Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

manhtuan

Cây công nghiệp
Tham gia
17/1/18
Bài viết
129
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ngày Trái Đất (22/4) là một ngày mọi người nhìn nhận về giá trị môi trường tự nhiên của Trái Đất. Mà giá trị nguồn tài nguyên do Trái Đất mang lại cho chúng ta chính là tài nguyên nước.

Theo Wikipedia, tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.

chung-tay-bao-ve-hanh-tinh-xanh.jpg

Mỗi cá nhân có thể hành động để góp sức vào việc bảo vệ Trái Đất

97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.

Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây.

Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.

Guardian dẫn nghiên cứu vừa xuất bản trên chuyên san Proceedings (thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ) cho rằng đợt "đại tuyệt chủng" thứ sáu có thể còn nghiêm trọng hơn lo sợ của nhiều người.

Sau khi phân tích trên cả động vật hiếm và phổ biến, các nhà khoa học phát hiện hàng triệu quần thể động vật ở tầm khu vực lẫn địa phương đã biến mất trong vài thập niên qua. Nguyên nhân được cho là sự quá tải dân số và tiêu dùng quá đà của con người.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các loài động vật đang tuyệt chủng với tốc độ nhanh hơn cách đây hàng triệu năm. Dù vậy, những đợt tuyệt chủng hoàn toàn vẫn khá hiếm, sự đa dạng sinh học thường bị mất đi từ từ. Trong công trình mới này, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng lượng cá thể của một số động vật phổ biến đã giảm sút trên toàn cầu dù chúng vẫn hiện diện ở đây đó.

Trong số hàng nghìn loài động vật đang mất dần cá thể, 1/3 số loài không được xem là động vật trong diện nguy hiểm. Về tổng thể, 50% số cá thể động vật đã mất đi trong vài thập niên qua.

Các loài động vật hoang dã đang biến mất vì môi trường sống bị phá hủy, nạn săn bắt tràn lan, không khí ô nhiễm, sự xâm lăng của các loài lạ và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho biết nguyên nhân đằng sau tất cả các yếu tố trên là "sự quá tải dân số của con người và tốc độ tăng trưởng dân số không ngừng, sự tiêu dùng quá mức, đặc biệt là ở những người giàu có".

Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ Trái Đất?

Ngày Trái Đất (22/4) ra đời được tổ chức hằng năm là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên. Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc công nhận.

Ông John McConnell, người đề xướng Ngày Trái Đất, đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21/03/1970. Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế. Đó là ngày mùa đông chấm dứt chuyển sang xuân, cây cối nẩy chồi ra lá mới.

Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái Đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái Đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Ngày Trái Đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn".

Nếu không kể đến kho vũ khí nguyên tử của loài người vốn có thể hủy diệt nhiều lần toàn bộ Trái đất thì những nguy cơ khác đến từ sự quá tải dân số, thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, lũ lụt đều có thể dẫn đến Ngày tận thế của loài người, đồng thời kết thúc sự sống trên Trái Đất - hành tinh đã tồn tại hơn 4 tỷ 550 triệu năm.

Việc cần làm tiếp theo là thay đổi tư duy về phát triển: không thể chỉ nhìn vào chỉ số phát triển kinh tế (GDP) vì chăm chăm vào đó là đi tới thảm họa, diệt vọng. Cần phát triển gắn với giữ gìn môi trường và đảm bảo cuộc sống an toàn, bình yên cho con người thông qua hành động cụ thể.

Bên cạnh đó là việc phát triển các nguồn năng lượng xanh, tái tạo; là kiểm soát ô nhiễm, là nhẫn nhịn lẫn nhau tìm kiếm giải pháp hòa bình tại các vùng xung đột, là chống sự nóng lên của trái đất, là chặn đứng, tiêu diệt dịch bệnh, là chống tội phạm tham nhũng mang lại cuộc sống ấm no cho người dân… Làm được điều đó nhân loại và Trái Đất sẽ có được hòa bình, an toàn, phát triển và môi trường.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua