Đãi rác ra... vàng
Chỉ 6 giờ sau khi cho rác vào, máy sẽ đốt và gạn lọc để cho ra loại tro chứa nhiều vàng nhất.
Công nghệ này không những thu hồi được hơn 90% bụi vàng do hao hụt trong quá trình sản xuất mà còn tránh ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được năng lượng.
Những ngày này, kỹ sư Nguyễn Phúc Hoàng Duy cùng các cộng sự Viện Công nghệ Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đang hoàn tất chiếc máy thu hồi bụi vàng thứ 4 để chuyển giao cho đơn vị đặt hàng. Loại máy này lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, nhưng được đánh giá khá cao vì hiệu quả đạt được.
Là đơn vị sản xuất nhiều máy xử lý rác thải nguy hại nhưng Phòng Quá trình thiết bị, Viện Công nghệ Hóa học dường như chưa bao giờ nghĩ đến việc thu hồi rác. Năm 2001, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), bây giờ là Công ty Cổ phần PNJ, “nghe danh” về công nghệ sản xuất các thiết bị xử lý rác thải, đã tìm đến Viện Công nghệ Hóa học đặt hàng một chiếc máy để lọc được rác vàng. Ý tưởng về máy thu hồi bụi vàng cũng bắt đầu từ đó.
Trách nhiệm thật nặng nề: Phải sản xuất một chiếc máy có khả năng thu hồi được bụi vàng một cách hiệu quả nhất, tránh thất thoát cho các nhà sản xuất nữ trang và phải hoàn toàn tự động hóa. “Chúng tôi vốn không biết các loại rác có thể... đãi được vàng nên ban đầu việc sản xuất ra chiếc máy này quả không dễ dàng” - kỹ sư Duy cho biết. Nhưng sau 3 tháng thử nghiệm với hàng loạt thông số vận hành của máy (trên bản vẽ), kỹ sư Duy đã hoàn tất được thiết kế của chiếc máy mong muốn.
Mỗi loại rác có một chế độ đãi riêng
Thạc sĩ Phạm Thị Thùy Phương, đồng tác giả, cho biết điều quan trọng để thu hồi vàng đạt hiệu quả là nắm được quy luật vận hành máy. Công nghệ máy hoàn toàn tự động nhưng lại có nhiều chế độ để đãi kim loại từ các loại rác khác nhau. Chẳng hạn, riêng rác vàng đã có ít nhất 5 loại: nước lắc bi, nước siêu âm, bụi đánh bóng, rác quần áo công nhân, thảm. Các loại rác khác nhau này cần chạy máy ở những chế độ khác nhau. Rác như nước lắc bi, nước siêu âm phải đốt từ 6 giờ đến 8 giờ, còn bụi đánh bóng chỉ cần 5 giờ đốt, sau đó tắt toàn bộ hệ thống gia nhiệt, mới thu hồi bụi vàng được nhiều nhất. Giá thành một máy thu bụi vàng là 150 triệu đồng.
Thu hồi 90% bụi vàng
Trước khi có chiếc máy này, các cơ sở sản xuất nữ trang chỉ biết gom rác có lẫn bụi vàng lại để bán như một thứ ve chai, hoặc thu hồi phân kim bằng axít. Bán ve chai thì giá rác có lẫn vàng không được bao nhiêu mà thu hồi phân kim bằng axít thì hiệu quả vẫn kém. Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc kỹ thuật PNJ, đơn vị đầu tiên dùng máy này để thu hồi bụi vàng, cho biết: “PNJ đã từng dùng cách thu hồi bụi vàng bằng phân kim axít nhưng kết quả thu hồi chỉ đạt khoảng 60%”. Theo ông Cường, hiệu quả của việc thu hồi bụi vàng bằng máy này rất cao, dao động trên dưới 90%. “Tùy theo tình hình sản xuất, mỗi tuần PNJ cho máy thu hồi bụi vàng chạy khoảng 3-4 lần”. Được biết, ngay trong tháng đầu tiên chạy máy, khoản tiền thu hồi vàng của công ty đã đủ chi trả cho chi phí mua máy.
Không chỉ cho hiệu quả cao, máy thu hồi bụi vàng còn tiết kiệm đến 30% năng lượng và tránh được ô nhiễm môi trường. Với một hệ thống xử lý khí thải, máy thu hồi bụi vàng sẽ không sản sinh ra những chất ô nhiễm độc hại như: SO2, SO3, NO, CO, khí dioxin, furan... Điều này đã được kiểm định tại trung tâm kiểm định về khí thải của Viện Công nghệ Hóa học và đang được Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM chứng nhận.
Thêm nhiều kim loại khác
Vàng hay kim loại là những chất vô cơ, không bay hơi hay tan chảy ở nhiệt độ nhất định, còn những chất hữu cơ khác đều tan chảy thành tro. Vì thế, khoảng 5 giờ, sau khi cho các loại rác có dính bụi vàng vào (quần áo công nhân, nước đánh bóng... ), máy sẽ cho ra loại tro có lẫn vàng. Lúc này, người thu hồi chỉ việc đem ra để... lọc vàng và gạt bỏ tạp chất để được vàng nguyên chất. Kỹ sư Duy khẳng định ngoài vàng ra, chiếc máy này có khả năng thu hồi được nhiều thứ bụi kim loại khác như bạc, sắt, chì... Chính PNJ, sau khi sử dụng máy thu hồi vàng, đã tiếp tục “sắm” thêm một chiếc khác để thu hồi bạc bị hao hụt trong quá trình sản xuất nữ trang. Bên cạnh PNJ, một số doanh nghiệp sản xuất nữ trang khác cũng đã sử dụng máy để thu hồi bụi vàng và xác định sự hao hụt cần tránh trong quá trình sản xuất.
(Theo Người Lao Động)
Chỉ 6 giờ sau khi cho rác vào, máy sẽ đốt và gạn lọc để cho ra loại tro chứa nhiều vàng nhất.
Công nghệ này không những thu hồi được hơn 90% bụi vàng do hao hụt trong quá trình sản xuất mà còn tránh ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được năng lượng.
Những ngày này, kỹ sư Nguyễn Phúc Hoàng Duy cùng các cộng sự Viện Công nghệ Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đang hoàn tất chiếc máy thu hồi bụi vàng thứ 4 để chuyển giao cho đơn vị đặt hàng. Loại máy này lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, nhưng được đánh giá khá cao vì hiệu quả đạt được.
Là đơn vị sản xuất nhiều máy xử lý rác thải nguy hại nhưng Phòng Quá trình thiết bị, Viện Công nghệ Hóa học dường như chưa bao giờ nghĩ đến việc thu hồi rác. Năm 2001, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), bây giờ là Công ty Cổ phần PNJ, “nghe danh” về công nghệ sản xuất các thiết bị xử lý rác thải, đã tìm đến Viện Công nghệ Hóa học đặt hàng một chiếc máy để lọc được rác vàng. Ý tưởng về máy thu hồi bụi vàng cũng bắt đầu từ đó.
Trách nhiệm thật nặng nề: Phải sản xuất một chiếc máy có khả năng thu hồi được bụi vàng một cách hiệu quả nhất, tránh thất thoát cho các nhà sản xuất nữ trang và phải hoàn toàn tự động hóa. “Chúng tôi vốn không biết các loại rác có thể... đãi được vàng nên ban đầu việc sản xuất ra chiếc máy này quả không dễ dàng” - kỹ sư Duy cho biết. Nhưng sau 3 tháng thử nghiệm với hàng loạt thông số vận hành của máy (trên bản vẽ), kỹ sư Duy đã hoàn tất được thiết kế của chiếc máy mong muốn.
Mỗi loại rác có một chế độ đãi riêng
Thạc sĩ Phạm Thị Thùy Phương, đồng tác giả, cho biết điều quan trọng để thu hồi vàng đạt hiệu quả là nắm được quy luật vận hành máy. Công nghệ máy hoàn toàn tự động nhưng lại có nhiều chế độ để đãi kim loại từ các loại rác khác nhau. Chẳng hạn, riêng rác vàng đã có ít nhất 5 loại: nước lắc bi, nước siêu âm, bụi đánh bóng, rác quần áo công nhân, thảm. Các loại rác khác nhau này cần chạy máy ở những chế độ khác nhau. Rác như nước lắc bi, nước siêu âm phải đốt từ 6 giờ đến 8 giờ, còn bụi đánh bóng chỉ cần 5 giờ đốt, sau đó tắt toàn bộ hệ thống gia nhiệt, mới thu hồi bụi vàng được nhiều nhất. Giá thành một máy thu bụi vàng là 150 triệu đồng.
Thu hồi 90% bụi vàng
Trước khi có chiếc máy này, các cơ sở sản xuất nữ trang chỉ biết gom rác có lẫn bụi vàng lại để bán như một thứ ve chai, hoặc thu hồi phân kim bằng axít. Bán ve chai thì giá rác có lẫn vàng không được bao nhiêu mà thu hồi phân kim bằng axít thì hiệu quả vẫn kém. Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc kỹ thuật PNJ, đơn vị đầu tiên dùng máy này để thu hồi bụi vàng, cho biết: “PNJ đã từng dùng cách thu hồi bụi vàng bằng phân kim axít nhưng kết quả thu hồi chỉ đạt khoảng 60%”. Theo ông Cường, hiệu quả của việc thu hồi bụi vàng bằng máy này rất cao, dao động trên dưới 90%. “Tùy theo tình hình sản xuất, mỗi tuần PNJ cho máy thu hồi bụi vàng chạy khoảng 3-4 lần”. Được biết, ngay trong tháng đầu tiên chạy máy, khoản tiền thu hồi vàng của công ty đã đủ chi trả cho chi phí mua máy.
Không chỉ cho hiệu quả cao, máy thu hồi bụi vàng còn tiết kiệm đến 30% năng lượng và tránh được ô nhiễm môi trường. Với một hệ thống xử lý khí thải, máy thu hồi bụi vàng sẽ không sản sinh ra những chất ô nhiễm độc hại như: SO2, SO3, NO, CO, khí dioxin, furan... Điều này đã được kiểm định tại trung tâm kiểm định về khí thải của Viện Công nghệ Hóa học và đang được Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM chứng nhận.
Thêm nhiều kim loại khác
Vàng hay kim loại là những chất vô cơ, không bay hơi hay tan chảy ở nhiệt độ nhất định, còn những chất hữu cơ khác đều tan chảy thành tro. Vì thế, khoảng 5 giờ, sau khi cho các loại rác có dính bụi vàng vào (quần áo công nhân, nước đánh bóng... ), máy sẽ cho ra loại tro có lẫn vàng. Lúc này, người thu hồi chỉ việc đem ra để... lọc vàng và gạt bỏ tạp chất để được vàng nguyên chất. Kỹ sư Duy khẳng định ngoài vàng ra, chiếc máy này có khả năng thu hồi được nhiều thứ bụi kim loại khác như bạc, sắt, chì... Chính PNJ, sau khi sử dụng máy thu hồi vàng, đã tiếp tục “sắm” thêm một chiếc khác để thu hồi bạc bị hao hụt trong quá trình sản xuất nữ trang. Bên cạnh PNJ, một số doanh nghiệp sản xuất nữ trang khác cũng đã sử dụng máy để thu hồi bụi vàng và xác định sự hao hụt cần tránh trong quá trình sản xuất.
(Theo Người Lao Động)