Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

ĐÁNH GIÁ RỦI RO - RISK ASSESSMENT

bibipupu

Cây công nghiệp
Tham gia
21/10/07
Bài viết
320
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
ĐÁNH GIÁ RỦI RO - RISK ASSESSMENT

Mọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc của bạn tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, hãy làm một đánh giá rủi ro cho chính công việc đó.

Thế nào là đánh giá rủi ro?
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc của bạn. hãy chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất. nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn thương môi trường.
Khi nào thì chúng ta nên đánh giá rủi ro?
Bất cứ khi nào, trước khi làm việc gì chúng ta đều có thể tiến hành đánh giá rủi ro cho hành động, công việc mà chúng ta chuẩn bị tiến hành. Ví dụ chúng ta chuẩn bị di chuyển một cốc nước từ bàn này qua bàn kia. Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình vận chuyển? Ly nước có nóng không? Tay cầm có sắc cạnh không? Ly nước có quá đầy để di chuyển hay không? Có vật gì vướng trong quá trình di chuyển hay không? v.v
Ai sẽ là người đánh giá rủi ro?
Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên tắc và trình tự đánh giá. Hơn nữa người tham gia đánh giá rủi ro phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá. Một bản đánh giá rùi ro không thể hoàn hảo khi được chuẩn bị bằng 1 hoặc 2 người. Ít nhất nên có từ 3 đến 5 thành viên tham gia vào nhóm đánh giá rủi ro. Nhóm này cần có các kiến thứ về tổ chức công việc, cơ khí, điện, hóa chất, y tế...v.v

CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ RỦI RO
1. Chia công việc thành từng bước tiến hành.
Hãy chia nhỏ công việc mà bạn sẽ tiến hành thành những bước thực hiện nhỏ hơn, theo trình tự trước sau. Các bước chi đừng nên quá chi tiết mà không chú trọng những bước chính. Tuy nhiên đừng quá sơ sài mà bỏ qua những bước cần thiết hoặc các hành động phát sinh.Các bước tiến hành này thực sự rành rọt và liên quan cụ thể trực tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra khi tiến hành công việc.
2. Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro.
Thế nào là các mối nguy hiểm? Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều là những mối nguy hiểm, tuy nhiên chúng ảnh hưởng gì đấn con người, công việc và môi trường lại là vấn đề sau đây.

  • Mức độ nguy hiểm: Nếu so sánh giữa một chiếc xe máy chạy trên đường với vận tốc 50km một giờ và một chiếc ô tô cùng vận tốc thì rõ ràng chiếc ô tô gây ra một mức độ nguy hiểm cao hơn chiếc xe máy. Hoặc so sánh cùng một chiếc ô tô ở 2 vận tốc khác nhau thì ta thấy chiếc xe nào chạy nhanh hơn sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặt khác nếu một chiếc xe chở nhiều người gây ra tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn so với chiếc xe đó gây tai nạn khi chỉ chở ít người.Vậy mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó..
  • Tần xuất nguy hiểm: Khi tôi đi qua một đoạn đường vắng thì chắc chắn tôi sẽ an toàn hơn đi qua một đoạn đường đầy xe lưu thông. Lượng xe càng nhiều thì khả năng va chạm của tôi càng cao. Cũng như thế nếu như tôi làm việc gì đó nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, tần xuất nguy hiểm sẽ tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó.


  • Rủi ro là gì?
Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Rủi ro = Mức độ nguy hiểm X Tần xuất có thể xảy ra.

3. Những câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro:
Một quy tắc rất chung là: ai? Làm gì ? ở đâu ? Khi nào ? và làm như thế nào ?
  • Có thực sự cần thiết tiến hành công việc này hay không?
  • Công việc này đã từng được thực hiện hay chưa?
  • Có cách nào khác thực hiện công việc này hay không?
  • Ai tham gia làm việc này?
  • Có yêu cầu đặc biệt gì về thể chất, điều kiện sức khỏe cho người tiến hành công việc không?
  • Dụng cụ và thiết bị nào sẽ liên quan tới quá trình thực hiện?
  • Khi nào bắt đầu công việc, và khi nào kết thúc công việc?
  • Điều kiện thời gian và thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện hay không?
  • Có công việc nào cùng thực hiện tại địa điểm đó?
  • Yêu cầu kỹ thuật nào cho công việc này?
  • Các cách liên lạc cũng như trao đổi thông tin?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu thay đổi tiến trình công việc?
  • Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến hành công việc?
  • Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến hành?
  • Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác động bởi những hành vi có thể liên quan?
  • Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người thực hiện công việc và môi trường làm việc?
  • Là thế nào để cách ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện?
  • Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người thực hiện cũng như môi trường làm việc?
  • Trách nhiệm thực thi thuộc về ai?
  • Trang bị bảo hộ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu kỹ thuật
  • Vv
4. Các biện pháp kiểm soát rủi ro:
Có rất nhiều biện pháp kiển soát rủi ro, tuy nhiên tùy vào tình hình và điều kiện công việc cụ thể của môi trường làm việc cũng như công việc đặc thù mà nhón đánh giá rủi ro sẽ lựa chọn các hình thức phù hợp nhất với từng mối rủi ro cụ thể. Các biện pháp có thể khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiên sau để lực chọn hình thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc:

  • Cách ly: Hãy cách ly các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng
  • Thay thế : Hãy thay thế những mối mối nguy hiểm bằng những điệu kiện, thiết bị..vv an toàn hơn
  • Chế tạo: Hãy sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay biện pháp bảo vệ khi tiếp xức với các mối nguy hiểm
  • Chính sách: Cung cấp một chính sách hoay chế độ và thời gian làm việc phù hợp
  • Trang bị bảo hộ lao động (trang bị bảo hộ cá nhân): Trang bị bảo hộ cá nhân luôn là sự lựa chọn cuối cùng trong khi tất cả các sự lưa chọn trên đã được xem xét và tiến hành. Nên nhớ là trang bị bảo hộ lao động là cần thiết, nhưng chúng không hoàn toàn bảo vệ được bạn đâu.
5. Bảng đánh giá rủi ro.

Bảng đánh giá rủi ro phải được gi lại một cách rõ ràng, nếu cần sẽ phải dịch ra ngôn ngữ mà người tham gia làm việc hiểu được.Bảng đánh giá rủi ro phải gi rõ cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện.Bảng đánh giá rủi ro cần gi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành công việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, những ai sẽ bị ảnh hưởng.vvBảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt..v.v

Kết luận :
Đánh giá rủi ro là một trong những quy trình quan trọng khi thực hiện những công việc phức tạp hoặc mang tính rủi ro cao. Bảng đánh giá rủi ro là cầu nối thông tin mật thiết về vần đề an toàn giữa các bên thực hiện công việc.Hãy thực thi quá trình đánh giá rủi ro cho những công việc đặc thù của bạn, nếu công việc được lặp lại vào thời gian hoặc địa điểm khác nhau thì bảng đánh giá rủi ro phải được xem xét lại và cập nhật các thông tin liên quan và cần thiết khác.Trên đây chỉ là những hướng dẫn chung về quá trình đánh giá rủi ro...


Nguồn: hsevn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Crazy_Long

Hạt giống tốt
Tham gia
22/4/10
Bài viết
4
Cảm xúc
0

thanghsevinci

Mầm xanh
Tham gia
2/4/09
Bài viết
8
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hi

Cái phần đánh giá rủi ro này hả

Bạn hãy nghĩ đơn giản đi

Rủi ro là cái gi?? cái mà ta ngày nào chẳng gặp


R = (Tần suất tiếp xúc mối nguy) x (Mức độ nguy hiểm mối nguy đó)

- Tần suất tự thang điểm
- Mức độ nguy hiểm tự thang điểm

Làm một bảng ước lượng rủi ro và làm ma trận thế là xong


khà khà
 

meohoangchetdoi_trr

Mầm xanh
Tham gia
24/4/08
Bài viết
21
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hi

Cái phần đánh giá rủi ro này hả

Bạn hãy nghĩ đơn giản đi

Rủi ro là cái gi?? cái mà ta ngày nào chẳng gặp


R = (Tần suất tiếp xúc mối nguy) x (Mức độ nguy hiểm mối nguy đó)

- Tần suất tự thang điểm
- Mức độ nguy hiểm tự thang điểm

Làm một bảng ước lượng rủi ro và làm ma trận thế là xong


khà khà

Em không hiểu việc ước lượng rủi ro và lập bảng ma trận. Việc quy định thang điểm như thế nào, và mối nguy do cái gì gây ra (1 cái hay tổng hợp của con người, môi trường làm việc, máy móc)? Mọi người có thể giải thích thêm cho em không ?
 

thanghsevinci

Mầm xanh
Tham gia
2/4/09
Bài viết
8
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hi bạn

Ở trong SG, nhiều nhân tài về HSE lắm đó nha... bạn học TĐT cũng là nơi có môi trường đào tạo rất tốt về HSE vì đa số các safety là từ đó ra..(SG), nếu thực sự cần hiểu rõ bạn tham khảo

http://www.hsevn.com/showthread.php?62-Thế-nào-là-đánh-giá-rủi-ro

và tham gia các khóa học do

http://www.hsevn.com/articles.php?

một số miễn phí....bạn có thể hỏi, tham khảo, trao đổi very open...chúc các bạn vui...
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,830
Bài viết
42,123
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua