Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Điều gì xảy ra khi mái nhà của thế giới tan chảy?

leeahnjun

Cây công nghiệp
Tham gia
29/8/19
Bài viết
279
Cảm xúc
200
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Điều gì xảy ra khi mái nhà của thế giới tan chảy?

Băng ở các dãy núi vùng Nam Á từ lâu đã bắt đầu tan thành nước, khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ xảy ra lũ lụt bất cứ lúc nào.

Đầu năm 2019, Trung tâm nghiên cứu Núi quốc tế đã công bố phân tích chi tiết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sông băng của dãy núi Himalaya, Hindu Kush, Karakoram và Pamir tại các quốc gia Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Myanmar. Nghiên cứu cảnh báo rằng, dựa vào tốc độ nóng lên toàn cầu hiện tại, khoảng 56.000 sông băng sẽ biến mất vào năm 2100. Việc các sông băng tan chảy sẽ ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của hơn 1,9 tỷ người sống tại Nam Á, vốn phụ thuộc nguồn nước vào các sông băng. Cùng với đó, các hoạt động dân sinh như nông nghiệp, thủy điện và du lịch trong khu vực cũng bị tác động tiêu cực do sự thay đổi lưu vực các dòng sông.

Tuy nhiên, yếu tố nguy hiểm nhất của sông băng tan chảy chính là các hồ nước hình thành trên các sườn núi. Từ năm 1990 đến 2010, hơn 900 hồ nước mới được hình thành trên các dãy núi cao của châu Á. Theo dõi vệ tinh ảnh, các nhà khoa học đã nhận ra sự tăng số lượng đột biến của các hồ nước trên các dãy núi cao và chưa có con số thống kê chính xác về các hồ nước mới được hình thành do sông băng tan chảy.

Đánh giá về vấn đề này, nhà thám hiểm, nhà địa lý thuộc Đại học Colorado, Alton Byers cho biết: “Sự tan chảy của các sông băng đang xảy ra nhanh hơn so với dự kiến”.

Theo ông Alton Byers, Trái Đất nóng lên dẫn tới băng ở các đỉnh núi tan chảy. Chúng đầu tiên tạo thành các vũng nước nhỏ, sau đó hội tụ thành các hồ nước lớn hàng triệu m3 trên lưng chừng núi. Khi các hồ nước này vỡ, chúng tạo thành các trận lụt lớn có sức phá hoại khủng khiếp. Trận lũ lụt ở Himalaya kinh khủng nhất đã xảy ra ở vùng Khumbu của Nepal vào ngày 4-8-1985 chính là điển hình. Sau đợt tuyết lở đổ xuống sông băng Langmoche và tràn xuống hồ Dig, các làn sóng cao 4-6m đã phá vỡ con đập và giải phóng hơn 1,3 tỷ m3 nước, tương đương với 2.000 bể bơi có kích cỡ tiêu chuẩn của Olympic. Trận lụt đã tàn phá 14 cây cầu, 30 ngôi nhà và một nhà máy thủy điện và sinh mạng của rất nhiều người dân địa phương.

Từ cuối những năm 1980, các nhóm các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu thí điểm 2 hồ nước trên dãy Himalaya. Hình ảnh vệ tinh cho thấy một hồ nước mới được hình thành với tên gọi Imja đang mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn năm 2000 đến 2007, diện tích bề mặt của hồ đã tăng thêm khoảng 100m2.

Giám đốc Viện biến đổi khí hậu tại Đại học Maine, Paul Mayewski dẫn đầu đoàn nghiên cứu sông băng tại Nepal cho biết, việc sông băng tan chảy tại địa hình dốc đã tạo ra những hồ nước nhân tạo và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chỉ tính riêng tại Nepal, có ít nhất 42 hồ nước tự nhiên và nhân tạo trên núi bị ảnh hưởng bởi việc các sông băng tan chảy có khả năng vỡ bất kỳ lúc nào. Nếu tính ở quy mô dãy Himalaya, con số này có thể tăng lên nhiều lần.
duong-len-noc-nha-chau-au-dinh-elbrus_ejrc.jpg

Để đối phó với các hồ nước trên núi cao do các sông băng tan chảy tạo ra, nhiều quốc gia đã tính tới phương án thoát dần nước để giảm sức ép và nguy cơ lũ lụt. Peru hiện là quốc gia đang có đối sách hiệu quả với việc các sông băng tan chảy. Trong vài thập kỷ qua, Peru đã mất 50% sông băng và từng trải qua các trận lụt kinh hoàng do các hồ nước trên núi cao tan vỡ. Sau trận lụt kinh hoàng từ hồ Palcacocha khiến 5.000 người thiệt mạng, hơn ⅓ thành phố Huaraz thiệt hại nặng nề, người Peru đã tìm ra cách để thoát nước từ những hồ băng có nguy cơ vỡ cao. Hàng chục hồ nước trên núi cao ở Peru đã được cải tạo thành nhà máy thủy điện hoặc hồ thủy lợi để tận dụng nguồn nước và hạn chế nguy cơ lũ lụt do chúng gây ra.

Tuy nhiên, cách xử lý tại Peru không thể áp dụng tại Nepal do sự hiểm trở của địa hình. Chuyên gia về hiểm họa địa lý người Anh, John Reynold cho biết: “Tại Peru, bạn có thể đi ô tô xung quanh các hồ nước, nhưng tại Nepal, bạn phải mất từ năm đến sáu ngày chỉ để đi bộ từ điểm này tới điểm khác của hồ nước”.

Để hạn chế nguy cơ vỡ đập, năm 2016, quân đội Nepal đã cố gắng rút cạn hồ Imja. Dù hiệu quả của phương án này cần có thời gian kiểm chứng, nhưng nó đã cho thấy nỗ lực của Chính phủ Nepal trong việc đối phó với nguy cơ thảm họa do các sông băng tan chảy.

St
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,859
Bài viết
42,174
Thành viên
31,232
Thành viên mới nhất
khachmua