Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

HẠN CHẾ NHIỄM ĐỘC ARSENIC BẰNG THỰC PHẨM GIẦU CHẤT CHỐNG OXY HÓA

HieuMaiTrung

Hạt giống tốt
Tham gia
8/9/10
Bài viết
1
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Người viết: Vũ Duy Giảng
09/06/2009

Arsenic còn gọi là thạch tín, là nguyên tố rất độc được nhà giả kim Ả rập tên là Jabir ở thế kỷ thứ 8, lần đầu tiên dùng nó để tạo ra arsenic trioxide. Vào thời kỳ đó người ta đặt tên cho nó là chế phẩm Jabir, một chất độc không mùi, không vị, gây chết người không để lại dấu vết gì trong cơ thể.

Arsenic cũng trở thành vũ khí giết người được ưa dùng ở thời Trung cổ và Phục Hưng, đặc biệt trong các tầng lớp thống trị, các bạo chúa. Triệu chứng gây độc giống như triệu trứng của bệnh dịch tả xẩy ra rất phổ biến lúc bấy giờ và ngộ độc gây ra bởi arsenic thì không thể phát hiện được. Ở thế kỷ 19 sau Công nguyên, arsenic lại có một cái tên là "bột thừa kế" do những người thừa kế muốn dùng nó để giết những người thân có tài sản cho thừa kế, nhằm đảm bảo quyền thừa kế hay thúc đẩy sớm quyền được hưởng quyền thừa kế của mình.

Liều gây chết LD50 (50% động vật thí nghiệm bị chết) của arsenic nguyên tố là 763mg/kg thể trọng (bằng đường ăn uống) và 13mg/kg thể trọng (bằng đường tiêm phúc mạc). Tuy nhiên arsenic nguyên tố không độc bằng các hợp chất oxy hóa của arsenic, arsenic trioxide (As2O3) độc gấp 500 lần so với arsenic nguyên tố.

Arsenic là một thành phần tự nhiên có trong vỏ trái đất, nó được thải vào nguồn nước ngầm khi nước chảy qua những lớp đất đá trầm tích. Như vậy nguy cơ nhiễm arsenic cao nhất là nước uống lấy từ các giếng khoan (nước uống lấy từ nước hồ hay nước suối nguy cơ này ít hơn).

Sử dụng nguồn nước nhiễm arsenic trong một thời gian dài sẽ gây ngộ độc mãn tính với các triệu chứng tổn thương gan, vàng da và xơ gan, tổn thương mạch ngoại biên làm các đầu chi bị xạm lại, chân bị thối hoại, da bị hóa sừng, thiếu máu, rối loạn nhịp tim, sút cân, giảm trí nhớ và đặc biệt gây ung thư da, phổi, thận và bàng quang.

Nguy cơ nhiễm độc arsenic từ nguồn nước ngầm xẩy ra rộng khắp trên thế giới, từ châu Mỹ la tinh cho đến châu Á. Riêng ở Bangladesh và Tây Bengal, Ấn độ ước tính có đến 50 triệu người , ở Trung quốc 13-14 triệu người bị nguy cơ nhiễm độc do nước uống nhiễm arsenic. Ở nước ta từ vùng đồng bằng sông Hồng cho đến đồng bằng sông Cửu long, nguy cơ nhiễm độc arsenic từ nguồn nước giếng khoan gây ra cho hàng chục triệu người cũng đã được cảnh báo từ vài năm gần đây (báo Nông nghiệp Việt Nam số 122, ngày 18/6/2004).

Tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng arsenic trong nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 ppb (10 microgram/lít), tiêu chuẩn cho phép hiện nay của Hoa kỳ là 50 ppb (theo EPA: Environmental Protection Agency - Cục Bảo vệ Môi trường), tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam cũng là 50 ppb (50 microgram/lít).

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Viện Hàn lâm Hoa kỳ đang xem xét việc áp dụng tiêu chuẩn của WHO thay cho tiêu chuẩn hiện hành, dựa trên những nghiên cứu gần đây xác nhận rằng mức arsenic thấp tới 0,00017mg/lít (0,17 ppb) cũng có thể gây ngộ độc mãn tính arsenic. Những nghiên cứu khác trên nam giới cũng cho biết những người hàng ngày tiêu thụ nước chứa gần 50 ppb arsenic, nguy cơ bị ung thư bàng quang có thể cao tới 1/1000.

Nguyên nhân gây ung thư của arsenic là do nguyên tố này đã làm tăng sản sinh các gốc tự do (free radical) trong tế bào cơ thể. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho biết arsenic đã làm tế bào sản sinh một số lượng gốc tự do cao hơn 3 lần so với bình thường; chính các gốc tự do này đã gây đột biến gen, dẫn đến ung thư. Tuy nhiên những nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa lại có tác dụng giảm số lượng các gốc tự do (có thể giảm 1/2 khi chất chống oxy hóa được thêm vào môi trường nuôi cấy tế bào nhiễm arsenic), từ đó ngăn chặn tế bào đột biến gen (tế bào đột biến gen tăng 5 đến 16 lần khi không được thêm chất chống oxy hóa).

Các chất chống oxy hóa chính là các vitamin C, vitamin E, beta-caroten, lycopene…, các chất này có nhiều trong hoa quả tươi như cam, chanh, buởi, cà chua, gấc… Dầu gấc rất giầu các chất chống oxy hóa trên, đặc biệt là lycopene (hoạt tính chống oxy hóa của lycopene mạnh hơn vitamin E tới 100 lần).

Các nhà khoa học của Học viện Sinh hóa học Ấn độ lại cho biết tỏi cũng có tác dụng hạn chế tác dụng gây độc của arsenic. Thí nghiệm cho chuột hàng ngày dùng nước nhiễm arsenic, mức nhiễm tương đương với nước ngầm ở vùng Bangladesh và Tây Bengal; chuột cũng được cho ăn thêm chất chiết của tỏi. Kết quả là chuột thí nghiệm có mức arsenic trong máu và gan giảm đi 40% so với đối chứng, arsenic đã được thải qua nước tiểu. Từ nghiên cứu này các nhà khoa học khuyến cáo rằng những người sống trong vùng có nguồn nước bị nhiễm arsenic hàng ngày hãy ăn 1-3 nhánh tỏi (theo báo Food and Chemical Toxicology; 10.1016/j.fct.2007.09.108).

Như vậy, ngoài những biện pháp hạn chế arsenic nhiễm trong nước sinh hoạt khi phải dùng nước giếng khoan như sục khí, giàn mưa, bồn lắng, bể lọc v.v.. thì cũng cần chú ý đến việc bổ sung các nguồn thực phẩm giầu chất chống oxy hóa trong bữa ăn hàng ngày.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua