meomaythongminh
Cây đầu làng
- Bài viết
- 691
- Nơi ở
- HCMC
Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, từ các cấp quản lí tới người dân bình thường, tương lai sẽ phải trả giá rất đắt cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày một gia tăng, nhất là tại các thành phố lớn và đông dân như Hà Nội và TP HCM...
Mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm
Ít nhất hơn 8 triệu người ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng hàng ngày đang phải hít một lượng không khí bị ô nhiễm một cách “đáng báo động”. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nồng độ bụi
Cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khoẻ trước tình trạng ô nhiễm môi trường là đeo khẩu trang.
Vẫn theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005, y học hiện đại đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO và chì như: viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản và ung thư. Các nghiên cứu ở Hà Nội cũng đã xác định có mối quan hệ rõ rệt giữa ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp. Trong các năm từ 2001-2003 đã có gần 5.000 trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại các khoa nhi bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội vì mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Tỉ lệ mắc hen phế quản của dân cư các quận nội thành cao gấp 1,4 lần dân cư các huyện ngoại thành. Cũng như vậy, thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản phải điều trị của Hà Nội là 23,52%, cao gần 4 lần so với tỉnh phụ cận Hà Tây (6,75%). Riêng tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, năm 2001 tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tăng 2,1 lần so với trung bình hàng năm của giai đoạn 1991-1995 và tăng 1,9 lần so với trung bình hàng năm giai đoạn 1996-2000. Trong đó, riêng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có chiều hướng gia tăng mạnh nhất với tỉ lệ là 25,2%.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội nhiều và “quen” tới mức có người đã nói đùa “ngủ dậy, mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm”. Mùi ô nhiễm ở đây chính là mùi quạt than tổ ong của nhà... hàng xóm.
Một nghiên cứu mới đây của Giáo sư Phạm Duy Hiển cho thấy một hiện tượng gia tăng ô nhiễm không khí về đêm ở Hà Nội vào mùa đông do nguyên nhân nghịch nhiệt. Những đợt gió mùa đông bắc khiến các chất ô nhiễm sau cả ngày lắng đọng phát tán nhanh hơn vào buổi tối. Cách duy nhất để đề phòng là hạn chế ra đường về ban đêm. Như vậy, những người có thói quen tập thể dục buổi tối, đêm cũng cần đổi sang buổi sáng để tránh những hậu quả đáng tiếc (Xem thêm bài Hà Nội bị ô nhiễm nhiều hơn về mùa đông).
Làm gì để hạn chế ô nhiễm?
Hầu hết các kết quả nghiên cứu về tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam đều cho thấy các nguồn gây ô nhiễm hiện nay chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp (ở các thành phố lớn) và tiểu thủ công nghiệp (ở các làng nghề), từ các hoạt động giao thông vận tải, do quá trình xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật, do sinh hoạt của nhân dân (đun than, dầu, củi) và do cháy hoặc ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận.
Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều thành phố lớn hiện đã và đang thiết lập các hệ thống quan trắc và phân tích môi trường để thu thập các thông tin môi trường nước, không khí, đất và chất thải rắn. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống quan trắc hiện nay là điều đáng bàn. Với số tiền đầu tư cộng với số tiền bảo dưỡng hàng năm rất lớn mà các kết quả quan trắc mới chủ yếu để cung cấp thông tin nhằm lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm thì quả là một sự lãng phí lớn (xem thêm bài Hệ thống quan trắc môi trường: mạnh ai nấy mua).
Năm 2003, Chính phủ cũng đã ra Quyết định 64 nhằm từng bước loại bỏ những cơ sở cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn. Theo đó, kế hoạch thực hiện đề ra mục tiêu đến năm 2005 xử lý triệt để 51 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến năm 2007, xử lý 388 cơ sở và đến năm 2012 xử lý hơn 3.800 cơ sở còn lại. Tuy nhiên, số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy đến tháng 9/2005, mới có 104/439 cơ sở áp dụng các biện pháp để không còn gây ô nhiễm môi trường. 335 cơ sở còn lại mới ở các giai đoạn “đang trong quá trình xây dựng hoặc triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm”. Còn tới 70 cơ sở trong số này hoàn toàn chưa có biện pháp nào để triển khai quyết định này của Chính phủ. Như vậy, mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở này để khỏi gây ô nhiễm đến năm 2007 quả là điều khó khăn, chưa nói đến mục tiêu tận... 2012. Đơn giản vì 3 năm đầu của chương trình (từ năm 2003) đến nay mới giải quyết được ¼ các cơ sở gây ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu gây tiến độ chậm là do các cơ sở gây ô nhiễm đều thiếu nguồn vốn để thực thi các biện pháp xử lý triệt để.
Mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm
Ít nhất hơn 8 triệu người ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng hàng ngày đang phải hít một lượng không khí bị ô nhiễm một cách “đáng báo động”. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nồng độ bụi
Cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khoẻ trước tình trạng ô nhiễm môi trường là đeo khẩu trang.
trong không khí trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Tại các nút giao thông thì nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Còn ở các khu đang xây dựng trong đô thị, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn là từ 10-20 lần. Bụi trong không khí trên đường phố chủ yếu là bụi đường (trên 80%). Ô nhiễm bụi riêng ở Hà Nội, theo đề tài nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Xuân Cơ (Đại học Khoa học tự nhiên) ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan cơ sở hạ tầng. Các thiệt hại về kinh tế có thể lượng hóa bằng tiền với mức thiệt hại ước tính khoảng 200-500 tỉ đồng (12-31 triệu đô la) một năm.
Không chỉ bụi, nồng độ khí CO và NO2 tại các nút giao thông lớn trong đô thị cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải, do lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe liên tục tại các nút giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Tác hại của ô nhiễm môi trường hiện nay ở Hà Nội, theo Giáo sư vật lý Phạm Duy Hiển tương đương với việc người ta hút... 2 bao thuốc mỗi ngày. Hạ tầng giao thông đô thị kém
Theo số liệu thống kê, tại các đô thị lớn, các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông hiện rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 35-40% so với như cầu cần thiết. Tại Hà Nội, diện tích đất lưu thông chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89 km/km2. Tại thành phố Hồ Chí Minh, diện tích đất giao thông khoảng 7,5%, mật độ đường đạt 3,88 km/km2. Hệ thống giao thông công cộng tại hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam còn rất yếu kém, ở Hà Nội mới đáp ứng được khoảng 10-12% nhu cầu đi lại, ở TP HCM mới đáp ứng được 7%.
Nguồn:Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn-Bộ Xây dựng
Vẫn theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005, y học hiện đại đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO và chì như: viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản và ung thư. Các nghiên cứu ở Hà Nội cũng đã xác định có mối quan hệ rõ rệt giữa ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp. Trong các năm từ 2001-2003 đã có gần 5.000 trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại các khoa nhi bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội vì mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Tỉ lệ mắc hen phế quản của dân cư các quận nội thành cao gấp 1,4 lần dân cư các huyện ngoại thành. Cũng như vậy, thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản phải điều trị của Hà Nội là 23,52%, cao gần 4 lần so với tỉnh phụ cận Hà Tây (6,75%). Riêng tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, năm 2001 tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tăng 2,1 lần so với trung bình hàng năm của giai đoạn 1991-1995 và tăng 1,9 lần so với trung bình hàng năm giai đoạn 1996-2000. Trong đó, riêng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có chiều hướng gia tăng mạnh nhất với tỉ lệ là 25,2%.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội nhiều và “quen” tới mức có người đã nói đùa “ngủ dậy, mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm”. Mùi ô nhiễm ở đây chính là mùi quạt than tổ ong của nhà... hàng xóm.
Một nghiên cứu mới đây của Giáo sư Phạm Duy Hiển cho thấy một hiện tượng gia tăng ô nhiễm không khí về đêm ở Hà Nội vào mùa đông do nguyên nhân nghịch nhiệt. Những đợt gió mùa đông bắc khiến các chất ô nhiễm sau cả ngày lắng đọng phát tán nhanh hơn vào buổi tối. Cách duy nhất để đề phòng là hạn chế ra đường về ban đêm. Như vậy, những người có thói quen tập thể dục buổi tối, đêm cũng cần đổi sang buổi sáng để tránh những hậu quả đáng tiếc (Xem thêm bài Hà Nội bị ô nhiễm nhiều hơn về mùa đông).
Làm gì để hạn chế ô nhiễm?
Hầu hết các kết quả nghiên cứu về tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam đều cho thấy các nguồn gây ô nhiễm hiện nay chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp (ở các thành phố lớn) và tiểu thủ công nghiệp (ở các làng nghề), từ các hoạt động giao thông vận tải, do quá trình xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật, do sinh hoạt của nhân dân (đun than, dầu, củi) và do cháy hoặc ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận.
Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều thành phố lớn hiện đã và đang thiết lập các hệ thống quan trắc và phân tích môi trường để thu thập các thông tin môi trường nước, không khí, đất và chất thải rắn. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống quan trắc hiện nay là điều đáng bàn. Với số tiền đầu tư cộng với số tiền bảo dưỡng hàng năm rất lớn mà các kết quả quan trắc mới chủ yếu để cung cấp thông tin nhằm lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm thì quả là một sự lãng phí lớn (xem thêm bài Hệ thống quan trắc môi trường: mạnh ai nấy mua).
Năm 2003, Chính phủ cũng đã ra Quyết định 64 nhằm từng bước loại bỏ những cơ sở cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn. Theo đó, kế hoạch thực hiện đề ra mục tiêu đến năm 2005 xử lý triệt để 51 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến năm 2007, xử lý 388 cơ sở và đến năm 2012 xử lý hơn 3.800 cơ sở còn lại. Tuy nhiên, số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy đến tháng 9/2005, mới có 104/439 cơ sở áp dụng các biện pháp để không còn gây ô nhiễm môi trường. 335 cơ sở còn lại mới ở các giai đoạn “đang trong quá trình xây dựng hoặc triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm”. Còn tới 70 cơ sở trong số này hoàn toàn chưa có biện pháp nào để triển khai quyết định này của Chính phủ. Như vậy, mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở này để khỏi gây ô nhiễm đến năm 2007 quả là điều khó khăn, chưa nói đến mục tiêu tận... 2012. Đơn giản vì 3 năm đầu của chương trình (từ năm 2003) đến nay mới giải quyết được ¼ các cơ sở gây ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu gây tiến độ chậm là do các cơ sở gây ô nhiễm đều thiếu nguồn vốn để thực thi các biện pháp xử lý triệt để.
Sửa lần cuối: