buianhtin_vp
Hạt giống tốt
- Bài viết
- 1
ĐỀ ÁN
137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012 – 2014
I.SỰ CẦN THIẾT ĐỂ BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh nói chung, công tác thu gom rác thải ở các Huyện, các Xã, các Phường, các thị trấn nói riêng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do người dân chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác thu gom, phân loại rác thải (bảo vệ môi trường) chưa biến nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân thành những hành động cụ thể. Mặt khác việc phân công phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, xử lý và thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh nói riêng chưa rõ ràng mà còn chung chung, mang tính hình thức, chưa có những biện pháp xử lý kịp thời, chưa có những hình thức xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm.
Từ những lý do trên, Đoàn Thanh Niên tỉnh xây dựng đề án: “137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012 – 2014” nhằm đánh giá thực trạng công việc thu gom, phân loại rác trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề ra mục tiêu nhiệm vụ để thực hiện và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho Đoàn Thanh Niên các cấp cơ sở và mỗi người dân trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu tình hình xả rác bừa bãi, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
-Nghị định số 59/2007/NĐ- CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 Về quản lý chất thải rắn
- Chỉ thị số 29/CT- TW ngày 21 tháng 1 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tieps tục đẩy mạnh nghị quyết số 41 NQ/TW
- Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính Trị (khóa IX) “Về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
- Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT- BCA- BTNMT ngày 6 tháng 2 năm 2009 Về hướng dẫn hệ phối hợp công taccs phòng, chống tội phạm về môi trường
- Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 Về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 Về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường
- Thông tư 39/2008/TT- BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 Về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ- CP
- Nghị định số 174/2007/NĐ- CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 Của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
PHẦN I
HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. THỰC TRẠNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI RÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
Rác thải trên địa bàn tỉnh phát sinh chủ yếu từ: các hộ gia đình, chợ, khu thương mại, cơ quan, công sở, công trường xây dựng, rác thải, rác đường và bệnh viện. Nhìn vào tình hình thực trạng rác thải trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy mốt số nguyên nhân chính gây sự ô nhiễm môi trường như sau:
- Rác từ các hộ gia đình: chứa chủ yếu là các loại rác thực phẩm, giấy, túi nylon và nhựa, các thành phần rác khác chiếm tỉ lệ rất ít. khoảng 80% là rác thải thực phẩm
- Rác từ cơ quan, trường học: Thành phần chủ yếu rác trường học chứa chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, túi nylon và nhựa thành phần có thể tái chế được là khá lớn như: Giấy, nhựa....Khoảng 70% là rác có thể tái chế được
- Rác từ chợ: Thành phần thay đổi tùy theo lĩnh vực các hoạt động kinh doanh của chợ nhưng chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thông thường, do vậy mà chủ yếu là rác thực phẩm, chất hữu cơ rễ phân hủy và túi nylon. Khoảng 60% là rác hữu cơ.
- Rác thải y tế: Phát sinh trong chuẩn đoán, điều trị hoặc tiêm chủng cho người, động vật. Thành phần chủ yếu là bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm. Có khả năng là mầm bệnh nếu không được xử lý.
- Rác thải nông nghiệp: Phát sinh trong hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là chai lọ, vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy ta có thể thấy lượng rác thải có thể tái chế được chiếm tỉ lệ rất cao, khi được thu gom và phân loại có thể giảm lượng rác thải và đem lại lợi ích về kinh tế.
Trên thực tế việc thu gom, vận chuyển rác còn hạn chế; hầu hết là rác thải chưa được thu gom, vận chuyển theo đúng quy định. Các trường học thiếu những thùng giác để thu gom rác, rác trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được phân loại quản lý, thu gom và vận chuyển theo đúng quy định.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
1.Những kết quả đạt được:
Tổ chức phát động phong tào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường: Đoàn thanh niên thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường) Ra quân vệ sinh và bảo vệ môi trường năm 2011, tổ chức Diễn đàn trẻ em với môi trường an toàn và thân thiện, mùa hè tình nguyện trên quê hương Bàn Giản- Huyện Lập Thạch, liên đội trường THCS Tân Tiến- Huyện Vĩnh Tường: phát động phong trào “Tiếng trống nhặt rác”, thanh niên Vĩnh Phúc- chung tay hành động vì môi trường. Tất cả các hoạt động đó đã thực sự góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường của các đơn vị Xã Phường và Thị Trấn.
2. Những tồn tại và nguyên nhân:
Nhìn chung công tác quản lý và thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém.
Một số mặt hạn chế của công tác thu gom và phân loại rác thải trên địa bàn Tỉnh:
* Hệ thống quản lý nhà nước:
+ Các Xã, Phường, Thị Trấn chưa xây dựng kế hoạc quản lý rác thải phù hợp, chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường, chưa đầy đủ các phương tiện dùng để trung chuyển rác thải đến bãi tập kết
* Kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý:
+ chưa xây dựng được hệ thống thu gom, phân loại rác thải tại nguồn đối với rác thải trong sinh hoạt
+ Công tác thu gom và xử lý rác thải chưa tiến hành đồng bộ: đa số các Xã , Phường, Thị Trấn chưa có hệ thông thu gom rác thải. Sự tham gia của cộng đồng vào việc thu gom và phân loại rác thải chưa rộng rãi, một số tổ thu gom rác thải đã hình thành ở một số Xã, Phường, Thị Trấn nhưng quá trình thực hiện chưa có hiệu quả, chưa được lãnh đạo của các địa phương quan tâm và tạo điều kiện hoạt động.
+ Rác thải sinh hoạt ở các Xã, Phường, Thị Trấn chưa có nơi tập chung cụ thể thường đổ dọc bên đường quốc lộ 2, dọc các bờ sông, bờ kênh hay trên đường phố...
* Giáo dục cộng đồng:
+ Hầu hết các Xã, Phường, Thị Trấn chưa tổ chức các lớp tập huấn cho nhân dân nhằm nâng cao ý thức tự giác về việc xả rác, tồn trữ, thu gom rác...
+ Công tác tuyên truyền chưa phổ biến, chưa chuyển tải được hết nội dung cho người dân, ý thức của mỗi người dân thực sự chưa cao
Nhìn chung công tác thu gom ,phân loại , quản lý, xử lý rác thải trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua còn nhiều bất cập, không hiệu quả. Cá nhân còn tùy tiênh xả rác thải ra môi trường.
PHẦN II
MỤC ĐÍCH, GIẢI PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
I.MỤC TIÊU:
Cải thiện được môi trường và giải quyết được vấn đề rác thải trên địa bàn Tỉnh đến năm 2014, phấn đấu đến đầu năm 2014 và đạt các mục tiêu sau:
1. 100% người dân trong Tỉnh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, thay đổi những hành vi thường xuyên vi phạm
2. Ít nhất 90% người dân 137 Xã, Phường, Thị Trấn cùng nhau thực hiện thu gom và phân loại rác thải tại nguồn theo đúng quy định.
3.Ít nhất 90% rác thải trong các khu dân cư tập trung và rác thải của các doanh nghiệp được thu gom, phân loại và xử lý đúng theo quy định.
4. Ít nhất 75% rác chợ được thu gom, phân loại và xử lý đúng theo quy định
5. Phấn đấu đến đầu năm 2014 có ít nhất 80% Xã, Thị Trấn có đầy đủ phương tiện trung chuyển rác thải và bãi tập trung
Mục đích của quản lý và phân loại rác thải:
- Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
- Bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Tái chế sử dụng tối đa.
- Giảm thiểu được lượng chất thải lớn vì “ đã được tái chế”
- Tăng nguồn nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất như: sản xuất giấy, sản xuất đồ nhựa...
II. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
1. Một số phương án lựa chọn để thực hiện:
Phương án 1:
- Các Xã, Phường, Thị Trấn quy hoạch bãi rác, đồng thời thành lập hệ thống thu gom, tổ chức thực hiện việc thu gom, vận chuyển rác về Bãi tập trung của Xã, Phường, Thị Trấn để xử lý theo quy định
- Giao nhà máy nước thu gom đối với các trục đường chính, khu vực công cộng (nếu có phát sinh) đưa về bãi tập trung của các Xã, Phường, Thị Trấn để xử lý theo quy định (rác ở các trục đường thuộc Xã, Phương, Thị Trấn nào thì đem về Bải rác thuộc Xã, Phường, Thị Trấn đó để xử lý đúng theo quy định)
+ Thuận lợi: Hạn chế được quãng đường chung truyển thu gom rác thải đến bãi tập kết tiết kiệm được kinh phí vận chuyển
+ Khó khăn: Việc quy hoạch bãi rác cho từng Xã, Phường, Thị Trấn là khó khăn và tốn kém rất nhiều chi phí. Trong tương lai gần khó kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm vì hệ thống xử lý khó có thể đạt tiêu chuẩn theo quy định, nếu để nhà máy nước thu gom trục đường chính thì các hộ gia đình thiếu ý thức sẽ mang rác xả tại các trục đường chính ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường
Kết luận: Phương án này khó có thể triển khai vì khó có thể xin được chủ trương của tỉnh để quy hoạch bãi rác, tốn rất nhiều kinh phí và việc phòng ngưa kiểm soát ô nhiễm khó khăn.
Phương án 2:
- Người dân của 137 Xã, Phường và Thị Trấn cùng nhau thua gom và phân loại rác thải tại nguồn
- Trang bị những thùng chứa rác và phân loại rác tại những nơi tập chung đông dân cư vd: đặt cạnh thùng chứa rác hữu cơ có màu xanh là thùng chứa rác vô cơ có màu da cam
ảnh minh họa.
- Trang bị cho các hộ gia đình 2 loại túi có màu sắc khác nhau: vd túi màu hồng đựng rác vô cơ, túi màu xanh đựng rác hữu cơ
- Thay bằng sử dụng các túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình bằng các túi giấy hay các túi phân hủy trong thời gian ngắn ngày vd: túi rứa
- Ở các Xã, Phường, Thị Trấn thành lập các đội thanh niên tự quản với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực thuộc địa phương mình quản lý về công tác xả thải của người dân theo đúng quy định
- Tổ chức các cuộc thi về sự sáng tạo của thanh niên trong việc thu gom và phân loại rác thải
- Có những biện pháp xử lý mạnh đối với những cá nhân, những tập thể có hành vi vi phạm
- Thuận lợi và khó khăn
+ Thuận lợi: Giảm được lượng rác thải lớn vì đã qua khâu phân loại tại nguồn, tăng nguồn nguyên liệu vì đã được phân loại sử dụng để tái chế vd: giấy, nhựa, sắt... giảm được lượng túi nylon trong sinh hoạt hàng ngày, giảm được chi phí ban đầu, kiểm soát phòng ngừa tốt, giảm triệt để nguồn gốc gây ô nhiễm; rác được xử lý kịp thời đúng nơi quy định, kinh phí vận chuyển và chi trả hệ thống thu gom giảm hơn so với phương án 1
+ Khó khăn: Thay thế dùng túi nylon bằng các loại túi dễ phân hủy hơn trong sinh hoạt hàng ngày rất tốn kém về chi phí, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các nghành và cộng đồng; nhất là tổ chức hoạt động 137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải
Kết luận: Phương án này có thể triển khai thực hiện khi phí đầu tư bỏ ra khá phù hợp, có thêm thu nhập từ khâu thu gom và phân loại rác thải tại nguồn
2. Lựa chọn biện pháp thực hiện:
Qua phân tích khó khăn và thuận lợi của hai phương án trên cho thấy: Lựa chọn phương án 2 là khả thi hơn cả, phương án này dễ triển khai thực hiện, giải quyết triết để nguồn gốc gây ô nhiễm.
III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
+ Phối hợp với Bộ văn hóa- Thông tin áp dụng thêm tiêu chí “thu gom và phân loại rác thải tại các làng” để được công nhận là làng văn hóa.
+ Trên cơ sở đề án này các Xã, Phường, Thị Trấn xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể cho địa phương mình.
+ Tuyên truyền các nội dung của đề án này để tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Tỉnh biết và thực hiện.
+ Thành lập hệ thống thu gom, phân loại rác thải tại các: Xã, Phường, Thị Trấn có thể thành lập tổ thu gom và phân loại rác thải từ các xóm, hoặc giao nhiệm vụ cho các hợp tác xã triển khai thực hiện.
+ Xử lý vi phạm: Ở các Xã, Phường, Thị Trấn thành lập các đội thanh niên tự quản với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực thuộc địa phương mình quản lý nếu có cá nhân, tổ chức vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường thi xử phạt theo nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
IV. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
Tập trung tuyên truyền các nội dung của đề án này đến toàn thể nhân dân trên địa bàn Tỉnh. Đến trước ngày 01/01/2012 các Xã, Phường, Thị Trấn phải có hệ thống thu gom và phân loại rác thải, có đầy đủ các thùng chứa rác và phân loại rác tại các nơi công cộng, khu đông dân cư.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN.
- Xin nguồn hỗ trợ từ Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh
-
Tổng kinh phí 350.000.000 đ
Kinh phí tuyên truyền 20.000.000 đ
Kinh phí mua thùng chứa rác và phân loại rác cho 137 Xã, Phường, Thị Trấn
274 000.000 đ
Kinh phí chi cho hoạt động thu gom rác thải cho 137 Xã, Phường, Thị Trấn
56 000.000 đ
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
Để tổ chức, triển khai Đề án “137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012- 2014” đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Đoàn Thanh Niên Tỉnh Đoàn phân công cụ thể cho các cấp Đoàn Thanh Niên cơ sở như sau:
1. Phối hợp với Đài Truyền Thanh tại cơ sở tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về đề án “137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012- 2014” để nhân dân chuyển từ nhận thức sang hành động thực tiễn một cách nghiêm túc để bảo vệ môi trương.
2. Thành lập các đội Thanh Niên tự quản với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực thuộc địa phương mình quản lý.
3. Tổ chức các hoạt động cho Đoàn Thanh Niên về thu gom và phân loại rác trên địa bàn mình.
4. Phối hợp với công nhân đô thị tại cơ sơ về bố trí địa điểm tập trung rác tái chế được, và rác không thể tái chế để xử lý đúng theo quy định.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận:
- Đề án này phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn Tỉnh hiện nay nên có tính khả thi cao. Khi triển khai sẽ giải quyết được một lượng lớn rác thải, tăng thêm thu nhập về kinh tế khi rác thải đươc phân loại và phát triển ý thức tự giác của nhân dân xả rác thải đúng nơi quy định.
II. Kiến nghị:
- Các Ban, Ngành, Tổ chức trên điạ bàn Tỉnh cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường hơn nữa
- Đoàn Thanh Niên các cấp cơ sở tổ chức các hoạt động để khuyến khích các thành phần trên địa bàn cùng tham gia bảo vệ môi trường; đặc biệt là công tác thu gom và phân loại rác thải.
CÁC BẠN GÓP Ý CHO MÌNH NHA
137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012 – 2014
I.SỰ CẦN THIẾT ĐỂ BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh nói chung, công tác thu gom rác thải ở các Huyện, các Xã, các Phường, các thị trấn nói riêng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do người dân chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác thu gom, phân loại rác thải (bảo vệ môi trường) chưa biến nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân thành những hành động cụ thể. Mặt khác việc phân công phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, xử lý và thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh nói riêng chưa rõ ràng mà còn chung chung, mang tính hình thức, chưa có những biện pháp xử lý kịp thời, chưa có những hình thức xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm.
Từ những lý do trên, Đoàn Thanh Niên tỉnh xây dựng đề án: “137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012 – 2014” nhằm đánh giá thực trạng công việc thu gom, phân loại rác trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề ra mục tiêu nhiệm vụ để thực hiện và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho Đoàn Thanh Niên các cấp cơ sở và mỗi người dân trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu tình hình xả rác bừa bãi, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
-Nghị định số 59/2007/NĐ- CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 Về quản lý chất thải rắn
- Chỉ thị số 29/CT- TW ngày 21 tháng 1 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tieps tục đẩy mạnh nghị quyết số 41 NQ/TW
- Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính Trị (khóa IX) “Về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
- Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT- BCA- BTNMT ngày 6 tháng 2 năm 2009 Về hướng dẫn hệ phối hợp công taccs phòng, chống tội phạm về môi trường
- Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 Về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 Về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường
- Thông tư 39/2008/TT- BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 Về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ- CP
- Nghị định số 174/2007/NĐ- CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 Của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
PHẦN I
HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. THỰC TRẠNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI RÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
Rác thải trên địa bàn tỉnh phát sinh chủ yếu từ: các hộ gia đình, chợ, khu thương mại, cơ quan, công sở, công trường xây dựng, rác thải, rác đường và bệnh viện. Nhìn vào tình hình thực trạng rác thải trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy mốt số nguyên nhân chính gây sự ô nhiễm môi trường như sau:
- Rác từ các hộ gia đình: chứa chủ yếu là các loại rác thực phẩm, giấy, túi nylon và nhựa, các thành phần rác khác chiếm tỉ lệ rất ít. khoảng 80% là rác thải thực phẩm
- Rác từ cơ quan, trường học: Thành phần chủ yếu rác trường học chứa chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, túi nylon và nhựa thành phần có thể tái chế được là khá lớn như: Giấy, nhựa....Khoảng 70% là rác có thể tái chế được
- Rác từ chợ: Thành phần thay đổi tùy theo lĩnh vực các hoạt động kinh doanh của chợ nhưng chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thông thường, do vậy mà chủ yếu là rác thực phẩm, chất hữu cơ rễ phân hủy và túi nylon. Khoảng 60% là rác hữu cơ.
- Rác thải y tế: Phát sinh trong chuẩn đoán, điều trị hoặc tiêm chủng cho người, động vật. Thành phần chủ yếu là bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm. Có khả năng là mầm bệnh nếu không được xử lý.
- Rác thải nông nghiệp: Phát sinh trong hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là chai lọ, vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy ta có thể thấy lượng rác thải có thể tái chế được chiếm tỉ lệ rất cao, khi được thu gom và phân loại có thể giảm lượng rác thải và đem lại lợi ích về kinh tế.
Trên thực tế việc thu gom, vận chuyển rác còn hạn chế; hầu hết là rác thải chưa được thu gom, vận chuyển theo đúng quy định. Các trường học thiếu những thùng giác để thu gom rác, rác trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được phân loại quản lý, thu gom và vận chuyển theo đúng quy định.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
1.Những kết quả đạt được:
Tổ chức phát động phong tào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường: Đoàn thanh niên thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường) Ra quân vệ sinh và bảo vệ môi trường năm 2011, tổ chức Diễn đàn trẻ em với môi trường an toàn và thân thiện, mùa hè tình nguyện trên quê hương Bàn Giản- Huyện Lập Thạch, liên đội trường THCS Tân Tiến- Huyện Vĩnh Tường: phát động phong trào “Tiếng trống nhặt rác”, thanh niên Vĩnh Phúc- chung tay hành động vì môi trường. Tất cả các hoạt động đó đã thực sự góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường của các đơn vị Xã Phường và Thị Trấn.
2. Những tồn tại và nguyên nhân:
Nhìn chung công tác quản lý và thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém.
Một số mặt hạn chế của công tác thu gom và phân loại rác thải trên địa bàn Tỉnh:
* Hệ thống quản lý nhà nước:
+ Các Xã, Phường, Thị Trấn chưa xây dựng kế hoạc quản lý rác thải phù hợp, chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường, chưa đầy đủ các phương tiện dùng để trung chuyển rác thải đến bãi tập kết
* Kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý:
+ chưa xây dựng được hệ thống thu gom, phân loại rác thải tại nguồn đối với rác thải trong sinh hoạt
+ Công tác thu gom và xử lý rác thải chưa tiến hành đồng bộ: đa số các Xã , Phường, Thị Trấn chưa có hệ thông thu gom rác thải. Sự tham gia của cộng đồng vào việc thu gom và phân loại rác thải chưa rộng rãi, một số tổ thu gom rác thải đã hình thành ở một số Xã, Phường, Thị Trấn nhưng quá trình thực hiện chưa có hiệu quả, chưa được lãnh đạo của các địa phương quan tâm và tạo điều kiện hoạt động.
+ Rác thải sinh hoạt ở các Xã, Phường, Thị Trấn chưa có nơi tập chung cụ thể thường đổ dọc bên đường quốc lộ 2, dọc các bờ sông, bờ kênh hay trên đường phố...
* Giáo dục cộng đồng:
+ Hầu hết các Xã, Phường, Thị Trấn chưa tổ chức các lớp tập huấn cho nhân dân nhằm nâng cao ý thức tự giác về việc xả rác, tồn trữ, thu gom rác...
+ Công tác tuyên truyền chưa phổ biến, chưa chuyển tải được hết nội dung cho người dân, ý thức của mỗi người dân thực sự chưa cao
Nhìn chung công tác thu gom ,phân loại , quản lý, xử lý rác thải trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua còn nhiều bất cập, không hiệu quả. Cá nhân còn tùy tiênh xả rác thải ra môi trường.
PHẦN II
MỤC ĐÍCH, GIẢI PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
I.MỤC TIÊU:
Cải thiện được môi trường và giải quyết được vấn đề rác thải trên địa bàn Tỉnh đến năm 2014, phấn đấu đến đầu năm 2014 và đạt các mục tiêu sau:
1. 100% người dân trong Tỉnh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, thay đổi những hành vi thường xuyên vi phạm
2. Ít nhất 90% người dân 137 Xã, Phường, Thị Trấn cùng nhau thực hiện thu gom và phân loại rác thải tại nguồn theo đúng quy định.
3.Ít nhất 90% rác thải trong các khu dân cư tập trung và rác thải của các doanh nghiệp được thu gom, phân loại và xử lý đúng theo quy định.
4. Ít nhất 75% rác chợ được thu gom, phân loại và xử lý đúng theo quy định
5. Phấn đấu đến đầu năm 2014 có ít nhất 80% Xã, Thị Trấn có đầy đủ phương tiện trung chuyển rác thải và bãi tập trung
Mục đích của quản lý và phân loại rác thải:
- Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
- Bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Tái chế sử dụng tối đa.
- Giảm thiểu được lượng chất thải lớn vì “ đã được tái chế”
- Tăng nguồn nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất như: sản xuất giấy, sản xuất đồ nhựa...
II. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
1. Một số phương án lựa chọn để thực hiện:
Phương án 1:
- Các Xã, Phường, Thị Trấn quy hoạch bãi rác, đồng thời thành lập hệ thống thu gom, tổ chức thực hiện việc thu gom, vận chuyển rác về Bãi tập trung của Xã, Phường, Thị Trấn để xử lý theo quy định
- Giao nhà máy nước thu gom đối với các trục đường chính, khu vực công cộng (nếu có phát sinh) đưa về bãi tập trung của các Xã, Phường, Thị Trấn để xử lý theo quy định (rác ở các trục đường thuộc Xã, Phương, Thị Trấn nào thì đem về Bải rác thuộc Xã, Phường, Thị Trấn đó để xử lý đúng theo quy định)
+ Thuận lợi: Hạn chế được quãng đường chung truyển thu gom rác thải đến bãi tập kết tiết kiệm được kinh phí vận chuyển
+ Khó khăn: Việc quy hoạch bãi rác cho từng Xã, Phường, Thị Trấn là khó khăn và tốn kém rất nhiều chi phí. Trong tương lai gần khó kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm vì hệ thống xử lý khó có thể đạt tiêu chuẩn theo quy định, nếu để nhà máy nước thu gom trục đường chính thì các hộ gia đình thiếu ý thức sẽ mang rác xả tại các trục đường chính ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường
Kết luận: Phương án này khó có thể triển khai vì khó có thể xin được chủ trương của tỉnh để quy hoạch bãi rác, tốn rất nhiều kinh phí và việc phòng ngưa kiểm soát ô nhiễm khó khăn.
Phương án 2:
- Người dân của 137 Xã, Phường và Thị Trấn cùng nhau thua gom và phân loại rác thải tại nguồn
- Trang bị những thùng chứa rác và phân loại rác tại những nơi tập chung đông dân cư vd: đặt cạnh thùng chứa rác hữu cơ có màu xanh là thùng chứa rác vô cơ có màu da cam
ảnh minh họa.
- Trang bị cho các hộ gia đình 2 loại túi có màu sắc khác nhau: vd túi màu hồng đựng rác vô cơ, túi màu xanh đựng rác hữu cơ
- Thay bằng sử dụng các túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình bằng các túi giấy hay các túi phân hủy trong thời gian ngắn ngày vd: túi rứa
- Ở các Xã, Phường, Thị Trấn thành lập các đội thanh niên tự quản với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực thuộc địa phương mình quản lý về công tác xả thải của người dân theo đúng quy định
- Tổ chức các cuộc thi về sự sáng tạo của thanh niên trong việc thu gom và phân loại rác thải
- Có những biện pháp xử lý mạnh đối với những cá nhân, những tập thể có hành vi vi phạm
- Thuận lợi và khó khăn
+ Thuận lợi: Giảm được lượng rác thải lớn vì đã qua khâu phân loại tại nguồn, tăng nguồn nguyên liệu vì đã được phân loại sử dụng để tái chế vd: giấy, nhựa, sắt... giảm được lượng túi nylon trong sinh hoạt hàng ngày, giảm được chi phí ban đầu, kiểm soát phòng ngừa tốt, giảm triệt để nguồn gốc gây ô nhiễm; rác được xử lý kịp thời đúng nơi quy định, kinh phí vận chuyển và chi trả hệ thống thu gom giảm hơn so với phương án 1
+ Khó khăn: Thay thế dùng túi nylon bằng các loại túi dễ phân hủy hơn trong sinh hoạt hàng ngày rất tốn kém về chi phí, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các nghành và cộng đồng; nhất là tổ chức hoạt động 137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải
Kết luận: Phương án này có thể triển khai thực hiện khi phí đầu tư bỏ ra khá phù hợp, có thêm thu nhập từ khâu thu gom và phân loại rác thải tại nguồn
2. Lựa chọn biện pháp thực hiện:
Qua phân tích khó khăn và thuận lợi của hai phương án trên cho thấy: Lựa chọn phương án 2 là khả thi hơn cả, phương án này dễ triển khai thực hiện, giải quyết triết để nguồn gốc gây ô nhiễm.
III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
+ Phối hợp với Bộ văn hóa- Thông tin áp dụng thêm tiêu chí “thu gom và phân loại rác thải tại các làng” để được công nhận là làng văn hóa.
+ Trên cơ sở đề án này các Xã, Phường, Thị Trấn xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể cho địa phương mình.
+ Tuyên truyền các nội dung của đề án này để tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Tỉnh biết và thực hiện.
+ Thành lập hệ thống thu gom, phân loại rác thải tại các: Xã, Phường, Thị Trấn có thể thành lập tổ thu gom và phân loại rác thải từ các xóm, hoặc giao nhiệm vụ cho các hợp tác xã triển khai thực hiện.
+ Xử lý vi phạm: Ở các Xã, Phường, Thị Trấn thành lập các đội thanh niên tự quản với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực thuộc địa phương mình quản lý nếu có cá nhân, tổ chức vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường thi xử phạt theo nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
IV. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
Tập trung tuyên truyền các nội dung của đề án này đến toàn thể nhân dân trên địa bàn Tỉnh. Đến trước ngày 01/01/2012 các Xã, Phường, Thị Trấn phải có hệ thống thu gom và phân loại rác thải, có đầy đủ các thùng chứa rác và phân loại rác tại các nơi công cộng, khu đông dân cư.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN.
- Xin nguồn hỗ trợ từ Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh
-
Tổng kinh phí 350.000.000 đ
Kinh phí tuyên truyền 20.000.000 đ
Kinh phí mua thùng chứa rác và phân loại rác cho 137 Xã, Phường, Thị Trấn
274 000.000 đ
Kinh phí chi cho hoạt động thu gom rác thải cho 137 Xã, Phường, Thị Trấn
56 000.000 đ
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
Để tổ chức, triển khai Đề án “137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012- 2014” đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Đoàn Thanh Niên Tỉnh Đoàn phân công cụ thể cho các cấp Đoàn Thanh Niên cơ sở như sau:
1. Phối hợp với Đài Truyền Thanh tại cơ sở tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về đề án “137 Xã, Phường, Thị Trấn thu gom và phân loại rác thải 2012- 2014” để nhân dân chuyển từ nhận thức sang hành động thực tiễn một cách nghiêm túc để bảo vệ môi trương.
2. Thành lập các đội Thanh Niên tự quản với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực thuộc địa phương mình quản lý.
3. Tổ chức các hoạt động cho Đoàn Thanh Niên về thu gom và phân loại rác trên địa bàn mình.
4. Phối hợp với công nhân đô thị tại cơ sơ về bố trí địa điểm tập trung rác tái chế được, và rác không thể tái chế để xử lý đúng theo quy định.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận:
- Đề án này phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn Tỉnh hiện nay nên có tính khả thi cao. Khi triển khai sẽ giải quyết được một lượng lớn rác thải, tăng thêm thu nhập về kinh tế khi rác thải đươc phân loại và phát triển ý thức tự giác của nhân dân xả rác thải đúng nơi quy định.
II. Kiến nghị:
- Các Ban, Ngành, Tổ chức trên điạ bàn Tỉnh cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường hơn nữa
- Đoàn Thanh Niên các cấp cơ sở tổ chức các hoạt động để khuyến khích các thành phần trên địa bàn cùng tham gia bảo vệ môi trường; đặc biệt là công tác thu gom và phân loại rác thải.
CÁC BẠN GÓP Ý CHO MÌNH NHA