Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Hãy cứu sông Mekong

  • Thread starter lamdinh
  • Ngày gửi
L

lamdinh

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Kính gửi các thành viên,
Sông Mê kông của chúng ta là một trong những vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới, đang nuôi sống hơn 60 triệu người. Ngoài ra nó còn rất nhiều giá trị vô giá khác. Tuy nhiên, dòng sông đang bị đe doạ bởi chính phủ các nước Lào, Cam Pu Chia và Thái lan đang có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông. Nếu được xây dựng, những con đập đó sẽ ngăn cản các luồng cá di cư và gây xáo động lớn tới dòng sông, ảnh hưởng đến ngành ngư nghiệp của các nước lưu vực sông Mê Kông, an ninh lương thực khu vực và kế sinh nhai của hàng triệu người, đồng thời sẽ làm cho các loài quý hiếm như các heo nước ngọt Irrawaddy, cá catfish khổng lồ Mê kông và vô số các loại cá di cư khác tới bờ tuyệt chủng. Mất đi sự giàu có về sinh thái này có thể sẽ là thảm họa mang tính toàn cầuva
Vì vậy, tôi viết bài này mong mọi người hãy dành chút ít thời gian để cùng tham gia bảo vệ dòng sông.
Cách thức rất đơn giản, chỉ cần vào web Save the Mekong http://www.savethemekong.org/?langss=vi và ghi tên.
Hiện chỉ mới có 2311 người ký (đa phần là những nhà hoạt động bảo vệ sông ngòi).
Mong mọi người tích cực ủng hộ và thông báo cho những người khác biết.
Xin chân thành cảm ơn.
 

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ý tưởng về việc xây dựng một con đập thật tuyệt vời về mặt năng lượng nhưng về mặt môi trường đúng là một thảm họa. Hàng triệu người dân ở đồng bằng sông Cửu Long vốn sống bằng nền nông nghiệp phụ thuộc lớn vào dòng chảy của sông MêKong sẽ bị ảnh hưởng. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của nước Việt Nam một khi bị ảnh hưởng trực tiếp thì hàng triệu người có nguồn lương thực phụ thuộc vào khu vực này sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, chúng ta biết rằng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo, nên việc suy giảm nguồn lương thực này sẽ gây ảnh hưởng đến ở qui mô thế giới.

Các bạn hãy cùng nhau kí tên vì dòng Mêkong của chúng ta. http://www.savethemekong.org/?langss=vi
 

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Xây đập thủy điện trên sông Mekong : Lợi bất cập hại

Sông Mekong đang lâm nguy trước những kế hoạch xây đập thủy điện đã và đang được thực hiện trên dòng chính và phụ lưu của nó. Nhiều tổ chức bảo vệ môi sinh đã lên tiếng cảnh báo những nguy cơ chắc chắn sẽ xảy đến một mai nếu các nước có con sông Mekong đi qua cứ khư khư với các chương trình phát triển dân sinh của họ, tận dụng khai thác tiềm lực thủy điện của con sông mà không để ý gì đến hậu quả sẽ dẫn tới cho môi trường. Trong khuôn khổ bài này, RFI chỉ đề cập tới tác hại của việc xây đập trên dòng chính đối với ngư nghiệp trong vùng.

Từ lưu vực trên thuộc Vân Nam-Trung Quốc đến lưu vực dưới thuộc bốn quốc gia hạ nguồn

Thực tế cho thấy là không có gì ngăn cản nổi Trung Quốc khai thác nguồn thủy điện phong phú của con sông Mekong bằng cách xây chuỗi đập nước khổng lồ trên sông Lan Thương (tên Trung Quốc của sông Mekong) mà hiện nay đã có hai con đập hoàn tất (Mạn Loan 1.500MW, Đại Chiếu Sơn 1.350 MW) và hai đập đang xây (Tiểu Loan 4.200 MW và Cảnh Hồng 1.35OKW). Để có đủ nước vận hành hai đập thủy điện Mạn Loan và Đại Chiếu Sơn, Trung Quốc đã thường xuyên đóng cửa đập khiến mực nước sông đã xuống tới mức thấp nhất. Dân cư các nước hạ nguồn đã chịu ảnh hưởng tức thời như nguồn cá tôm giảm sút, nhiều khúc sông cạn nước tới mức tàu thuyền không lưu thông được, riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tình trạng đất nhiễm mặn đã xảy ra ngày càng trầm trọng.

Đã vậy, mới đây, từ khoảng giữa năm 2006, chính phủ các nước Lào, Thái Lan và Căm Bốt đã tính tới việc nghiên cứu tính khả thi của ít nhất 11 dự án xây đập trên dòng chính của sông Mekong ở lưu vực dưới. Đó là những đập thủy điện Pakbeng, Luangprabang, Sayabouli, Paklay, Sanakham, Latsua và Donasehong ở Lào, Ban Koum và Pakchom dọc biên giới Lào-Thái và Strung Treng, Sambor tại Cam Bốt. Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực đang tìm cách khai thác tiềm năng thủy điện để trở thành nguồn cung cấp điện cho các nước láng giềng, cụ thể như Việt Nam và Thái lan.

Theo nhà văn Ngô Thế Vinh, trong ký sự Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (NXB Văn Nghệ Mới 2007), không phải bây giờ mà từ những năm 40 thế kỷ trước các nhà xây đập Mỹ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mekong và kế hoạch phát triển lưu vực dưới sông Mekong với những đập nước trên dòng chính ở hạ nguồn đã được dự tính trong những năm cuối thập niên 1950. Thế nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng ra ba nước Đông Dương đã làm ngưng các dự tính này và giờ đây một lần nữa con sông Mekong lại phải đối mặt trước nguy cơ bị tàn phá.

Những kế hoạch đang được chuẩn bị thực hiện

Trước mắt, Căm Bốt đang xúc tiến việc xây dựng một đập thủy điện Sambor trên dòng chính sông Mekong tại tỉnh Kratíe khu vực giữa lãnh thổ. Cuối năm 2006, chính quyền Phom Penh và công ty Trung Quốc China Southern Power Grid Co.đã ký biên bản ghi nhớ nghiên cứu tính khả thi của hai công trình. Thứ nhất là đập thủy điện có công suất 2.600 MW chắn hết lòng sông. Đây là biến thể của kế hoạch nguyên thủy được Ban Thư Ký Ủy Ban Sông Mekong đề nghị từ năm 1994 có công suất 3.300MW mà công trình cũng chắn ngang cả lòng sông. Đập thủy điện này có hồ chứa dự kiến chiếm đến 880 km2, cần di dời chỗ ở của trên 5000 người vào thời điểm ấy. Một đập thứ hai, nhỏ hơn, chỉ chắn một phần lòng sông với hồ chứa khoảng sáu km2, công suất 465MW.

Về phía Lào, đầu năm 2008, chính quyền Vientiane đã ký thỏa thuận với một công ty Malaysia xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ở đoạn thác Khône, nơi dòng sông chia ra nhiều nhánh nhỏ và bắt đầu chảy qua Căm Bốt.

Con đập tương lai sẽ chặn nhánh sâu nhất nơi đây và cũng là nơi các đàn cá sẽ lội ngược dòng vào mùa khô tháng Tư tháng Năm, khi mực nước sông Mekong xuống thấp nhất để tìm nguồn thức ăn.

Các nhóm bảo vệ môi trường chống lại việc xây đập trên dòng chính sông Mekong

Các chuyên viên ngư nghiệp và những tổ chức chống xây đập nước trên dòng chính sông Mekong nghiêm khắc cảnh báo về những hậu quả tiềm ẩn tai hại của các công trình này.

Chuyên viên Carl Middleton nhấn mạnh hậu quả của việc xây đập Sambor, đó là ngăn chặn dòng di chuyển của cá đi tìm nguồn thức ăn, làm tổn hại nghiêm trọng cho ngư nghiệp khu vực vì đã chặn dòng cá di chuyển ngược để đẻ trứng lâu nay, chẳng hạn giữa Pakse ở phía nam Lào và xa hơn và Biển Hồ, Tonle Sap, phá hoại nặng nề các hố sâu dưới lòng sông vốn là khu trú ẩn của vô số loài cá. Một công trình nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong năm 1994 về dự án xây đập thủy điện công suất 3.300MW cũng chia sẻ mối lo ngại nói trên. Tưởng cũng nên nhắc lại là sông Tonle Sap cung ứng hàng năm cho ngư dân Căm Bốt đến hai phần ba lượng cá đánh bắt được, mà phần lớn trong số đó là các loại cá di trú.

Trong hội nghị chuyên đề lần thứ sáu về Ngư Nghiệp Sông Mekong tổ chức tại Vientiane năm 2003, một bài tham luận cũng đã khẳng định : ''Bất kỳ đập nước nào trên dòng chính sông Mekong xây dựng trên đất Căm Bốt cũng đều có hại cho ngư nghiệp, nhưng chọn địa điểm Sambor xây dựng đập là tệ hại nhất.'' Hệ quả này được lặp lại với bất kỳ con đập nào xây chắn ngang dòng chính sông Mekong.

Nhưng có điều là Ủy Hội Sông Mekong, trong đó có Việt Nam, hầu như đã giữ thái độ thụ động trước những lời cảnh báo này.

Con sông Mekong với nguồn đa dạng thủy học đặc biệt phong phú, đứng thứ nhì, chỉ sau con sông Amazone. Xây dựng đập trên dòng chính con sông là càng đẩy các loài cá quý hiếm như Irrawady Dolphin, loại cá Catfish khổng lồ hàng trăm ký và vô số chủng loại cá di trú khác tới chỗ diệt vong

P/S:Cùng nhau chung sức nào bà kon ơi
 
I

Iker_Phan

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hiện Trung Quốc đang xây dựng 8 đập nước ở thượng nguồn sông Mekong tại các hẻm núi cao thuộc tỉnh Vân Nam, trong đó có đập Tiểu Loan cao 292m. Đây là đập cao nhất thế giới có trữ lượng nước tương đương với toàn bộ hồ chứa ở khu vực Đông Nam Á. Việc xây dựng các con đập này sẽ làm gia tăng sức ép đối với sông Mekong và mạng lưới nhánh phụ khổng lồ của con sông này, vốn đang đối mặt với những hiểm họa do ô nhiễm, biến đổi khí hậu và tác động của những con đập được Trung Quốc xây trước đó đã khiến mực nước giảm mạnh trên thượng nguồn.
Và ko những chỉ có VN chúng ta mà tất cả các nước nằm trong lưu vực sông Mekong đều chịu ảnh hưỡng, vì vậy để bảo vệ lợi ích chung của chính mình và người khác, chúng ta hãy cùng lên cùng nhau chung tay góp sức phản đối dự án này.
 

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vận động cứu sông Mekong

Chiến dịch vận động cứu sông Mêkông do các nhà môi trường thuộc “Liên hiệp cứu lấy sông Mêkông” (Save the Mekong Coalition – SMC) chủ xướng, tính đến cuối tháng 6/2009 đã thu hút được gần 17.000 người sau hơn ba tháng triển khai, trong số đó có hơn 11.000 cư dân trong vùng lưu vực sông Mêkông và khoảng 5.000 người khắp nơi trên thế giới.
mekong2
mekong2.gif

Ảnh: mrc​
SMC được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ chính là bảo vệ sông Mêkông, mà mục tiêu trước mắt là theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc xây dựng khoảng 11 đập thủy điện ở thượng lưu con sông, đe dọa đến nguồn sống cũng như cách sống của hàng chục triệu cư dân ở khu vực hạ nguồn sông Mêkông. Tổ chức Southeast Asian Rivers Network ước tính rằng, nguồn cá dự trữ ở khu vực biên giới Thái Lan – Lào đã giảm một nửa do những hoạt động các dự án xây dựng đập của Trung Quốc, không giới hạn ở dải sông thuộc chủ quyền của họ.

Bản kiến nghị bằng bảy thứ tiếng nói trên đã được gửi đến chính phủ các nước thành viên của Ủy hội sông Mêkông (Mekong River Commission – MRC) là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhưng không đề cập gì đến các con đập mà Trung Quốc đã xây dựng ở thượng nguồn cùng hàng loạt các công trình thủy điện khác, phải chăng vì Bắc Kinh không phải là thành viên của MRC?

Lần này mục tiêu lớn nhất mà cuộc vận động của SMC hướng tới là thuyết phục chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia dỡ bỏ kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông. Vào tháng 6/2007, Chính phủ Lào đã phê chuẩn ban đầu cho con đập trị giá 1,7 tỷ USD trên sông Mêkông do hai công ty năng lượng Trung Quốc xây dựng. Một công ty Trung Quốc khác đang tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án năng lượng sông Mêkông ở Campuchia. Ngoài ra, vài con đập phụ khác trên sông Mêkông ở Đông Nam Á cũng sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng China Exim, tổ chức tín dụng lớn nhất của Trung Quốc.

Nếu những kế hoạch trên đây trở thành hiện thực, hàng triệu người dân trong lưu vực sẽ bị ảnh hưởng, mất sinh kế và không được đảm bảo về lương thực. Việc xây đập cũng sẽ làm suy kiệt các loài cá di cư, một trong những nguồn thủy sản hứa hẹn nhất của sông Mêkông, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy về môi trường và văn hóa, xã hội.

Một con số đáng kinh ngạc: khoảng 17% số cá đánh bắt được ở các vùng nước nội thủy trên khắp thế giới là từ con sông này và 90% cư dân của lưu vực sông Mêkông là nông dân lâu nay sống phụ thuộc chủ yếu vào những cánh đồng được cung cấp phù sa màu mỡ cùa dòng sông.

Sông Mêkông chảy vào Việt Nam qua hai ngã sông Tiền và sông Hậu. Một khi các con đập kể trên được xây dựng xong, nước ta do ở cuối nguồn sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. Số lượng người Việt Nam sinh sống ở vùng lưu vực sông Mêkông lên đến 17 triệu, chiếm gần 1/3 tổng số 60 triệu cư dân toàn khu vực.

Ông Ngô Xuân Quảng, thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, cảnh báo, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải gánh chịu các tác hại nặng nề do việc dòng Mêkông bị ngăn chặn, từ nguy cơ không còn phù sa màu mỡ, nước ngọt bị thiếu khiến đất hóa phèn, cho đến nguy cơ lượng cá đánh bắt tụt giảm, chưa kể hiện tượng dòng chảy của sông Mêkông yếu đi sẽ làm cho nước biển lấn vào gây ngập mặn. Nghiêm trọng nhất là hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ bị nạn đất xói mòn, còn Tiền Giang thì sẽ bị khô hạn.

Thế nhưng đáng buồn hơn cả là có vẻ như chúng ta chưa quan tâm đúng mức về hiểm họa khôn lường ấy, thể hiện qua việc chỉ vỏn vẹn hơn 300 người Việt Nam ký tên vào bảng kiến nghị nói trên, so với Lào là 611 người, Campuchia là 2.673 người, Thái Lan 7.756 người.

Nên chăng các tổ chức, đoàn thể trong nước mở cuộc vận động người dân hưởng ứng chiến dịch của SMC, bằng cách vào trang web:

http://www.savethemekong.org/?langss=vi

Ghi tên mình vào bảng kiến nghị là góp phần tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái của dòng Mêkông nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Theo Yên Mynh (Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh)​
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua