Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Đập thủy điện Xayaburi và trách nhiệm xã hội

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Trên đời này, không có việc gì là không thể, bởi vậy khi thích hợp, cần thiết phải có tiếng nói ở cấp Chính phủ về dự án thủy điện Xayaburi. Đối với các ngành chức năng, việc chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích ứng, đối phó với các tác động từ thượng lưu vì cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết cả trước mắt và lâu dài.
Ngày hôm nay 19/4/2011 tại Vientian - Lào , Ủy ban liện hiệp của Ủy hội sông Mekong (MRC-JC) tổ chức phiên họp bất thường để bàn về việc Lào đề nghị xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mekong với sự hỗ trợ của một số tập đoàn kinh tế của Thái Lan. Trong thời gian vừa qua, trên công luận nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động về môi trường bày tỏ sự bức xúc, quan ngại về "lợi bất cập hại" của việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi. Việc phía Lào vẫn cho tổ chức xúc tiến làm đường, lán trại, đền bù di chuyển người dân ở khu vực đập Xayaburi trước phiên họp của JC, phần nào thể hiện thái độ cương quyết, bất chấp ý kiến của công luận và tham vấn ý kiến của các nước thành viên trong MRC.
Nhìn lại lịch sử của tổ chức sông Mekong dễ nhận thấy đã trải qua nhiều thăng trầm do thời cuộc. Năm 1957 Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy ban sông Mekong, đến năm 1978 thành lập Ủy ban lâm thời Mekong (giai đoạn hoạt động rất hạn chế vai trò của tổ chức Mekong) . Ngày 5/4/1995 tại Chiang Rai, Thái Lan, 4 quốc gia ven sông là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã thỏa thuận ký kết Hiệp định hợp tác Mekong (MRC). Hiệp định MRC không còn quyền phủ quyết dự án của các nước thành viên . Tuy nhiên, theo Quy chế Thông báo Tham vấn và Đồng thuận trước (PNPCA) vẫn có nguyên tắc cần tham vấn có sự đồng thuận của các nước đối với dự án phát triển trên dòng chính sông Mekong.
Dù chưa biết kết quả phiên họp bất thường của Ủy ban liên hiệp MRC -JC nhưng chúng tôi có thể dự đoán quan điểm của Việt Nam là đề nghị hoãn việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trong 10 năm để có điều kiện thu thập tài liệu cơ bản, nghiên cứu đầy đủ các tác động tích lũy xuyên biên giới, tham vấn cộng đồng vv...Quan điểm của Việt Nam nhiều khả năng được phía Campuchia ủng hộ nhưng có mức độ vì trong hệ thống 12 bậc thang thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong có cả 2 đập thủy điện trên đất Campuchia là Sambor và Stung Treng.
Người viết bài này, ngày 22/2/2011 trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ dưới tựa đề "Đập thủy điện Xayaburi ảnh hưởng lớn đến Việt Nam" và ngày 14/3 viết bài "Xayaburi dưới góc nhìn đa chiều và thực tế " đã đăng trên VNN và Tuan.vn.net. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh trách nhiệm xã hội. Đã từng có nhiều học giả tranh luận về quan điểm của nhà kinh tế Milton Friedman đạt giải thưởng Nobel về quan điểm lợi ích kinh tế trong mọi hành động. Song về sau, khi phân tích sâu hơn, các học giả vẫn phân loại trách nhiệm xã hội thành ba loại đó là (1) Trách nhiệm xã hội về kinh tế (economic social responsibility), trách nhiệm xã hội về luật pháp (legal SR), và trách nhiệm xã hội về đạo đức (ethical SR). Thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) cũng hướng mọi hành động của con người phải vì lợi ích của nhiều bên đóng góp vào chuỗi giá trị của xã hội, chứ không phải chỉ hướng về lợi ích của nhà đầu tư hay một đất nước đầu tư vào đó.
Như vậy, chính cuộc sống dạy chúng ta phải cân nhắc ba loại trách nhiệm xã hội khi mà nước Lào quyết dấn thân vào dự án thủy điện Xayaburi. Khi các nước cùng tham gia ký Hiệp định Mekong trên tinh thần hợp tác với mục đích là phát triển bền vững vì quyền lợi chung của cả lưu vực. Suy rộng ra, khi con người tác động vào tự nhiên không bao giờ được tất cả, đây là bài toán "trade-off" đánh đổi được - mất. Nếu chiến lược phát triển dài hạn trong cả khu vực được nhiều hơn mất trên cơ sở chứng minh bằng các luận chứng phân tích khoa học bài bản, công khai, sòng phẳng, đánh giá được định lượng theo tiêu chuẩn quốc tế thì Việt Nam dù có bị thiệt thòi do địa lý nằm ở hạ lưu vực cũng dễ chấp nhận hơn. Đấy chính là quan điểm đạo đức chia sẻ (ethics of care) mà nhiều học giả trên thế giới đang hướng đến. Nhìn nhận, đánh giá về đập thủy điện Xayaburi cũng không thể ra ngoài cách tiếp cận nói trên.
Từ dự án Xayaburi, nhìn xa hơn, chúng ta nhận thấy cơ chế thủy động lực học của sông Mekong đang thay đổi không phải chỉ do riêng 4 đập thủy điện đã xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Dựa theo phúc trình của UNEP/AIT và những dữ kiện xác thực hiện có những kế hoạch, dự án, và đập thủy điện hoặc thủy nông đã, đang, và sẽ thực hiện ở hạ lưu sông Mekong thuộc Lào, Thái Lan, Cambodia, và Việt Nam mới là những dự án đáng lo ngại vì nó có tiềm năng thay đổi cơ chế thủy học của sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long một cách mạnh mẽ hơn và bất lợi hơn. Dự án đáng quan tâm nhất là dự án thủy nông Khong-Chi-Mun của Thái Lan. Nếu dự án nầy được thực hiện, đồng bằng sông Cửu Long có thể mất đi khoảng 6,32 tỉ m3 nước mỗi năm, trong đó có khoảng 3,92 tỉ m3 (300 m3/giây) trong 5 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Số lượng nước nầy đủ để canh tác khoảng 325.000 hectare lúa, hay để ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn vào đồng bằng sông Cửu Long vì nó chiếm khoảng 17% lưu lượng trong mùa khô của sông Tiền và sông Hậu (1.800 m3/giây).
20110419071308Xayaburi_1303174337.jpg

Vị trí dự kiến xây đập Xayaburi. Nguồn: Asia News Chúng ta cũng không quá kỳ vọng, trông chờ vào vai trò và tầm ảnh hưởng của MRC đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trong lưu vực sông Mekong. MRC từ đầu năm 2011 đã chia làm 2 bộ phận: Vụ hỗ trợ kỹ thuật và Vụ thực hiện dự án chuyển về làm việc ở Pnompenh (Campuchia) . Vụ kế hoạch, Vụ môi trường, Ban hành chính tài vụ, Ban phát triển nguồn nhân lực, Ban thông tin hợp tác quốc tế và văn phòng CEO ở lại Vientian (Lào) . Việc chia tách này làm cho kinh phí hoạt động của MRC tốn kém hơn, đặc biệt về tổ chức của MRC yếu đi về thực lực trong quản trị và tiếng nói trước cộng đồng quốc tế.
Thương thảo về đập thủy điện Xayaburi, trước mắt là nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên môi trường và Ủy ban sông Mekong Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam cần nghiên cứu trên cơ sở phân tích hệ thống, đánh giá tác động môi trường kể cả đánh giá tác động về xã hội , tác động về sức khỏe và tác động về kinh tế. Kết hợp với việc xác định dòng chẩy tối thiểu ở hạ lưu khi có và không có Xayaburi để làm đối chứng, bổ khuyết cho đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của MRC.
Trên đời này, không có việc gì là không thể, bởi vậy khi thích hợp, cần thiết phải có tiếng nói ở cấp Chính phủ về dự án thủy điện Xayaburi. Đối với các ngành chức năng, việc chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích ứng, đối phó với các tác động từ thượng lưu vì cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết cả trước mắt và lâu dài.


Theo vietnamnet
 

tungbo

Cây công nghiệp
Tham gia
21/5/10
Bài viết
257
Cảm xúc
6

Norman English

Hạt giống tốt
Tham gia
11/1/11
Bài viết
2
Cảm xúc
0

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
CÁc bác vào đây viết thư phản đối Lào xây dựng thủy điện nè.

Phải phản đối cho mạnh vô chứ nếu không sau này coi chừng đồng bằng sông Cửu Long thiếu lúa cho thế giới ăn chứ không phải chuyện đùa. Gần nhất là anh em mình phải ăn mắm cá với giá thiệt là cao.

Không thôi anh em hùn tiền lại mướn 1 chiếc 50 chỗ qua Lào đứng biểu tình, rồi cuộc họp lần sau đứng ra biểu tình tiếp. Anh em thấy sao?
 

moitruong08

Sự trở lại của voi Mamut
Tham gia
4/10/08
Bài viết
485
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
CÁc bác vào đây viết thư phản đối Lào xây dựng thủy điện nè.

Phải phản đối cho mạnh vô chứ nếu không sau này coi chừng đồng bằng sông Cửu Long thiếu lúa cho thế giới ăn chứ không phải chuyện đùa. Gần nhất là anh em mình phải ăn mắm cá với giá thiệt là cao.

Không thôi anh em hùn tiền lại mướn 1 chiếc 50 chỗ qua Lào đứng biểu tình, rồi cuộc họp lần sau đứng ra biểu tình tiếp. Anh em thấy sao?

Rủ thêm Trung Quốc,Myanma,Campuchia với Thái Lan qua Lào biểu tình luôn,đồng bằng sông Cửu Long mà hết gạo là dân đem súng vào rừng săn thú ăn thay gạo luôn đó
 
Sửa lần cuối:

tungbo

Cây công nghiệp
Tham gia
21/5/10
Bài viết
257
Cảm xúc
6

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Giáo sư Souphab Khouangvichit - Trưởng khoa môi trường ĐH Quốc gia Lào:
Đập Xayaburi sẽ ảnh hưởng đến hạ lưu

TT - Đề cập vấn đề Lào muốn trở thành một nguồn cung cấp điện cho châu Á bằng cách khai thác thủy điện, giáo sư Souphab Khouangvichit cho biết:

ImageView.aspx



Giáo sư Souphab Khouangvichit - Ảnh do nhân vật cung cấp
GS.TS Võ Tòng Xuân: Đập Xayaburi làm biến đổi hệ sinh thái hạ lưu
Đập Xayaburi xây dựng trên dòng chính sông Mekong sẽ làm nguồn nước thay đổi hóa tính, lý tính, đưa tới biến đổi hệ sinh thái toàn khu vực hạ lưu. Cộng với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL, việc thiếu nước tưới, mặn xâm nhập sâu vô đồng ruộng đang là nguy cơ đối với khu vực này.
Trước tình hình đó, có lẽ ĐBSCL cần nhanh chóng chọn lọc, nhân giống lúa có khả năng chịu mặn cao, đồng thời giảm vòng quay của đất, chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác vốn cho hiệu quả kinh tế cao mà ít tiêu tốn nước hơn, chẳng hạn như cây mía, khoai mì...
T.Đức ghi
- Lào rất giàu về sinh thái và tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước do Lào nằm trong lưu vực sông Mekong, nơi có rất nhiều dòng sông phụ khác chảy vào. Theo nhiều nghiên cứu, tiềm năng điện lực của Lào là hơn 20.000 MW. Hiện chúng tôi mới sản xuất chưa đến 1.000 MW. Đó là một dạng tài nguyên mà chúng tôi dựa vào để phát triển kinh tế.
Là một chuyên gia môi trường, tôi quan niệm các dự án, đặc biệt là dự án lớn, phải làm theo đúng quy định của Luật môi trường và có đánh giá tác động môi trường (EIA). Các giảng viên của khoa chúng tôi rất may mắn được tham gia một số dự án lớn, ở giai đoạn báo cáo tác động môi trường.
Dù vậy, đánh giá tác động môi trường của một số dự án ở nước chúng tôi vẫn không hoàn thiện, nhiều lúc làm cho có, khó kiểm soát, nhất là đối với các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài.
* Lào có cơ chế buộc các nhà đầu tư chịu trách nhiệm với môi trường?
- Nhà đầu tư của các dự án lớn phải trình bày dự án đối với chính phủ, cụ thể là Bộ Tài nguyên nước và môi trường xem xét. Nếu công ty nào không tuân theo các điều luật hiện hành, bộ sẽ không thông qua dự án. Những dự án nhỏ hơn thuộc quyền quyết định của chính quyền địa phương.
* Ông nghĩ phát triển đập thủy điện có phải là cách phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế không?
- Chúng tôi cố gắng phát triển bền vững. Chẳng hạn dự án Nam Thuen II là một ví dụ cho cả vùng Đông Nam Á về việc áp dụng hoàn toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình thực hiện dự án.
* Nam Thuen II là một dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, WB đã có sẵn bộ tiêu chuẩn riêng. Đối với những đập thủy điện khác, chẳng hạn dự án thủy điện Don Sahong do Malaysia hay Xayaburi do Điện lực Thái Lan đầu tư thì sao?
- Chính phủ Lào cũng giám sát việc này và hiện đang xem xét các vấn đề xảy ra đối với dự án Xayaburi.
* Lào dự định xây hơn 100 đập thủy điện, có quá nhiều không?
- Đó chỉ mới là dự định. Dự án thủy điện của Lào chia thành bốn nhóm: nhóm đã được đưa vào hoạt động (chưa đến mười nhà máy), nhóm đang xây dựng, nhóm đang nghiên cứu tiền khả thi và cuối cùng là nhóm dự án còn trong kế hoạch. Từ đây đến 5-6 năm nữa, có khoảng mười đập đi vào hoạt động, cho lượng điện khoảng 2.000-3.000 MW.
Chúng tôi nghĩ rằng những đập trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và lên kế hoạch sẽ được xây theo nhu cầu, nếu không có nhu cầu thì chúng tôi sẽ dừng dự án. Cũng cần nói thêm hiện tỉ lệ người dân Lào được sử dụng điện vẫn còn thấp, chúng tôi hi vọng năm 2020 sẽ có 90% người dân Lào được dùng điện.
* Quan điểm của ông thế nào về việc các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng xấu khi các con đập của Lào mọc lên, cụ thể như Xayaburi?
- Đập Xayaburi là một trong những con đập trên dòng chính sông Mekong. Cũng trên dòng sông này, ở phía bắc, Trung Quốc đã xây dựng nhiều con đập và nó thật sự ảnh hưởng đến lượng nước trên dòng sông Mekong trong mùa khô - cạn hơn hẳn so với những năm trước đó, dù cần có thêm nghiên cứu khoa học để chứng minh rõ hơn.
Theo nghiên cứu khả thi của đập Xayaburi, nước sông Mekong được giữ lại trên sông có thể sẽ thay đổi hệ sinh thái của dòng sông như làm thay đổi sự di cư của cá, làm ổn định dòng chảy, có thể tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Đối với Lào, việc dòng chảy ổn định sẽ có lợi hơn, giảm lũ lụt. Nếu chúng tôi kiểm soát được lũ, sản lượng nông nghiệp sẽ tốt hơn.
Nhưng đó chỉ là cách nghĩ về phía Lào. Con đập sẽ ảnh hưởng đối với lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam hay vùng biển hồ Tonle Sap của Campuchia.
* Vậy theo giáo sư, phải làm thế nào đối với những vấn đề của Xayaburi?
- Đối với đập Xayaburi, tôi nghĩ chúng ta chưa thể nói gì cho đến khi nghiên cứu rất đầy đủ về các ảnh hưởng và giải pháp giảm thiểu thiệt hại hữu hiệu.
* Với tư cách một nhà khoa học, theo giáo sư, Lào có lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển bằng cách xuất khẩu năng lượng từ thủy điện?
- Chúng tôi không thể dựa vào rừng vì lượng che phủ của rừng ở Lào sụt giảm một cách đáng sợ. Chúng tôi cũng khó mà dựa vào khoáng sản vì chúng sẽ vĩnh viễn biến mất. Nếu chúng ta thật sự có những bản đánh giá môi trường đúng chuẩn mực theo tinh thần khoa học, tuân thủ luật pháp, chúng ta có thể tránh được những ảnh hưởng của đập thủy điện.
HỒNG VÂN thực hiện - báo tuổi trẻ


TS Lê Văn Bảnh (viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long):
Xayaburi thật sự là mối nguy
Việc Lào xây dựng đập Xayaburi thật sự là mối nguy cho đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng biết Lào xây đập chặn dòng chính thì nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long sẽ ít đi, lượng phù sa theo đó cũng không còn, mặn sẽ xâm nhập sâu, gay gắt hơn. Nguy hại hơn là cả hệ sinh thái châu thổ này sẽ đảo lộn.
Trong các mối nguy đe dọa, nông nghiệp sản xuất lúa sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vài năm gần đây Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu được vài chục giống lúa thích nghi chống chọi với độ mặn từ 5-7‰, lai tạo được một số giống chịu hạn.
Viện cũng đã đưa ra được một tập đoàn giống lúa ngắn ngày giảm thời gian cây lúa đứng trên đồng, giúp nông dân thu hoạch sớm, giảm tối đa mức độ thiệt hại cho nông dân trước mối nguy bị tác động của biến đổi khí hậu và tác động của con người như xây đập thủy điện chặn dòng Mekong gây ra.
H.T.Dũng ghi
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua