Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Đã tới lúc phải nghĩ lại về tương lai ngành năng lượng Nhật Bản

lientthb

Hạt giống tốt
Tham gia
14/4/11
Bài viết
4
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hơn một tháng sau khi trận động đất 9 độ richter và sóng thần tàn phá vùng Đông Bắc Nhật Bản, nhân viên cấp cứu vẫn cố gắng ổn định Fukushima và vô hiệu hóa nhà máy điện hạt nhân Daiichi. Ngoài sự cần thiết phải ngay lập tức giảm thiểu rò rỉ phóng xạ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chính phủ Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các kế hoạch dài hạn cho phát triển điện hạt nhân. Phương tiện truyền thông quốc tế giả định rằng Nhật Bản phải mở rộng sản xuất điện từ than, dầu và khí ga tự nhiên nếu hạt nhân không còn là giải pháp. Nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Một báo cáo đánh giá tiềm năng gió, địa nhiệt, và mặt trời của Nhật Bản cho thấy các nguồn năng lượng này có thể giúp tái tạo sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới một cách dễ dàng.
Hậu quả của hai thảm họa thiên nhiên cho thấy những rủi ro dễ xảy ra với một quốc gia dựa vào nhập khẩu để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng. Nhật Bản nhập khẩu hoàn toàn Uranium làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân, chiếm 11% tiêu thụ năng lượng. Thêm vào đó, Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu than và khí ga tự nhiên hàng đầu thế giới, chiếm 21% và 17% năng lượng sử dụng. Đây cũng là nước nhập khẩu dầu thứ ba thế giới. Được tiêu thụ chủ yếu trong ngành giao thông vận tải, dầu chiếm 46% năng lượng sử dụng của Nhật Bản. Phần còn lại đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu là thủy điện. Nhìn chung, Nhật Bản chi 160 tỷ đô la Mỹ mỗi năm nhập khẩu tất cả các loại than, uranium, dầu và khí ga tự nhiên.
Xem xét các rủi ro vốn có của máy điện hạt nhân, sự bất ổn chính trị kinh niên tại các vùng dầu mỏ trọng điểm, biến đổi khí hậu và các bệnh liên quan đến ô nhiễm do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp diễn, nền kinh tế năng lượng hiện nay của Nhật Bản không thể coi là an toàn. Điều đáng mừng là năng lượng gió, mặt trời và địa nhiệt có thể thay đổi đáng kể bức tranh nền kinh tế năng lượng Nhật Bản.
Nằm trong khu vực Vành Đai Lửa Thái Bình Dương hoạt động mạnh mẽ với gần 200 núi lửa và 28.000 suối nước nóng, Nhật Bản là một trong những quốc gia giầu nguồn nhiệt địa nhất trên thế giới nhất. Sử dụng công nghệ thông thường, năng lượng địa nhiệt có thể cung cấp hơn 80.000 MW công suất phát điện, đủ để đáp ứng một nửa nhu cầu điện quốc gia. Nhưng với công nghệ hệ thống địa nhiệt hiện đại (EGS), tiềm năng địa nhiệt của Nhật Bản có thể lớn hơn nhiều. Một khảo sát địa chất nghiên cứu nguồn tài nguyên địa nhiệt ở Mỹ cho thấy EGS có khả năng tăng tiềm năng địa nhiệt lên 13 lần.
Mặc dù nguồn tài nguyên lớn, Nhật Bản mới chỉ phát triển 536 MW công suất địa nhiệt kể từ khi nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động tại Quận Iwate năm 1966. Trong vòng một năm, địa nhiệt cung cấp chưa đầy 1% điện của Nhật Bản. Điều ngạc nhiên là ba công ty Nhật Bản - Fuji, Toshiba và Mitsubishi - sản xuất 2/3 tuốc-bin địa nhiệt thế giới.
Tương tự như vậy, tiềm năng gió rất lớn của Nhật Bản đã hầu như không được khai thác. Vào cuối năm 2010, Nhật Bản lắp đặt 2.300 MW công suất điện gió, đủ cung cấp điện cho 700.000 hộ gia đình. Mục tiêu từ năm 2020 đến 2030 là 10.000 và 20.000 MW tương đương bằng 6% mức tiêu thụ điện hiện nay của Nhật Bản. Nhưng một nghiên cứu năm 2009 công bố trên tạp chí Proceedings của Học viện Khoa học Quốc gia Nhật Bản ước tính nguồn tài nguyên gió của Nhật Bản trên đất liền có thể cung cấp một nửa lượng điện quốc gia. Nếu nguồn gió ngoài khơi được khai thác, tiềm năng gió vượt xa nhu cầu điện hiện nay.
Nhật Bản đặt mục tiêu tham vọng nhất cho quang điện mặt trời (PV), chủ yếu đặt trên mái nhà. Là một trong quốc gia cài đặt PV dẫn đầu, Nhật Bản dự kiến hoà lưới điện 900 MW năm 2010, đưa tổng công suất của mình lên 3.500 MW. Đến năm 2020, Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp tám lần công suất này lên 28.000 MW và 53.000 MW vào năm 2030 đủ cung cấp điện cho 18.000.000 gia đình.
PV năng lượng mặt trời ở Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng nhờ chính sách thúc đẩy mạnh mẽ. Ví dụ, chính phủ chi trả 35% chi phí lắp đặt hệ thống PV gia đình. Yêu cầu các công ty trả cho các hộ gia đình tiền điện trở lại mạng lưới, được gọi là thuế một feed-in (FIT) - làm cho PV ở các khu dân cư trở nên hấp dẫn hơn. Giữa năm 2009, tỷ lệ FIT ở Nhật Bản cho PV là gấp hai lần những gì một người dân phải trả cho một kWh điện. Hơn nữa, với công nghệ cải thiện và chương trình lắp đặt PV quốc gia tới năm 2030, chính phủ đặt mục tiêu làm cho PV năng lượng mặt trời trở thành lựa chọn sử dụng điện rẻ nhất hiện có.
Trong khi PV đang trên đà áp dụng rộng rãi, có nhiều rào cản ngăn trở phát triển năng lượng gió và địa nhiệt. Hạn chế chính là nguồn kinh phí phân bổ không cân đối trong nghiên cứu, phát triển và trình diễn (RD & D) năng lượng. Địa nhiệt hoàn toàn không có kinh phí RD & D của chính phủ từ năm 2002. Gió nhận được khoảng 10 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Ngược lại, điện hạt nhân nhận 2.3 tỷ đô la mỗi năm.
Địa lý cũng làm hạn chế phát triển năng lượng địa nhiệt và gió. Nhật Bản giầu nguồn tài nguyên gió đất liền là ở các tỉnh phía Bắc và Nam, trong khi nhu cầu điện cao nhất ở trung tâm đất nước. Vì vậy, phát triển mạng lưới truyền tải điện là hết sức cần thiết để có thể khai thác hoàn toàn nguồn năng lượng gió của Nhật Bản. Với địa nhiệt, tiềm năng nằm trong các công viên quốc gia và được công bố không có sẵn theo luật bảo tồn năm 1970. Nhưng vì có thể phát triển các dự án địa nhiệt mà không tác động tiêu cực tới môi trường, nên chính phủ Nhật Bản cần xem xét lại chính sách này.
Bên cạnh tiềm năng đủ để đáp ứng gấp nhiều lần nhu cầu điện hiện nay của Nhật Bản, địa nhiệt và gió cũng có thể thay thế dầu nhập khẩu đắt đỏ đang được sử dụng trong ngành giao thông vận tải. Nhật Bản đã có ngành đường sắt ấn tượng hơn nhiều so với các quốc gia công nghiệp khác. Điều quan trọng bây giờ là chuyển vận tải hàng hóa đường bộ sang đường ray điện, tăng cường sử dụng đường ray điện và tàu điện ngầm trong nội thành, và thúc đẩy thay thế xe hơi truyền thống bằng các loại xe plug-in hybrid và xe chạy điện hoàn toàn - chạy xe chủ yếu bằng điện tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Khi Nhật Bản phục hồi và tái xây dựng từ thảm họa động đất và sóng thần có sức tàn phá ghê gớm, đất nước sẽ phải quyết định liệu có nên tiếp tục dựa nhiều vào năng lượng hạt nhân vốn rất nguy hiểm và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch hay xây dựng biểu đồ phát triển năng lượng mới. Nếu chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo thay vì nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân, quốc gia này sẽ có nhiều nguồn vốn đầu tư vào y tế, an ninh năng lượng, và thịnh vượng của người dân. Thêm vào việc tránh được nguy cơ ô nhiễm phóng xạ tới không khí, nước, và cây trồng, Nhật Bản sẽ tiết kiệm hàng chục tỷ đô la hàng năm từ năng lượng nhập khẩu. Nhật Bản cũng có thể phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo đầy tiềm năng của mình. Nhật Bản đứng thứ hai sau Trung Quốc trong sản xuất PV năm 2009, và các công ty Nhật Bản thống trị toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất tua-bin địa nhiệt.
Rõ ràng, Nhật Bản không phải ổn định các nguồn năng lượng đầy rủi ro phóng xạ hoặc làm bất ổn khí hậu trái đất. Bằng cách sử dụng hoàn toàn năng lượng gió, mặt trời và địa nhiệt, Nhật Bản có thể hủy bỏ tất cả các kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch, thay thế những nhà máy hiện có, và cung cấp điện cho hệ thống giao thông vận tải với năng lượng trong nước không phát thải khí các-bon.
(Hạnh Liên sưu tầm)
Theo www.earth-policy.org
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua