Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
14. CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ

14.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chấtqua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

- Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép;

- Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệmthẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

14.2.Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện

- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất

14.3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;

- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);

- Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);

- Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);

- Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);

- Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ).

14.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

14.5. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

14.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón vô cơ.

14.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương

14.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ

14.9. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:

- Địa điểm, diện tích,nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;

- Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;

- Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;

- Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóađể quản lý chất lượng sản phẩm;

- Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Yêu cầu về nhân lực:

+ Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;

+ Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

14.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 29/2014/TT-BCT.

- Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 29/2014/TT-BCT.

14.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2014 quy định cụ thể một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

15. CẤP LẠI GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ

15.1. Trình tự thực hiện:

- Đối với trường hợp Giấy phép bị mất:

+ Tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ khi phát hiện Giấy phép bị mất phải thông báo ngay đến cơ quan cấp phép;

+ Cục Hóa chất đăng thông báo về việc mất Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc;

+ Tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép gửi Cục Hóa chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

+ Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất kiểm tra, thẩm định để cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón vô. Trường hợp không cấp, Cục Hóa chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc bị hư hỏng:

+ Tổ chức có Giấy phép xản xuất phân bón vô cơ khi phát hiện Giấy phép bị sai sót hoặc hư hỏng phải lập 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Cục Hóa chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

+ Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất kiểm tra, thẩm định để cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ. Trường hợp không cấp, Cục Hóa chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

15.2. Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện

- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất

15.3. Thành phần hồ sơ:

- Đối với trường hợp Giấy phép bị mất: Tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép.

- Đối với trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc bị hư hỏng: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép; Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đã được cấp bị sai sót hoặc phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ bị hư hỏng.

15.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

15.5. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

15.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón vô cơ.

15.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương

15.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ

15.9. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính

15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng.

15.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư số 29/2014/TT-BCT.

15.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2014 quy định cụ thể một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

16. ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ

16.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

- Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép;

- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không điều chỉnh Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

16.2.Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện

- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất

16.3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 29/2014/TT-BCT;

- Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đã được cấp;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh nội dung sản xuất phải đáp ứng được điều kiện sản xuất phân bón vô cơ.

16.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

16.5. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

16.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón vô cơ.

16.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương

16.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ

16.9. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính

16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều chỉnhGiấy phép sản xuất phân bón vô cơ trong trường hợp:

+ Thay đổi về đăng ký kinh doanh, địa điểm, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;

+ Thay đổi về công suất, chủng loại phân bón, tên phân bón;phân bón bị loại bỏ trên thị trường.

- Phải đảm bảo các nội dung được điều chỉnh đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ (như đối với điều kiện thủ tục cấp mới)

16.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT.

16.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2014 quy định cụ thể một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

17. CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ ĐỒNG THỜI SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC

17.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

- Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép;

- Thời gian cấp Giấy phép là 20 (hai mươi) ngày làm việc, cụ thể: Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ cấp Giấy phép trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế để cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, trong quá trình hoạt động cần bổ sung sản xuất phân hữu cơ, phân bón khác thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được sử dụng Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác, không phải có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thờisản xuấtphân bón hữu cơ và phân bón khác. Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp khi tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác có nhu cầu sản xuất thêm phân bón vô cơ.

17.2.Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện;

- Nộp trực tiếp tại Bộ Công thương (Cục Hóa chất).

17.3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;

- Giấy tờ, tài liệu đảm bảo điều kiện sản xuất phân bón vô cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 29/2014/TT-BCT, cụ thể là các giấy tờ, tài liệu nêu tại hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ;

- Giấy tờ, tài liệu đảm bảo điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

17.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

17.5. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

17.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

17.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)

17.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác

17.9. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính

17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:

- Địa điểm, diện tích,nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;

- Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;

- Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;

- Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóađể quản lý chất lượng sản phẩm;

- Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Yêu cầu về nhân lực:

+ Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;

+ Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

17.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tưsố 29/2014/TT-BCT;

- Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 29/2014/TT-BCT.

17.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2014 quy định cụ thể một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư quy định về phân bón hữu cơ và phân bón khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

18. CẤP LẠI GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ ĐỒNG THỜI SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC

18.1. Trình tự thực hiện:

- Đối với trường hợp Giấy phép bị mất:

+ Tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơđồng thờisản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác khi phát hiện Giấy phép bị mất phải thông báo ngay đến cơ quan cấp phép;

+ Bộ Công Thương thông báo với cơ quan đầu mối cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đăng thông báo về việc mất Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc;

+ Tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép gửi Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

+ Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc;

+ Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kiểm tra, thẩm định để cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc bị hư hỏng:

+ Tổ chức có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơđồng thờisản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác khi phát hiện Giấy phép bị sai sót hoặc hư hỏng phải lập 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

+ Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc;

+ Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kiểm tra, thẩm định để cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

18.2. Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện;

- Nộp trực tiếp tại Bộ Công thương (Cục Hóa chất).

18.3. Thành phần hồ sơ:

- Đối với trường hợp Giấy phép bị mất: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép;

- Đối với trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc bị hư hỏng: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép và bản chính Giấy phép đã được cấp bị sai sót hoặc phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép bị hư hỏng.

18.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

18.5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

18.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

18.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)

18.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác

18.9. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính

18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khácđược cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng.

18.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT .

18.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2014 quy định cụ thể một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

19. ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ ĐỒNG THỜI SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC

19.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

- Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép;

- Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ cấp Giấy phép trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc;

- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và điều chỉnh Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không điều chỉnh Giấy phép, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

19.2.Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện

- Nộp trực tiếp tại Bộ Công thương (Cục Hóa chất)

19.3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơđồng thờisản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;

- Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón vô cơđồng thờisản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khácđã được cấp;

- Các giấy tờ xác nhận nội dung thay đổi và tài liệu chứng minh việc thay đổi, điều chỉnh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 29/2014/TT-BCT, gồm các giấy tờ, tài liệu như trong hồ sơ cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác; giấy tờ tài liệu sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

19.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

19.5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

19.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

19.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)

19.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác

19.9. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính

19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón kháctrong trường hợp:

+ Thay đổi về đăng ký kinh doanh, địa điểm, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;

+ Thay đổi về công suất, chủng loại phân bón, tên phân bón;phân bón bị loại bỏ trên thị trường.

- Phải đảm bảo các nội dung được điều chỉnh đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ (như đối với điều kiện thủ tục cấp mới)

19.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT.

- Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tưsố 29/2014/TT-BCT .

19.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2014 quy định cụ thể một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua