Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

ĐTM - Đờ tờ mờ

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
ĐTM - Đờ tờ mờ đã bị biến dạng, biến chất, bị lạm dụng như thế nào ??






08/08/2011 - 01:07​
Kiến nghị dừng thủy điện lấn Vườn quốc gia Cát Tiên
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chưa đầy đủ. Xem lại tính pháp lý của dự án.
Tạm dừng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên lưu vực sông Đồng Nai vì chưa xem xét, đánh giá toàn diện về những ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, đến việc bảo tồn cũng như những hệ lụy về môi trường khác sẽ phát sinh nếu dự án được thực hiện. Ngày 7-8, các nhà khoa học của Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và Vườn quốc gia Cát Tiên kiến nghị như trên tại hội thảo về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai diễn ra ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).
3-chot.jpg

Các nhà khoa học đang đi thực địa khu vực xây thủy điện. Ảnh: PHONG MINH​

Công nhiều…

Tiêu điểm
30
km khoảng cách giữa hai thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai cho thấy thủy điện đang phát triển quá dày đặc ở lưu vực này.
Đại diện chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng hệ thống sông Đồng Nai có vị trí quan trọng để khai thác thủy điện và cấp nước nên thời gian qua nhà đầu tư đã thúc đẩy tốc độ khai thác thủy điện bậc thang nhanh nhất nước. Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A được đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và lần lượt sẽ được đưa vào vận hành vào năm 2015, 2016. “Hai thủy điện có diện tích chiếm đất vĩnh viễn trên 320 ha, trong đó chiếm đất Vườn quốc gia Cát Tiên gần 137 ha nhưng khu vực này không có hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo vệ, thực vật phổ biến và phân bố rộng. Mặt khác, dự án này có công suất lớn nhưng tỉ lệ chiếm đất ít, hằng năm đóng góp cho ngân sách 143 tỉ đồng, tạo hàng rào ngăn việc phá rừng, săn thú…” - đại diện chủ đầu tư khẳng định. TS Đào Trọng Tứ (VRN) đồng tình là thủy điện góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, tăng thu nhập cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm… Tuy nhiên, mặt trái của nó là gây nhiều tiêu cực như tăng lưu lượng đỉnh lũ, giảm nước xả xuống hạ lưu vào mùa kiệt, tăng ô nhiễm cho hạ lưu, ẩn chứa nhiều hiểm họa cho môi trường, làm thay đổi hình thái, xói lở, giảm nguồn dinh dưỡng cho sản xuất nội nghiệp. “Không những môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến xã hội” - ông Tứ nhấn mạnh.
… Tội không kém

Tại hội thảo, Công ty Đức Long Gia Lai (chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A) cho hay Bộ TN&MT vừa yêu cầu bổ sung các vấn đề pháp lý của dự án nên hiện nay ĐTM của hai dự án vẫn chưa được duyệt.
Phóng viên các báo nêu nhiều thắc mắc về ĐTM nhưng đại diện chủ đầu tư cho rằng mình nhờ Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam lập, tư vấn và chủ đầu tư không có chức năng phản biện. Hơn nữa, đây là buổi hội thảo chứ không phải là cuộc họp báo nên đề nghị không trả lời báo chí.
“Sông Đồng Nai dài 420 km tải 14 thủy điện, La Ngà dài 290 km chứa năm thủy điện…, trong khi sông Mekong dài 2.400 km chỉ 11 thủy điện. Điều này cho thấy thủy điện mọc quá dày đặc trên hệ thống lưu vực sông Đồng Nai và chắc chắn sẽ phá vỡ sinh thái, sinh cảnh của khu vực” - ông Tứ nói. Theo ông Tứ, việc xây dựng nhiều công trình thủy điện trên đầu nguồn đã và đang tác động lớn đến môi trường sinh thái, làm nguồn nước bị ô nhiễm, diện tích rừng suy giảm… Những tác động này không xảy ra ồ ạt, tức thì dù nhận biết, dự báo được. “Những dự án được triển khai do nhận thức không đầy đủ, sự bất lực của cộng đồng hoặc vì lợi ích của một số ngành, các nhóm lợi ích và sự kém hiệu quả của hệ thống pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật” - ông Tứ chỉ trích.
Ông Tứ cũng bác bỏ ý kiến của chủ đầu tư về chuyện thủy điện Đồng Nai 6, 6A sẽ giúp giảm phát thải khí thải khoảng 525.000 tấn CO2 bằng lập luận: “Thủy điện không những làm mất tính đa dạng sinh học, tác động đến sinh kế, một số hồ còn gây ra hiệu ứng nhà kính”.
Đồng tình, TS Lê Anh Tuấn, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (ĐH Cần Thơ), cho rằng nhiều thủy điện ở miền Trung “ém” nước vào mùa khô và tranh thủ xả nước vào mùa lũ khiến hàng trăm người dân ở Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề. Hàng loạt tác động tiêu cực khác như nguy cơ tăng sạt lở, cản đường di cư của cá, thảm họa do nguy cơ vỡ đập, làm thay đổi hệ sinh thái sau dòng chảy… Việc phá rừng làm thủy điện còn làm mất bể hấp thu carbon, làm mất cơ hội bán chứng chỉ carbon. “Lượng phát thải từ các hồ ở vùng nhiệt đới như Việt Nam còn lớn hơn lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính của tất cả nhà máy phát điện dùng nguyên liệu hóa thạch trên thế giới cộng lại.


Nhất trí kiến nghị dừng
Ông Tuấn cũng cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chưa thuyết phục. Các tính toán kỹ thuật về việc vận hành nhà máy chưa chắc chắn, tiềm ẩn nhiều sai sót. “Với lãi suất hiện tại, tổng mức đầu tư của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 (trên 3.560 tỉ đồng) và 6A (trên 2.850 tỉ đồng) thì việc gửi ngân hàng lấy lãi còn hiệu quả hơn. Yếu tố kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thấp trong khi những tác động đến môi trường rất lớn thì không nên xây hai thủy điện này” - ông Tuấn thẳng thắn.
Hơn 70 nhà khoa học đã đánh giá: báo cáo tác động môi trường của thủy điện 6 và 6A đã bỏ qua hoặc không đầy đủ các chi tiết đánh giá cần thiết.
Hội thảo kết luận: Nguồn tài nguyên nước và rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai đang đứng trước những thách thức và rủi ro do tác động của việc phát triển hệ thống bậc thang thủy điện. ĐTM của hai dự án thủy điện 6, 6A cần đánh giá bổ sung việc ảnh hưởng ở mức độ lưu vực sông, tác động tổng hợp của các thủy điện cả vùng đầu nguồn và hạ nguồn; xem xét đến tính pháp lý của dự án và việc ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Tiên, quan tâm đến các loài quý hiếm, các hệ sinh thái, nhất là khu đất ngập nước trong công ước RAMSAR Bàu Sấu, tác động tới sản xuất nông nghiệp ở vùng sản xuất nông nghiệp dưới đập...
Họ đã nói
Thủy điện Đồng Nai 6, 6A phải trình QH
Dự án có sử dụng gần 140 ha đất của Vườn quốc gia Cát Tiên và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT xem xét, đánh giá lại việc điều chỉnh Vườn quốc gia Cát Tiên, nếu chiếm đất lớn, phải báo cáo Thủ tướng để Thủ tướng xem xét, đánh giá lại hiệu quả công trình.
Cạnh đó, theo Nghị quyết 49 của QH, nếu chuyển mục đích sử dụng từ 50 ha trở lên đối với đất rừng đặc dụng hoặc vườn quốc gia thì phải báo cáo với QH. Hiện Bộ Công Thương đang xem xét và sẽ báo cáo với QH để xin chủ trương xây dựng hai công trình này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương VŨ HUY HOÀNG báo cáo trong phiên thảo luận ngày 6-8 của QH
Chủ đầu tư nên đánh giá lại tác động môi trường
ĐTM hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A chưa đúng, chưa nghiêm túc. Chủ đầu tư phải đánh giá lại đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của hai dự án này. Ngoài ra, cần có những hội thảo gồm các ban ngành, chủ đầu tư và những nhà khoa học để mổ xẻ những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học từ dự án.
TS VŨ NGỌC LONG, Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới
Nhiều lỗ hổng trong điều tra xã hội học
Hai dự án thủy điện này có khả năng tác động hàng ngàn người dân nhưng ĐTM của dự án có nhiều lỗ hổng về điều tra xã hội học. Cụ thể, không phân định đối tượng bị ảnh hưởng. Chủ đầu tư khẳng định dự án không giải tỏa người dân nhưng phiếu điều tra dành phần lớn câu hỏi liên quan đến việc giải quyết tái định cư, trong khi đó phần sinh kế của người dân lại rất nhợt nhạt, thậm chí không đề cập đến.
ThS LÂM ĐÌNH UY, VNR
MINH PHONG - NGUYỄN ĐỨC - phapluattp.vn
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ngày 13.7.2011, liên quan đến hai dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A (do tập đoàn Đức Long – Gia Lai làm chủ đầu tư), Báo Sài Gòn Tiếp Thị công bố thông tin choáng váng khi ông Nguyễn Việt Dũng, phó giám đốc trung tâm Con người và thiên nhiên lên tiếng: “Tôi khẳng định, báo cáo đánh giá tác động môi trường Đồng Nai 6 là báo cáo sao chép”.


Ảnh: SGTT

Ông Dũng nói vậy vì “Trong báo cáo này lại có sự hiện diện của những thông tin ở Quảng Nam hay cây dừa nước ở miền Tây… Theo tôi, các báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện không được tiến hành nghiêm túc. Đây là nguy cơ rất lớn cho sự toàn vẹn đa dạng sinh học, hệ sinh thái của vườn quốc gia Cát Tiên”. Điều trớ trêu là báo cáo tác động môi trường của hai dự án thuỷ điện trên do một cơ quan của bộ NN&PTNT thực hiện (viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam (SIWRP).
Nếu không công bố những thông tin giả dối trên, chắc chắn, dư luận không hề hay biết bản báo cáo tàn nhẫn đó và có thể dự án được phê duyệt mà không hề biết đằng sau đó có sự không trung thực và chân thành.
Tính ấu trĩ, và sự dị dạng của bản sao chép đang bóp chết thực thể rừng núi Cát Tiên. Bản báo cáo môi trường đó cũng thúc dục một cách chóng vánh sự hình thành thuỷ điện 6 và 6A vì lợi ích kinh tế của nhà đầu tư hơn là vì tương lai không gian sống của hàng triệu người.
Thuỷ điện không phải là xấu, nhưng cách làm báo cáo môi trường không xuất phát từ nghiên cứu nghiêm túc đang đẩy rừng Cát Tiên vào thế chết từng phần. Điều đó để lại di hại lâu dài hơn là lợi ích hẹp hòi của một số người đầu tư làm thuỷ điện ở đây.

Khai thác nguồn lợi gỗ quý phải là chăng là lợi ích cốt lõi của việc thuỷ điện mọc lên như nấm?
Ông Nguyễn Việt Dũng cho rằng “Cũng có những nghi ngờ về tình trạng này. Tôi xin dẫn ví dụ dự án thuỷ điện do trùm gỗ lậu Sáu Ngọc (Lê Văn Ngọc, giám đốc công ty TNHH xây dựng Ngọc Sơn) làm thuỷ điện Khe Diên để phá rừng ở Quảng Nam. Tôi kiến nghị, bộ NN–PTNT cần khẩn trương rà soát, thống kê hiện thuỷ điện đã lấy bao nhiêu đất rừng, làm mất bao nhiêu diện tích các loại rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, và bao nhiêu gỗ đã bị chặt hạ. Chỉ có rà soát chính xác, đầy đủ và kiểm tra tính minh bạch của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang xây dựng thuỷ điện thì mới đánh giá được thiệt hại về rừng.”



Sơ đồ thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai. Ảnh: SGTT



Khó nói ngược kẻ trả tiền
GS.TS Lê Huy Bá (viện trưởng viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường – đại học Công nghiệp TP.HCM) trong bài “Làm khoa học mà thiếu từ trình độ đến cái tâm” nhận xét:
“Theo tôi việc đánh giá tác động môi trường của đơn vị được thuê về dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A còn nhiều sai sót. Nhưng nói tới nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, là một người trong nghề tôi nói thẳng, có đến trên 90% “Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)” đều có các sai lầm như thế cả. Đơn giản là bởi vì cơ chế của nó là không phải Nhà nước thuê tư vấn hay là giao trách nhiệm cho tư vấn phải đánh giá tác động môi trường mà là chủ đầu tư họ trả tiền thuê. Mà một khi chủ đầu tư thuê thì làm sao người được thuê có thể nói mạnh, nói ngược được. Dũng cảm thì không nhận làm ĐTM thôi, chứ còn nhận rồi thì anh phải nói tốt, thông qua cho người ta thì họ mới trả tiền. Có thể nói, chủ trương của mình không đúng đắn, người chủ đầu tư mà lại đi thuê người làm ĐTM thì làm sao mà khách quan được.”
“Muốn khắc phục vấn đề này, theo tôi Nhà nước phải lập một quỹ cho vấn đề ĐTM và trích phần trăm từ quỹ giao hẳn cho một công ty tư vấn có năng lực để làm ĐTM. Đồng thời các ĐTM phải được thông qua một quy trình kiểm định nghiêm ngặt. Đặc biệt, khi ra bảo vệ về ĐTM phải có mặt nhà tư vấn, chủ đầu tư và bên kiểm định (Nhà nước). Bên kiểm định phải đóng vai trò quyết định thì mới khách quan.
Khoảng 20 năm về trước thì ĐTM còn mang tính khách quan, càng về sau này càng không khách quan. Trong đó, nguyên nhân chính một phần do các cơ quan tư vấn mọc lên như nấm, phải cạnh tranh trong đơn hàng, cái giá làm ĐTM ngày càng giảm xuống… Tất nhiên chủ đầu tư sẽ chọn giá rẻ nhất mà không cần chất lượng. Quan trọng chỉ cần thông qua được cơ quan thẩm định: nhỏ thì ở tỉnh, lớn thì ra Hà Nội.”
“Thuỷ điện hiện nay mọc lên như nấm là vì đây là sự đầu tư siêu lợi nhuận. Thi công thì vay ngân hàng, sau khi hoàn thành thì chỉ việc ngồi đó mà thu tiền. Nhưng làm thuỷ điện trong các khu rừng bảo tồn, rừng quốc gia là sai lầm lớn. Đặc biệt, tại Cát Tiên, tuy chỉ có 137ha nhưng đây là nơi nuôi nguồn gen, đa dạng sinh học, các loài cây quý hiếm ở đó… bây giờ ngập nước tức là làm thay đổi cả một hệ sinh thái.”
“Chúng ta phải nhận thấy rằng, nguy hại nhất là để hình thành một con sông có thể mất hàng mấy ngàn năm, thậm chí hàng triệu năm nó mới có thể chảy ổn định, bây giờ mình chặn dòng để làm thuỷ điện thì cái lưu lượng, dòng chảy bị thay đổi, tính ổn định của dòng sông không còn nữa. Đến khi có biến đổi khí hậu thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thay đổi dòng chảy của sông là một điều hết sức nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều con người ở cuối dòng sông. Không nên xây dựng thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, vì tăng lượng điện không bao nhiêu nhưng sẽ tăng nhiều nguy cơ không thể lường trước được. Dường như công trình này chỉ làm theo trào lưu chứ chưa có nghiên cứu kỹ.”
Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Theo kết quả nghiên cứu “Phát triển thuỷ điện và hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam”, qua khảo sát 128 rừng đặc dụng đã có 47 khu rừng đặc dụng có sự hiện hữu ngay trong lòng hoặc tác động từ bên ngoài của 119 dự án thuỷ điện. Trung bình mỗi vườn quốc gia, khu bảo tồn có 2,5 dự án thuỷ điện. Các tỉnh có nhiều dự án thuỷ điện nằm trong rừng đặc dụng là Sơn La có 12 dự án; tiếp đến là Hà Giang, Kon Tum 10 dự án; Quảng Nam, Nghệ An chín dự án; Lào Cai tám dự án; Yên Bái, Thanh Hoá, Dăk Lăk, Đồng Nai có sáu dự án… Dẫn đầu các rừng đặc dụng bị “xâm phạm” là khu bảo tồn Bù Hoạt (Nghệ An), Sông Thanh (Quảng Nam) có bảy dự án thuỷ điện; Sốp Cộp (Sơn La), Cát Tiên (Lâm Đồng) có sáu dự án; KonChrăng (Gia Lai), Chư Mom Ray (Kon Tum), Bù Gia Mập (Bình Phước), Hoàng Liên (Lào Cai, Lai Châu), Mù Cang Chải (Yến Bái) có năm dự án…

Theo tính toán của trung tâm Con người và thiên nhiên, diện tích rừng đặc dụng bị chặt hạ để nhường chỗ cho các công trình xây dựng, chưa kể diện tích bị ngập dưới lòng hồ, trung bình cứ tạo được 1MW điện thì mất khoảng 2,35 hecta rừng, tuy nhiên, trên thực tế, diện tích rừng bị mất lên tới 62,63 hecta.
[/QUOTE]
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Đánh giá tác động môi trường như giỡn chơi

Xem tin gốc
Pháp luật TPHCM - 16 tháng trước 82 lượt xem



Lấy ý kiến của đối tượng bị dự án thủy điện ảnh hưởng không đầy đủ, thậm chí “cóp” báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án ngoài Bắc khác để dán vào dự án trong Nam.

Một trong những yêu cầu mà Luật Bảo vệ môi trường đặt ra là phải lập báo cáo đánh giá môi trường (còn gọi là ĐTM) đối với các dự án sử dụng đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, đến nguồn nước lưu vực sông hoặc môi trường… Bản báo cáo này phải điều tra, khảo sát và đưa ra những tác động xấu và đề xuất biện pháp giảm thiểu, trong đó những đơn vị liên quan phải được tham khảo ý kiến, góp ý.

Lấy ý kiến cho đủ… thủ tục!
Thực tế, việc lấy ý kiến ở nhiều dự án chỉ là hình thức. Điển hình là các dự án thủy điện Tà Lài (huyện Tân Phú); Phú Tân 1, Phú Tân 2, Thanh Sơn, Ngọc Định (ở huyện Định Quán). Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến của Vườn quốc gia Cát Tiên phát ngày 26-1. Đến ngày 29-1 vườn quốc gia mới nhận được nhưng thời hạn mà Sở Kế hoạch và Đầu tư đặt ra cho việc góp ý phải là “trước ngày 30-1”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Khoa học kỹ thuật vườn quốc gia, cho biết: “Như vậy còn đỡ, ở nhiều dự án khác, khi chúng tôi nhận được văn bản thì đã… quá hạn rồi”. Lại nữa, “Có khi chúng tôi cũng được mời họp, nghe góp ý nhưng chỉ để … vui thôi chứ có nhiều ý kiến có thấy ghi vào biên bản đâu” - ông Trần Văn Thành, Giám đốc vườn, góp lời.
Hoặc một cuộc họp về dự án thủy điện Đạ Kho do những “tay ngang” về môi trường gồm phó, trưởng phòng Quản lý điện năng Sở Công thương tỉnh Đồng Nai; chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phó, trưởng phòng Công thương; phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú cùng chủ đầu tư tham gia. Nhưng cuộc họp này không có đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là Vườn quốc gia Cát Tiên. Cuộc họp đã đưa ra các nhận định khá đầy đủ về sự ảnh hưởng đối với môi trường, thậm chí là ảnh hưởng cho hạ lưu khi xả lũ nhưng thật ra chủ yếu vẫn là ghi nhận nhận định của chủ đầu tư - vốn đã được ghi trong các báo cáo thuyết trình duyệt dự án.
Họp xong, huyện Tân Phú mới gửi văn bản lấy ý kiến của vườn quốc gia. Lập tức, vườn phản ứng: Xây thủy điện sẽ làm thay đổi dòng chảy, sạt lở đất, ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển, sinh sản, hoạt động các loài thủy sinh và nhất là tác động đến vùng Bàu Sấu, nơi được Ban Thư ký Công ước RamSar công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế... Những nguy cơ này đã không được đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường nói trên.

Mẹo tách từng dự án để đánh giá
Mặt khác, báo cáo đánh giá tác động môi trường của hầu hết các dự án thủy điện đều tách độc lập nhau để đưa ra những kết luận công thức: “Tác động ít đến môi trường, đến hệ sinh thái nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao”...
Chẳng hạn, ĐTM của dự án thủy điện Đồng Nai 5 cho rằng sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo thành một vùng hồ và chế độ chảy của sông chuyển thành chế độ hồ gây tác động mạnh đến chế độ dòng chảy và tài nguyên môi trường nước. Nhưng xét về mức độ, nếu chỉ thủy điện Đồng Nai 5 thì tác động đến hạ du như nêu trên kể ra là không lớn lắm, kể cả vào mùa kiệt nhà máy ngưng xả nước 12 giờ/ngày. Tương tự, chỉ riêng thủy điện này thì việc tác động đến các hệ sinh thái ngập nước của vườn quốc gia là không đáng kể.
Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nhánh sông chính Đồng Nai đã có đến chín thủy điện bậc thang. Theo các nhà khoa học, cộng các nguy cơ của từng dự án lại mới thấy được ảnh hưởng và hệ lụy quá lớn khi phát triển thủy điện ồ ạt. Vì vậy, việc đánh giá phải được đặt trong bối cảnh chung chứ tách để đánh giá độc lập từng dự án sẽ không cho kết quả đầy đủ. “Tôi đã từng tham gia đánh giá của Đồng Nai 5. Đơn vị được thuê làm báo cáo rất phụ thuộc ý kiến chủ quan của chủ đầu tư” - ông Trần Văn Thành bình luận.

“Vẽ” để dự án được duyệt?
Trước đây khoảng một thập niên, các nghiên cứu tiền khả thi đã đề xuất bố trí chín thủy điện trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên, Chính phủ không quy hoạch vào tổng sơ đồ V cũng như tổng sơ đồ VI quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến giai đoạn 2015-2025. Lý do là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vườn quốc gia.
Sau đó, thủy điện Đồng Nai 5 buộc phải dịch chuyển ra khỏi vùng lõi Cát Lộc của vườn quốc gia và hiện dự án sắp khởi công. Dù dự án đã được chuyển ra vị trí mới nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hết băn khoăn do khoảng cách đến vùng lõi chỉ hơn 1 km. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này đã chỉ ra hàng loạt ảnh hưởng phát sinh khi xây dựng và vận hành: sự tập trung của khoảng 1.500 công nhân khi xây thủy điện mỗi ngày sẽ thải ra cả tấn rác, nguy cơ cháy rừng, việc sử dụng cả ngàn tấn thuốc nổ để thi công đe dọa đến các loài thú quý của vườn quốc gia...

Tuy vậy, chủ đầu tư dự án này cũng như các chủ dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Đức Thành lân cận… đều cho rằng việc mở đường sá để thi công sẽ thuận tiện hơn cho kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng và tạo thành hàng rào ngăn cản hiện tượng vượt sông săn thú, phá rừng. Ông Nguyễn Văn Thanh bức xúc: “Công ty Đức Long Gia Lai, chủ đầu tư thủy điện 6, 6A, còn tuyên bố dự án của họ sẽ tạo điều kiện hệ sinh thái của vườn phát triển tốt hơn. Họ làm cách nào khi không am hiểu kiến thức về bảo vệ rừng?”.
Chưa hết, Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường quy định nội dung của ĐTM phải có ý kiến của địa phương, người dân tại nơi thực hiện dự án và các ý kiến không tán thành vị trí dự án. Tuy nhiên, ngay chính tại bản ĐTM dày cui về thủy điện Đồng Nai 5 tuy được trình bày khá chi tiết nhưng thiếu hẳn những nội dung trên.

Èo uột chi phí môi trường
13/3.215 tỉ đồng tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án thủy điện Đồng Nai 6 được dùng chi cho một “mớ” chi phí đáng kể gồm bồi thường, di dân, tái định cư và bảo vệ môi trường. Tại dự án thủy điện Đồng Nai 6A , chi phí bảo vệ môi trường cũng nằm trong loại chi phí tương tự với hơn 11 tỉ đồng trong khi tổng mức đầu tư của dự án gần 3.232 tỉ đồng.
Cho nên mới có nhận định là chi phí môi trường trong các dự án thủy điện thường khá bèo.
Sông Mã ở… Đồng Nai (!)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 5 gửi Vườn quốc gia Cát Tiên góp ý kiến còn “cọp dê” nguyên bản đánh giá tác động môi trường trên sông Mã và đã tự “bổ sung” sông Mã (Thanh Hóa - PV), quốc lộ 15A (Hà Tĩnh), Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (Sơn La), Pù Hu (Thanh Hóa)… vào khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên.

Ông NGUYỄN VĂN THANH, Trưởng phòng Khoa học kỹ thuật Vườn quốc gia Cát Tiên
MINH PHONG
 

Nguyen Le Thuc Vy

Mầm xanh
Tham gia
29/7/11
Bài viết
11
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
DTM vàng thau lẫn lộn

Vy có thấy mấy cái DTM khai thác cát ở miền Tây á, nhìu lắm-ko tiện nói tên!! dự án lẽ ra là làm Đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo tại Bộ nhưng được cắt nhỏ công suất ra để làm từng báo cáo DTM. Kết quả phân tích thì gọi điện qua các đơn vị (có vi lát vi lét đàng hoàng), bảo lấy 1 mẫu rồi chế số mấy chục mẫu khác. Nội dung thì copy pass, lấy ý kiến cộng đồng thì đi hỏi tên từng người trong khu vực xong về bắt nhân viên ký vô. Người viết báo cáo ko biết địa điểm mình viết nằm chỗ nào trên trái đất... bao nhiêu là điều đáng suy nghĩ. đó là những công trình lớn, công trình nhỏ thì khỏi nói... chẳng biết những chỗ khác làm sao hả các bác? hayzza, học môi trường tiếp tay phá hoại môi trường, bùn 5 phút.
 

hoangmtb

Mầm xanh
Tham gia
4/5/11
Bài viết
7
Cảm xúc
0

hongyen1983

Cỏ 4 lá
Tham gia
7/4/11
Bài viết
63
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
DTM đập thủy điện

DTM không dám nói lên tác động thực sự là điều đáng trách đối với tư vấn, nhưng nói lên thì liệu có phải là không hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ với chủ đầu tư, nhiệm vụ với những người sẽ chịu tác hại của dự án và cả lương tâm nghề nghiệp . XÃ hội vẫn còn đó những con người dám nói lên tiếng nói vì lợi ích công đồng
 

Đính kèm

  • dien dich ket qua DMC.doc
    307 KB · Lượt xem: 442

saker

Cỏ 3 lá
Tham gia
17/2/11
Bài viết
52
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua