Nội, đối tác Nhật dùng phương pháp mới -> dẫn cho nước rỉ rác này chạy lòng vòng xung quanh bãi rác và rác -> tự phân hủy rác và không phải xử lý loại nước này
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,831
Bài viết
42,125
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua