huongdiu179
Mầm xanh
- Bài viết
- 14
Các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo, PCB là nhóm hợp chất rất độc hại, được tích lũy qua chuỗi thức ăn, gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như phá hủy gan, làm biến đổi gen, tác động đến hệ thần kinh, thậm chí có khả năng gây ung thư dù chỉ với nồng độ nhỏ. PCB có tính bền vững, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên và phát tán trên diện rộng. Việt Nam tuy không sản xuất PCB, nhưng nhập khẩu 27.000 - 30.000 tấn dầu chứa PCB, chủ yếu dưới dạng dầu cách điện trong các thiết bị điện như máy biến áp và tụ điện. Khảo sát ban đầu của Tổng cục Môi trường cho thấy, ở Việt Nam tồn tại hàng chục nghìn tấn dầu có khả năng chứa PCB.
Để BVMT và bảo vệ sức khỏe con người trước những tác hại của các nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP), trong đó có PCB, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm (KHQG) vào năm 2006, đồng thời, đề ra mục tiêu: "Loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc trước năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB trước năm 2028". Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất, hàng hóa nguy hiểm và chất thải nguy hại (CTNH), trong đó có PCB. Cụ thể, tại Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, PCB đuợc xác định là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất phải hạn chế sản xuất, kinh doanh tại phụ lục II. Việc quản lý vận chuyển hợp chất PCB và vật liệu chứa hợp chất PCB được áp dụng với hàng hóa nguy hiểm nhóm 9, thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an, được quy định tại Nghị định số 104/NĐ-CP và Nghị định 29/2005/NĐ-CP của Chính phủ về danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận tải hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện cơ giới và đường thủy. Liên quan đến quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các thiết bị, vật liệu chứa PCB được quy định tại Thông tư 0l/2006/TT BCN của Bộ Công nghiệp về Hướng dẫn quản lý xuất, nhập khẩu hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại thuộc diện quản lý chuyên ngành. PCB và các sản phẩm chứa PCB là hóa chất độc hại và sản phẩm hóa chất độc hại thuộc diện quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, chỉ được phép nhập khẩu khi có giấy phép của Bộ TN&MT. Bộ TN&MT là đơn vị xác nhận điều kiện xuất nhập khẩu PCB, việc xuất nhập khẩu PCB phải tuân theo quy trình của Tổng cục Hải quan. Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT về quản lý CTNH, PCB và các thiết bị, vật liệu chứa PCB được xác định là CTNH. Thông tư này quy định, chủ nguồn thải nguy hại cần có trách nhiệm đăng ký, báo cáo, xác định, dán nhãn, vận chuyển và thải bỏ an toàn CTNH. Trên cơ sở các quy định trên, các thiết bị,vật liệu có PCB hoặc nghi nhiễm PCB đều phải được quản lý an toàn như với hóa chất, hàng hóa độc hại và CTNH. Các thiết bị, vật liệu là chất thải có PCB chỉ được phép lưu giữ, vận chuyển khi được Bộ TN&MT cấp phép.
Nhằm giúp các doanh nghiệp có các quy chuẩn, thông số kỹ thuật để thực hiện theo đúng tiêu chuẩn về môi trường, thời gian qua, Bộ TN&MT đã xây dựng một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến quản lý PCB và CTNH trong chất thải, nước thải công nghiệp và trong nguồn cấp cho lò nung xi măng. Để công tác quản lý PCB đạt hiệu quả, khung pháp lý về quản lý PCB đã, đang và sẽ được tiếp tục hoàn thiện với các giai đoạn của vòng đời hóa chất từ nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán tới sử dụng và tiêu hủy, cùng với đó là xây dựng các tiêu chuẩn về nồng độ PCB trong không khí, đất, nước, trong thực phẩm.
Theo KHQG, các doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng thiết bị, vật liệu có PCB trước năm 2020 và phải tiêu hủy an toàn trước năm 2028. Vì thế, việc quản lý an toàn đối với các thiết bị, sản phẩm có chứa PCB càng trở nên cấp bách, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của các Bộ, ngành, lực lượng chức năng và doanh nghiệp. Là chủ sở hữu hóa chất, hàng hóa cũng như nguồn thải CTNH, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm xác định và quản lý các thiết bị, vật liệu nghi nhiễm PCB; các thiết bị và vật liệu nhiễm PCB theo quy định pháp luật về quản lý hóa chất, hàng hóa và CTNH. Để thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức về an toàn PCB cho người lao động, đồng thời giám sát, theo dõi, báo cáo việc quản lý PCB tại doanh nghiệp mình.
Với đặc thù của ngành công nghiệp sử dụng nhiều dầu cách điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị "trực tiếp" phải đối diện với vấn đề này. Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Ngọc Quỳnh - Phó Trưởng ban Khoa học Công Nghệ và Môi trường (EVN) cho biết, việc quản lý PCB đã được giới thiệu và triển khai áp dụng tại EVN từ năm 2003 thông qua các quy định nội bộ. Hàng năm, EVN đều phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp thành viên; cho các cán bộ, công nhân về các quy định pháp luật trong quản lý POP/PCB; cách nhận biết, xác định thiết bị chứa PCB, dán nhãn cảnh báo, thu gom, cách ly, lưu giữ thiết bị nghi nhiễm trong kho chuyên dụng, thay thế dầu thải, thiết bị chứa PCB, cách ứng phó với sự cố,....
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay đó là, nhận thức, ý thức của các doanh nghiệp về tác hại của PCB còn hạn chế, việc xác định dầu thải, thiết bị có chứa PCB tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp chưa được thực hiện. Các doanh nghiệp chưa nắm được hết các quy định pháp luật về PCB, một số vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình "lách luật" để vi phạm, gây ra những khó khăn cho công tác quản lý. Các bãi lưu giữ thiết bị/dầu cách điện đã thải bỏ của doanh nghiệp không được che chắn và có hiện tượng rò ri dầu, gây ô nhiễm môi trường và đe dọa đến cuộc sống người dân.
Vấn đề ô nhiễm PCB từ các hoạt động công nghiệp trong mấy chục năm qua đã được minh chứng là độc hại với môi trường và con nguôi. Với môi trường, chi phí xử lý lên đến hàng tỷ đô la. Người lao động, cộng đồng và thậm chí các thành viên trong gia đình sử dụng các thiết bị và vật liệu có PCB đều có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, sinh sản, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, phát sinh các khối u và bệnh ngoài da, từ PCB trong môi trường làm việc, cũng như môi trường xung quanh, thông qua chuỗi thức ăn. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ doanh nghiệp nào mải chạy theo lợi nhuận quên đi trách nhiệm BVMT và trách nhiệm xã hội, gây tổn thương cho cộng đồng, thiệt hại cho đất nước. Do đó, không thể vì một đồng thu được hôm nay mà khiến các thế hệ mai sau phải bỏ ra mười, thậm chí hàng trăm, triệu đồng để khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường.
P.LINH
TCMT 11/2012
Để BVMT và bảo vệ sức khỏe con người trước những tác hại của các nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP), trong đó có PCB, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm (KHQG) vào năm 2006, đồng thời, đề ra mục tiêu: "Loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc trước năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB trước năm 2028". Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất, hàng hóa nguy hiểm và chất thải nguy hại (CTNH), trong đó có PCB. Cụ thể, tại Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, PCB đuợc xác định là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất phải hạn chế sản xuất, kinh doanh tại phụ lục II. Việc quản lý vận chuyển hợp chất PCB và vật liệu chứa hợp chất PCB được áp dụng với hàng hóa nguy hiểm nhóm 9, thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an, được quy định tại Nghị định số 104/NĐ-CP và Nghị định 29/2005/NĐ-CP của Chính phủ về danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận tải hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện cơ giới và đường thủy. Liên quan đến quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các thiết bị, vật liệu chứa PCB được quy định tại Thông tư 0l/2006/TT BCN của Bộ Công nghiệp về Hướng dẫn quản lý xuất, nhập khẩu hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại thuộc diện quản lý chuyên ngành. PCB và các sản phẩm chứa PCB là hóa chất độc hại và sản phẩm hóa chất độc hại thuộc diện quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, chỉ được phép nhập khẩu khi có giấy phép của Bộ TN&MT. Bộ TN&MT là đơn vị xác nhận điều kiện xuất nhập khẩu PCB, việc xuất nhập khẩu PCB phải tuân theo quy trình của Tổng cục Hải quan. Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT về quản lý CTNH, PCB và các thiết bị, vật liệu chứa PCB được xác định là CTNH. Thông tư này quy định, chủ nguồn thải nguy hại cần có trách nhiệm đăng ký, báo cáo, xác định, dán nhãn, vận chuyển và thải bỏ an toàn CTNH. Trên cơ sở các quy định trên, các thiết bị,vật liệu có PCB hoặc nghi nhiễm PCB đều phải được quản lý an toàn như với hóa chất, hàng hóa độc hại và CTNH. Các thiết bị, vật liệu là chất thải có PCB chỉ được phép lưu giữ, vận chuyển khi được Bộ TN&MT cấp phép.
Nhằm giúp các doanh nghiệp có các quy chuẩn, thông số kỹ thuật để thực hiện theo đúng tiêu chuẩn về môi trường, thời gian qua, Bộ TN&MT đã xây dựng một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến quản lý PCB và CTNH trong chất thải, nước thải công nghiệp và trong nguồn cấp cho lò nung xi măng. Để công tác quản lý PCB đạt hiệu quả, khung pháp lý về quản lý PCB đã, đang và sẽ được tiếp tục hoàn thiện với các giai đoạn của vòng đời hóa chất từ nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán tới sử dụng và tiêu hủy, cùng với đó là xây dựng các tiêu chuẩn về nồng độ PCB trong không khí, đất, nước, trong thực phẩm.
Theo KHQG, các doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng thiết bị, vật liệu có PCB trước năm 2020 và phải tiêu hủy an toàn trước năm 2028. Vì thế, việc quản lý an toàn đối với các thiết bị, sản phẩm có chứa PCB càng trở nên cấp bách, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của các Bộ, ngành, lực lượng chức năng và doanh nghiệp. Là chủ sở hữu hóa chất, hàng hóa cũng như nguồn thải CTNH, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm xác định và quản lý các thiết bị, vật liệu nghi nhiễm PCB; các thiết bị và vật liệu nhiễm PCB theo quy định pháp luật về quản lý hóa chất, hàng hóa và CTNH. Để thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức về an toàn PCB cho người lao động, đồng thời giám sát, theo dõi, báo cáo việc quản lý PCB tại doanh nghiệp mình.
Với đặc thù của ngành công nghiệp sử dụng nhiều dầu cách điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị "trực tiếp" phải đối diện với vấn đề này. Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Ngọc Quỳnh - Phó Trưởng ban Khoa học Công Nghệ và Môi trường (EVN) cho biết, việc quản lý PCB đã được giới thiệu và triển khai áp dụng tại EVN từ năm 2003 thông qua các quy định nội bộ. Hàng năm, EVN đều phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp thành viên; cho các cán bộ, công nhân về các quy định pháp luật trong quản lý POP/PCB; cách nhận biết, xác định thiết bị chứa PCB, dán nhãn cảnh báo, thu gom, cách ly, lưu giữ thiết bị nghi nhiễm trong kho chuyên dụng, thay thế dầu thải, thiết bị chứa PCB, cách ứng phó với sự cố,....
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay đó là, nhận thức, ý thức của các doanh nghiệp về tác hại của PCB còn hạn chế, việc xác định dầu thải, thiết bị có chứa PCB tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp chưa được thực hiện. Các doanh nghiệp chưa nắm được hết các quy định pháp luật về PCB, một số vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình "lách luật" để vi phạm, gây ra những khó khăn cho công tác quản lý. Các bãi lưu giữ thiết bị/dầu cách điện đã thải bỏ của doanh nghiệp không được che chắn và có hiện tượng rò ri dầu, gây ô nhiễm môi trường và đe dọa đến cuộc sống người dân.
Vấn đề ô nhiễm PCB từ các hoạt động công nghiệp trong mấy chục năm qua đã được minh chứng là độc hại với môi trường và con nguôi. Với môi trường, chi phí xử lý lên đến hàng tỷ đô la. Người lao động, cộng đồng và thậm chí các thành viên trong gia đình sử dụng các thiết bị và vật liệu có PCB đều có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, sinh sản, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, phát sinh các khối u và bệnh ngoài da, từ PCB trong môi trường làm việc, cũng như môi trường xung quanh, thông qua chuỗi thức ăn. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ doanh nghiệp nào mải chạy theo lợi nhuận quên đi trách nhiệm BVMT và trách nhiệm xã hội, gây tổn thương cho cộng đồng, thiệt hại cho đất nước. Do đó, không thể vì một đồng thu được hôm nay mà khiến các thế hệ mai sau phải bỏ ra mười, thậm chí hàng trăm, triệu đồng để khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường.
P.LINH
TCMT 11/2012