Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Đánh giá tác động môi trường như giỡn chơi

Tuanb

Mầm 2 lá
Tham gia
13/6/10
Bài viết
44
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
XÂY Ồ ẠT THỦY ĐIỆN Ở LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI - BÀI 3:
Đánh giá tác động môi trường như giỡn chơi
Lấy ý kiến của đối tượng bị dự án thủy điện ảnh hưởng không đầy đủ, thậm chí “cóp” báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án ngoài Bắc khác để dán vào dự án trong Nam.

* Dừng dự án thủy điện Đồng Nai 8
* Môi trường thành… chuyện nhỏ!
* 16 ha rừng cho 1 MW điện

Một trong những yêu cầu mà Luật Bảo vệ môi trường đặt ra là phải lập báo cáo đánh giá môi trường (còn gọi là ĐTM) đối với các dự án sử dụng đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, đến nguồn nước lưu vực sông hoặc môi trường… Bản báo cáo này phải điều tra, khảo sát và đưa ra những tác động xấu và đề xuất biện pháp giảm thiểu, trong đó những đơn vị liên quan phải được tham khảo ý kiến, góp ý.

Lấy ý kiến cho đủ… thủ tục!

Thực tế, việc lấy ý kiến ở nhiều dự án chỉ là hình thức. Điển hình là các dự án thủy điện Tà Lài (huyện Tân Phú); Phú Tân 1, Phú Tân 2, Thanh Sơn, Ngọc Định (ở huyện Định Quán). Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến của Vườn quốc gia Cát Tiên phát ngày 26-1. Đến ngày 29-1 vườn quốc gia mới nhận được nhưng thời hạn mà Sở Kế hoạch và Đầu tư đặt ra cho việc góp ý phải là “trước ngày 30-1”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Khoa học kỹ thuật vườn quốc gia, cho biết: “Như vậy còn đỡ, ở nhiều dự án khác, khi chúng tôi nhận được văn bản thì đã… quá hạn rồi”. Lại nữa, “Có khi chúng tôi cũng được mời họp, nghe góp ý nhưng chỉ để … vui thôi chứ có nhiều ý kiến có thấy ghi vào biên bản đâu” - ông Trần Văn Thành, Giám đốc vườn, góp lời.

Hoặc một cuộc họp về dự án thủy điện Đạ Kho do những “tay ngang” về môi trường gồm phó, trưởng phòng Quản lý điện năng Sở Công thương tỉnh Đồng Nai; chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phó, trưởng phòng Công thương; phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú cùng chủ đầu tư tham gia. Nhưng cuộc họp này không có đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là Vườn quốc gia Cát Tiên. Cuộc họp đã đưa ra các nhận định khá đầy đủ về sự ảnh hưởng đối với môi trường, thậm chí là ảnh hưởng cho hạ lưu khi xả lũ nhưng thật ra chủ yếu vẫn là ghi nhận nhận định của chủ đầu tư - vốn đã được ghi trong các báo cáo thuyết trình duyệt dự án.

Họp xong, huyện Tân Phú mới gửi văn bản lấy ý kiến của vườn quốc gia. Lập tức, vườn phản ứng: Xây thủy điện sẽ làm thay đổi dòng chảy, sạt lở đất, ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển, sinh sản, hoạt động các loài thủy sinh và nhất là tác động đến vùng Bàu Sấu, nơi được Ban Thư ký Công ước RamSar công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế... Những nguy cơ này đã không được đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường nói trên.

Mẹo tách từng dự án để đánh giá

Mặt khác, báo cáo đánh giá tác động môi trường của hầu hết các dự án thủy điện đều tách độc lập nhau để đưa ra những kết luận công thức: “Tác động ít đến môi trường, đến hệ sinh thái nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao”...

Chẳng hạn, ĐTM của dự án thủy điện Đồng Nai 5 cho rằng sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo thành một vùng hồ và chế độ chảy của sông chuyển thành chế độ hồ gây tác động mạnh đến chế độ dòng chảy và tài nguyên môi trường nước. Nhưng xét về mức độ, nếu chỉ thủy điện Đồng Nai 5 thì tác động đến hạ du như nêu trên kể ra là không lớn lắm, kể cả vào mùa kiệt nhà máy ngưng xả nước 12 giờ/ngày. Tương tự, chỉ riêng thủy điện này thì việc tác động đến các hệ sinh thái ngập nước của vườn quốc gia là không đáng kể.

Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nhánh sông chính Đồng Nai đã có đến chín thủy điện bậc thang. Theo các nhà khoa học, cộng các nguy cơ của từng dự án lại mới thấy được ảnh hưởng và hệ lụy quá lớn khi phát triển thủy điện ồ ạt. Vì vậy, việc đánh giá phải được đặt trong bối cảnh chung chứ tách để đánh giá độc lập từng dự án sẽ không cho kết quả đầy đủ. “Tôi đã từng tham gia đánh giá của Đồng Nai 5. Đơn vị được thuê làm báo cáo rất phụ thuộc ý kiến chủ quan của chủ đầu tư” - ông Trần Văn Thành bình luận.

“Vẽ” để dự án được duyệt?

Trước đây khoảng một thập niên, các nghiên cứu tiền khả thi đã đề xuất bố trí chín thủy điện trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên, Chính phủ không quy hoạch vào tổng sơ đồ V cũng như tổng sơ đồ VI quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến giai đoạn 2015-2025. Lý do là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vườn quốc gia.

Sau đó, thủy điện Đồng Nai 5 buộc phải dịch chuyển ra khỏi vùng lõi Cát Lộc của vườn quốc gia và hiện dự án sắp khởi công. Dù dự án đã được chuyển ra vị trí mới nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hết băn khoăn do khoảng cách đến vùng lõi chỉ hơn 1 km. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này đã chỉ ra hàng loạt ảnh hưởng phát sinh khi xây dựng và vận hành: sự tập trung của khoảng 1.500 công nhân khi xây thủy điện mỗi ngày sẽ thải ra cả tấn rác, nguy cơ cháy rừng, việc sử dụng cả ngàn tấn thuốc nổ để thi công đe dọa đến các loài thú quý của vườn quốc gia...

Tuy vậy, chủ đầu tư dự án này cũng như các chủ dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Đức Thành lân cận… đều cho rằng việc mở đường sá để thi công sẽ thuận tiện hơn cho kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng và tạo thành hàng rào ngăn cản hiện tượng vượt sông săn thú, phá rừng. Ông Nguyễn Văn Thanh bức xúc: “Công ty Đức Long Gia Lai, chủ đầu tư thủy điện 6, 6A, còn tuyên bố dự án của họ sẽ tạo điều kiện hệ sinh thái của vườn phát triển tốt hơn. Họ làm cách nào khi không am hiểu kiến thức về bảo vệ rừng?”.

Chưa hết, Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường quy định nội dung của ĐTM phải có ý kiến của địa phương, người dân tại nơi thực hiện dự án và các ý kiến không tán thành vị trí dự án. Tuy nhiên, ngay chính tại bản ĐTM dày cui về thủy điện Đồng Nai 5 tuy được trình bày khá chi tiết nhưng thiếu hẳn những nội dung trên.

Èo uột chi phí môi trường

13/3.215 tỉ đồng tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án thủy điện Đồng Nai 6 được dùng chi cho một “mớ” chi phí đáng kể gồm bồi thường, di dân, tái định cư và bảo vệ môi trường. Tại dự án thủy điện Đồng Nai 6A , chi phí bảo vệ môi trường cũng nằm trong loại chi phí tương tự với hơn 11 tỉ đồng trong khi tổng mức đầu tư của dự án gần 3.232 tỉ đồng.

Cho nên mới có nhận định là chi phí môi trường trong các dự án thủy điện thường khá bèo.

Sông Mã ở… Đồng Nai (!)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 5 gửi Vườn quốc gia Cát Tiên góp ý kiến còn “cọp dê” nguyên bản đánh giá tác động môi trường trên sông Mã và đã tự “bổ sung” sông Mã (Thanh Hóa - PV), quốc lộ 15A (Hà Tĩnh), Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (Sơn La), Pù Hu (Thanh Hóa)… vào khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên.

Ông NGUYỄN VĂN THANH, Trưởng phòng Khoa học kỹ thuật Vườn quốc gia Cát Tiên

MINH PHONG

http://phapluattp.vn/20100518120724285p0c1013/moi-truong-thanh-chuyen-nho.htm
 

haisam_dh06km

Mầm xanh
Tham gia
19/11/10
Bài viết
7
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua