Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Diễn biến thời tiết năm 2010 có trở lại?

lientthb

Hạt giống tốt
Tham gia
14/4/11
Bài viết
4
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mùa hè năm 2010, nhiệt độ tăng kỷ lục đã đe dọa thành phố Max-cơ-va. Lúc đầu mọi người nghĩ đó chỉ là một đợt nắng nóng bình thường, nhưng rồi đợt nắng đến cháy da cháy thịt đó đã kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 8. Ở Miền Tây nước Nga, thời tiết quá nóng và khô đến nỗi mỗi ngày xuất hiện từ 300 đến 400 vụ cháy. Hàng triệu héc ta rừng cháy rụi. Hàng nghìn ngôi nhà cũng chịu cảnh tương tự. Mùa màng khô héo. Ngày tiếp ngày, Max-cơ-va tắm mình trong màn khói bụi tưởng chừng như vô tận. Người già và bệnh nhân phải dành giật từng hơi thở. Tỷ lệ tử vong vì nắng nóng và khói bụi lên đến mức báo động.
Nhiệt độ trung bình Tháng 7 ở Max-cơ-va tăng tới mức khó tin trên 100C so với thường lệ. Trong suốt đợt nắng nóng, nhiệt độ tại Max-cơ-va hai lần vượt quá 380C . Người dân Max-cơ-va chưa từng trải qua mức nhiệt độ cao như vậy. Xem những hình ảnh về đợt nắng nóng được phát trong thời gian 7 tuần trên các bản tin truyền hình giống như đang xem bộ phim kinh dị không hồi kết. 140 triệu dân Max-cơ-va thực sự đã sốc, thậm chí hoảng loạn khi chứng kiến những gì đang xảy ra với họ và đất nước họ.
Đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục trong suốt 130 năm qua ở Nga đã gây tổn thất nặng nề về kinh tế . Thiệt hại do mất những diện tích rừng hiện có và chi phí phục hồi lên đến 300 tỷ đô la Mỹ. Hàng ngàn nông dân đứng trước nguy cơ phá sản. Vụ lúa mùa của Nga giảm từ 100 triệu tấn xuống còn 60 triệu tấn do mùa màng bị hô héo. Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ ba thế giới đã phải cấm xuất khẩu lúa mì do lo ngại giá lương thực trong nước sẽ tăng cao. Từ giữa tháng 6 đến trung tuần tháng 8, giá lương thực thế giới tăng 60%. Hạn hán kéo dài và nắng nóng bất thường trong lịch sử nước Nga đã đẩy giá lương thực tăng cao trên toàn thế giới.
Cuối tháng 7, trước khi nắng nóng ở Nga kết thúc, xuất hiện những trận mưa lớn ở vùng núi phía Bắc Pa-kix-tan. Sông In-đu, dòng chảy chính ở Pa-kix-tan và các nhánh sông đã tràn. Những con đê ngăn sông dẫn nước vào các kênh đào cung cấp nước tưới cho đồng ruộng không còn tác dụng nữa. Nước đã phủ trắng 1/5 diện tích Pa-kix-tan.
Thiệt hại xảy ra khắp nơi. Khoảng 2 triệu ngôi nhà bị hư hại hoặc tàn phá. Hơn 2 triệu người dân bị ảnh hưởng do lụt lội. Gần 2000 người dân Pa-kix-tan thiệt mạng. Khoảng 6 triệu héc-ta vụ mùa thiệt hại hoặc tàn phá nặng nề. Hơn 1 triệu gia súc, gia cầm chết. Nhiều đường xá, cầu cống bị cuốn trôi. Mặc dù trận lụt được cho là do mưa lớn, nhưng thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trận thiên tai lớn nhất trong lịch sử Pa-kix-tan.
Ngày 26 tháng 5 năm 2010, nhiệt độ chính thức đo được tại Mô-hen-giô-đa-rô, Trung Nam Pa-kix-tan lên tới trên 530C đạt kỷ lục Châu Á. Tuyết và băng ở Miền Tây dãy Hy-ma-lay-a nơi bắt nguồn của nhiều nhánh sông In-đu đã tan chảy rất nhanh. Ik-ban Khan, một nhà nghiên cứu băng tuyết người Pa-kix-tan cho biết băng tan làm mực nước sông In-đu tăng cao trước khi mùa mưa tới.
Tại Việt Nam, năm 2010 chứng kiến những hiện tượng thời tiết “cực đoan” và “dị thường” như nắng nóng kéo dài, mưa lũ lớn tại Bắc Trung Bộ (tháng 10) làm vài chục người chết, mất tích và bị thương. Cuối năm 2010, hạn hán kéo dài đã xảy ra tại nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam làm mực nước các sông lớn xuống thấp kỷ lục. Mực nước Sông Hồng đoạn qua Hà Nội thường xuyên ở mức 1,3m trong khi mực nước trung bình các năm là 2,5 đến 4,5 mét. Mực nước lòng hồ Sông Đà thấp hơn so với yêu cầu tích nước 2,7m.
Liệu diễn biến khí hậu năm 2010 có trở lại trong năm 2011? Theo các nhà khoa học trên thế giới, những gì đã xảy ra với Nga và Pa-kix-tan vào mùa hè năm 2010 là những ví dụ tiên phong cho những gì sẽ diễn ra tiếp theo nếu chúng ta tiếp tục giữ lối làm ăn kinh tế như hiện nay. Phương tiện truyền thông miêu tả đợt nắng nóng ở Nga và lũ lụt ở Pa-kix-tan là thảm hoạ thiên nhiên. Nhưng có hẳn là như vậy? Các nhà khí hậu học đã nhiều lần lên tiếng nhiệt độ trái đất tăng sẽ gây ra các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt. Các nhà sinh thái học cũng đã cảnh báo khi sức ép của con người lên hệ sinh thái quá mức và khi rừng và đồng cỏ bị phá huỷ thì lũ lụt sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng.[/FONT][/SIZE][/SIZE]
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua