meomaythongminh
Cây đầu làng
- Tham gia
- 24/5/07
- Bài viết
- 691
- Cảm xúc
- 7
Tiếp tục phát sinh nhiều vướng mắc
SGGP:: Cập nhật ngày 25/05/2007 lúc 03:42'(GMT+7)
Sau 4 năm triển khai chương trình, ngày 24-5, UBND TPHCM đã tổ chức lễ tổng kết và trao bằng khen cho 218 đơn vị, cá nhân. Nhưng nghi vấn đặt ra, khen nhiều liệu ô nhiễm có được xóa sổ?
*
Gần 90% đơn vị đã khắc phục
Một nhà máy sản xuất cao su ở KCN Tân Phú Trung, Củ Chi phun khói gây ô nhiễm.
Theo Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường TPHCM, đến nay có 1.261 đơn vị đã di dời, ngưng sản xuất, khắc phục ô nhiễm, đạt gần 90%. Nhiều vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian dài đã trở lại trong lành như khu vực các nhà máy thép ở quận 7, các cơ sở sản xuất nhôm và thuộc da ở quận Tân Bình…
Mặt dù thành quả đạt được khá lớn nhưng thực tế nảy sinh hàng loạt vướng mắc. Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp cho biết, kế hoạch ban đầu chỉ có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải di dời nhưng trong quá trình triển khai, cuối năm 2006 thì thống kê lên tới 1.402 đơn vị! Chính việc phát sinh số lượng lớn các doanh nghiệp đã đẩy TP vào thế lúng túng. Diện tích đất sẵn sàng cho thuê của các khu công nghiệp (KCN) không đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc không thích hợp đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khi có đến 66% đối tượng thuộc loại này.
Mặt khác, giá thuê đất tại KCN cao; diện tích cho mỗi đơn vị thuê tối thiểu là 5.000m2 trong khi nhu cầu của các cơ sở này chỉ từ 200 đến 1.000m2. Bên cạnh đó, TP có quy hoạch thêm các KCN và cụm công nghiệp để tiếp nhận các cơ sở di dời nhưng tiến độ còn rất chậm: cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề 150ha ở kế khu công nghiệp An Hạ chưa đưa vào khai thác, cụm công nghiệp Lê Minh Xuân với diện tích 396,7ha thì… đang chờ duyệt quy hoạch chi tiết, KCN Tân Phú Trung chưa tích cực giải quyết việc hoán đổi đối với các DN di dời…
Xưởng gia công kết cấu thép tại quận 9 gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: THÀNH TÂM
Khó khăn nữa là vốn, do việc di dời cần phải kết hợp đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng mặt bằng sản xuất. Đối với doanh nghiệp nhà nước, muốn bán mặt bằng phải trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê, còn doanh nghiệp phải vay vốn thì khó tìm được nguồn vay…
Đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu vốn từ mặt bằng cũ sang để đầu tư mặt bằng mới còn nhiều vướng mắc do kéo dài thời gian mua bán, chuyển nhượng… làm chậm tiến độ di dời. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc các bộ ngành chưa thật sự hợp tác với TP trong việc thực hiện chương trình này!
*
Sẽ cưỡng chế, buộc ngưng hoạt động!
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBNDTP cho biết, mặc dù việc thực hiện có nhiều hiệu quả nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra hết sức nguy cấp. Chẳng hạn, tại cầu Xáng, một ngày nước xả ra 3 - 4 “màu” từ KCN Tân Phú Trung, hoặc nước Kênh Đông (Củ Chi) từ hồ Dầu Tiếng chảy về, trước đây trong lành đến độ “múc lên uống được” nay hôi thúi khủng khiếp.
Mặt khác, hàng loạt cơ sở sản xuất gây ô nhiễm xuất hiện rải rác tại các quận huyện đáng báo động. “Không phải chúng ta giàu rồi nói chuyện di dời nhưng việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhân dân, tiền thuốc men chữa bệnh sẽ tốn hơn rất nhiều so với phát triển kinh tế mang lại”, ông Nguyễn Trung Tín khẳng định.
Một góc Công ty xi măng Hà Tiên 1. Ảnh: THÀNH TÂM
Về biện pháp di dời, ông Nguyễn Trung Tín cho biết, trừ những doanh nghiệp quá lớn cần có lộ trình, những đơn vị còn lại nếu không khắc phục ô nhiễm, không di dời sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường, kiên quyết phải phạt hoặc cưỡng chế ngưng hoạt động. Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải rà soát lại việc xử lý các doanh nghiệp, tình hình ô nhiễm và các cơ quan chức năng phải tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp di dời.
Trong quá trình di dời, TP khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi máy móc, công nghệ, đổi mới cả ngành nghề chuyển sang công nghệ cao để làm ăn đạt hiệu quả, phát triển bền vững. “Làm tốt chương trình này là chúng ta bảo vệ nước đầu nguồn. Lo nhất là lúc nào đó nước sông Sài Gòn, sông Đồng Nai không uống được nữa!”, Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Trung Tín bày tỏ.
Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp cho biết tình trạng ô nhiễm của Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ thực vật Sài Gòn, quận 7, đang được tiến hành kiểm tra. Nhà máy Xi măng Hà Tiên triển khai di dời vào khu công nghiệp Phú Hữu, nhưng hiện bị vướng về quy trình duyệt.
Đối với Nhà máy thuốc là Sài Gòn, việc di dời còn một số vướng mắc nên được Thủ tướng cho phép đến năm 2012. Nhà máy cơ bản đã giảm thiểu ô nhiễm vì công đoạn ủ thuốc đã chuyển sang nơi khác, mùi hôi hiện nay xuất phát từ khâu dỡ nguyên liệu đưa vào dây chuyền chế biến”.
SGGP:: Cập nhật ngày 25/05/2007 lúc 03:42'(GMT+7)
Sau 4 năm triển khai chương trình, ngày 24-5, UBND TPHCM đã tổ chức lễ tổng kết và trao bằng khen cho 218 đơn vị, cá nhân. Nhưng nghi vấn đặt ra, khen nhiều liệu ô nhiễm có được xóa sổ?
*
Gần 90% đơn vị đã khắc phục
Một nhà máy sản xuất cao su ở KCN Tân Phú Trung, Củ Chi phun khói gây ô nhiễm.
Theo Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường TPHCM, đến nay có 1.261 đơn vị đã di dời, ngưng sản xuất, khắc phục ô nhiễm, đạt gần 90%. Nhiều vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian dài đã trở lại trong lành như khu vực các nhà máy thép ở quận 7, các cơ sở sản xuất nhôm và thuộc da ở quận Tân Bình…
Mặt dù thành quả đạt được khá lớn nhưng thực tế nảy sinh hàng loạt vướng mắc. Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp cho biết, kế hoạch ban đầu chỉ có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải di dời nhưng trong quá trình triển khai, cuối năm 2006 thì thống kê lên tới 1.402 đơn vị! Chính việc phát sinh số lượng lớn các doanh nghiệp đã đẩy TP vào thế lúng túng. Diện tích đất sẵn sàng cho thuê của các khu công nghiệp (KCN) không đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc không thích hợp đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khi có đến 66% đối tượng thuộc loại này.
Mặt khác, giá thuê đất tại KCN cao; diện tích cho mỗi đơn vị thuê tối thiểu là 5.000m2 trong khi nhu cầu của các cơ sở này chỉ từ 200 đến 1.000m2. Bên cạnh đó, TP có quy hoạch thêm các KCN và cụm công nghiệp để tiếp nhận các cơ sở di dời nhưng tiến độ còn rất chậm: cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề 150ha ở kế khu công nghiệp An Hạ chưa đưa vào khai thác, cụm công nghiệp Lê Minh Xuân với diện tích 396,7ha thì… đang chờ duyệt quy hoạch chi tiết, KCN Tân Phú Trung chưa tích cực giải quyết việc hoán đổi đối với các DN di dời…
Xưởng gia công kết cấu thép tại quận 9 gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: THÀNH TÂM
Khó khăn nữa là vốn, do việc di dời cần phải kết hợp đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng mặt bằng sản xuất. Đối với doanh nghiệp nhà nước, muốn bán mặt bằng phải trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê, còn doanh nghiệp phải vay vốn thì khó tìm được nguồn vay…
Đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu vốn từ mặt bằng cũ sang để đầu tư mặt bằng mới còn nhiều vướng mắc do kéo dài thời gian mua bán, chuyển nhượng… làm chậm tiến độ di dời. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc các bộ ngành chưa thật sự hợp tác với TP trong việc thực hiện chương trình này!
*
Sẽ cưỡng chế, buộc ngưng hoạt động!
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBNDTP cho biết, mặc dù việc thực hiện có nhiều hiệu quả nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra hết sức nguy cấp. Chẳng hạn, tại cầu Xáng, một ngày nước xả ra 3 - 4 “màu” từ KCN Tân Phú Trung, hoặc nước Kênh Đông (Củ Chi) từ hồ Dầu Tiếng chảy về, trước đây trong lành đến độ “múc lên uống được” nay hôi thúi khủng khiếp.
Mặt khác, hàng loạt cơ sở sản xuất gây ô nhiễm xuất hiện rải rác tại các quận huyện đáng báo động. “Không phải chúng ta giàu rồi nói chuyện di dời nhưng việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhân dân, tiền thuốc men chữa bệnh sẽ tốn hơn rất nhiều so với phát triển kinh tế mang lại”, ông Nguyễn Trung Tín khẳng định.
Một góc Công ty xi măng Hà Tiên 1. Ảnh: THÀNH TÂM
Về biện pháp di dời, ông Nguyễn Trung Tín cho biết, trừ những doanh nghiệp quá lớn cần có lộ trình, những đơn vị còn lại nếu không khắc phục ô nhiễm, không di dời sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường, kiên quyết phải phạt hoặc cưỡng chế ngưng hoạt động. Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải rà soát lại việc xử lý các doanh nghiệp, tình hình ô nhiễm và các cơ quan chức năng phải tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp di dời.
Trong quá trình di dời, TP khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi máy móc, công nghệ, đổi mới cả ngành nghề chuyển sang công nghệ cao để làm ăn đạt hiệu quả, phát triển bền vững. “Làm tốt chương trình này là chúng ta bảo vệ nước đầu nguồn. Lo nhất là lúc nào đó nước sông Sài Gòn, sông Đồng Nai không uống được nữa!”, Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Trung Tín bày tỏ.
Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp cho biết tình trạng ô nhiễm của Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ thực vật Sài Gòn, quận 7, đang được tiến hành kiểm tra. Nhà máy Xi măng Hà Tiên triển khai di dời vào khu công nghiệp Phú Hữu, nhưng hiện bị vướng về quy trình duyệt.
Đối với Nhà máy thuốc là Sài Gòn, việc di dời còn một số vướng mắc nên được Thủ tướng cho phép đến năm 2012. Nhà máy cơ bản đã giảm thiểu ô nhiễm vì công đoạn ủ thuốc đã chuyển sang nơi khác, mùi hôi hiện nay xuất phát từ khâu dỡ nguyên liệu đưa vào dây chuyền chế biến”.