Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Hãy tẩy chay các sản phẩm của VEDAN

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chi phí in ấn Jupiter sẽ chịu cho, các bạn này rãnh thì đi phát tờ rơi tại các ngã tư để tẩy chay các sản phẩm của Vedan đi.
Sao thấy CLB YMT im re vậy? Lên tiếng đi chứ nhỉ?

Vậy là yên tâm rồi, sắp tới sẽ có poster về sự kiện này và tung ra các trường đại học :26:
Phải làm mạnh và cương quyết:26:
 
D

dotran

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Một vài chuyện trong cty vedan.

Bọn họ ở đó có cả một phòng ban chuyên về đi mở các van xã chất thải ra sông.Hằng đêm và đặc biệt vào những trận mưa lớn là có người ra xã những van đó để xã ra sông.
Khi vào trong cty này ôi thật khủng khiếp toàn mủi hóa chất và mùi hôi thối từ mủi chất thải,còn sx phân bón đem đi cho không ai nhận toàn đi đổ ở kệnh hồ.Còn sản phẩm của vedan các bạn nhìn thì thấy tại khu vực sx thi ôi thôi khỏi ăn đi.
Tui đổng ý với các bạn chứng ta hãy tẩy chay hàng cùa Vedan đi.
Một vài SP của Vedan như sau:Bột nêm(Ôi giở lắm),Bột ngọt(Toàn Hóa chất không hà).phân bón(mà hình như làm ra phân bón chủ yếu để giải quyết bớt phần chất thải,phân gì mà tưới vào cây cây chết hết).
 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo cách tính của anh W thì chúng ta có công thức sau:
5000(m3/ngày) / 150(L/người.ngày)/1000(L/m3) = 33333,333 người ~ 33.000 người

Vậy là một ngày công ty Vedan xả lưu lượng cao hơn 33.000 người xử dụng
Về nồng độ thì đương nhiên là ghê hơn.

Nước thải sinh hoạt thì cao nhất BOD,COD có 250mg/l còn nước thải phân bóm, bột ngọt, sinh hoạt, ... của VEDAN thì theo mình cũng ít nhất là 1000mg/l. Tức là gấp 4 lần

Đợt này toàn thể nhân dân Tỉnh Đồng Nai nói riêng và những người yêu môi trường nói chung phải cám ơn BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, CỤC MÔI TRƯỜNG, CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG đã ra tay
 

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tui đổng ý với các bạn chứng ta hãy tẩy chay hàng cùa Vedan đi.
Một vài SP của Vedan như sau:Bột nêm(Ôi giở lắm),Bột ngọt(Toàn Hóa chất không hà).phân bón(mà hình như làm ra phân bón chủ yếu để giải quyết bớt phần chất thải,phân gì mà tưới vào cây cây chết hết).

Bạn có dùng thử phân bón của họ chưa mà nói vậy? Ở đây mình ko bênh vực nó, nhưng chúng ta cũng đừng "té nước theo mưa" .
Tốt nhất là trích dẫn link liên kết.
Bài này có những thông tin nhạy cảm nên mình sẽ kiểm soát nội dung kĩ càng hơn. .
 

GMO_Jupiter

Cây công nghiệp
Tham gia
13/12/07
Bài viết
376
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bạn có dùng thử phân bón của họ chưa mà nói vậy? Ở đây mình ko bênh vực nó, nhưng chúng ta cũng đừng "té nước theo mưa" .
Tốt nhất là trích dẫn link liên kết.
Bài này có những thông tin nhạy cảm nên mình sẽ kiểm soát nội dung kĩ càng hơn. .
Sản phẩm phân bón của nó cũng được lên báo các đây 1 năm rồi, bác SW không cập nhật tin tức gì cả!:30:
 
K

Kynam

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Không sử dụng hàng của vedan

Nghe thấy mà tức thật, bọn vedan này nó đâu có nghĩ đến môi trường của nước ta đâu, nó kinh doanh thu lợi nhuận rồi "cút" để lại hậu quả cho chúng ta gánh chịu. Chúng nó là bọn làm ăn xuyên quốc gia thì quá hiểu về Luật bảo vệ Môi trường mà có lẽ chúng nó xem thường đât nước chúng ta đấy chứ, phải trị cho nó biết để làm gương cho những kẽ khác chứ...
Đây là hành vi cố tình làm hại môi trường, chúng ta cần phải tổ chức lên tếng đã đảo bọn vedan đi...
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thời sự & suy nghĩ: Làm gì với Vedan?

Theo báo tuổi trẻ:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278748&ChannelID=87

TT - “Không bị bắt không phải là kẻ trộm”. Câu ngạn ngữ này của người Nga khẳng định rằng quan trọng là phải “bắt tận tay, day tận trán”, bằng không một tên trộm có thể tồn tại trên thực tế nhưng lại không tồn tại đối với pháp luật. Với hành vi xả nước thải độc hại xuống sông Thị Vải bị bắt quả tang, Công ty Vedan đã thật sự đối mặt với pháp luật như một đối tượng cần bị xử lý. Đây quả thật là một tin rất đáng phấn khởi.


Cái ít đáng phấn khởi hơn là tình trạng có vô số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang tồn tại trên thực tế, nhưng lại vẫn không tồn tại đối với pháp luật. Việc bắt quả tang hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty Vedan vì vậy sẽ có ý nghĩa hơn, nếu đó chỉ là sự khởi đầu cho một chiến dịch gắt gao và lâu bền nhằm áp đặt việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về môi trường.

Bắt kẻ trộm và xử lý kẻ trộm là hai việc khác nhau. Và việc sau chưa chắc đã ít quan trọng hơn việc trước. Chúng ta từng bắt quả tang một công ty của Tập đoàn Vinashin chôn trộm các chất phế thải độc hại của mình. Nhưng việc xử lý hành vi nguy hại nói trên lại diễn ra khá nhẹ nhàng “dễ chịu”. Cách xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, thậm chí “giơ” không cao và “đánh” còn rất khẽ như vừa qua là rất rủi ro. Cách xử lý như vậy không sớm thì muộn sẽ làm pháp luật mất hết tính răn đe. Và khi pháp luật đã mất hết tính răn đe, vi phạm pháp luật về môi trường sẽ xảy ra tràn lan. Chúng ta sẽ không thể nào có đủ nguồn lực để phát hiện và xử lý.

Vai trò của Nhà nước và pháp luật trong việc xử lý những hành vi gây ô nhiễm môi trường là rất quan trọng, nhưng vai trò xã hội dân sự của giới truyền thông cũng quan trọng không kém. Xã hội dân sự và giới truyền thông có thể kêu gọi ủng hộ những sản phẩm của các công ty thân thiện môi trường và ngược lại. Điều này có thể giúp các công ty và các nhà kinh doanh hiểu rằng bảo vệ môi trường cũng là một cách làm đẹp hình ảnh trong mắt người tiêu dùng, đem lại hiệu quả kinh doanh dài lâu và bền vững.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Sông Thị Vải không còn... thở


theo tuổi trẻ:http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278748&ChannelID=87

Phát triển công nghiệp dọc sông Thị Vải đã làm dòng sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: QUỐC THANH

TT - Nhiều đoạn sông Thị Vải - vùng đông Nam bộ thuộc Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM - đang bị nạn ô nhiễm môi trường hủy diệt. Điều này chỉ mới xảy ra độ chục năm trở lại đây, khi nhà máy công nghiệp, cảng sông... mọc lên dày đặc.

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất "đặc trưng"... mùi nước sông Thị Vải tại khu vực cảng Gò Dầu (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai). Màu nước nâu nâu, đỏ đỏ chạy dài hàng chục kilômet khiến tất cả những ai có dịp quan sát dòng sông này đều khó quên.
Các nhà chuyên môn cho rằng mùi hay màu cũng chỉ là một trong những biểu hiện của tình trạng ô nhiễm. Còn muốn biết đích thực mức độ ô nhiễm nặng nhẹ đến đâu, nhất định phải phân tích mẫu nước mới có thể đánh giá được.
Dòng sông chết
GS.TS Lâm Minh Triết - nguyên viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường ĐH Quốc gia TP.HCM - nói rằng nồng độ oxy hòa tan trong nước là một trong những thông tin đầu tiên, rất quan trọng để đánh giá môi trường nước có còn sự sống hay không.

Một kết quả phân tích mẫu nước năm 2004 được Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp ghi: "Điểm lấy mẫu ở khu vực gần cửa xả nước thải của Công ty Vedan". Kết quả: nồng độ oxy hòa tan trong nước (đơn vị mg/lít) qua bốn đợt phân tích (khoảng ba tháng/đợt) tương ứng là 0,3; 0,3; 2,2 và 2,6. Đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt VN thì kết quả đo đạc nồng độ oxy hòa tan trong nước ở hai đợt đầu tiên còn rất xa mới đạt được mức thấp nhất của tiêu chuẩn (2mg/lít); kết quả đo đạc chỉ tiêu này của hai đợt cuối năm 2004 cũng chỉ mới xấp xỉ mức thấp nhất của tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh, các mức nồng độ oxy hòa tan trong nước qua các đợt phân tích của năm 2004 là không đạt yêu cầu (thấp nhất phải đạt là 5mg/lít).

Các nhà chuyên môn khẳng định những kết quả phân tích mẫu nước này là chứng cứ xác thực nhất để nói rằng chất lượng nguồn nước ở sông Thị Vải đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hay nói cách khác, với mức nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp đến như vậy, kéo dài hàng chục kilômet trên sông Thị Vải, coi như không còn sự sống ở những đoạn sông này.

Trong một diễn biến khác, tại báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ô nhiễm sông Thị Vải vào tháng 8-2006, Bộ Tài nguyên - môi trường nhìn nhận một thực trạng xót xa: "Khu vực bị ô nhiễm nặng nhất kéo dài khoảng 10km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), nồng độ oxy hòa tan trong nước chỉ ở mức từ 0,5mg/lít trở xuống". Bộ này giải trình với Thủ tướng rằng "với nồng độ oxy thấp như vậy, các sinh vật ở dưới nước không thể sinh trưởng và phát triển được. Môi trường ở sông Thị Vải cũng không còn khả năng tự làm sạch...".
Số liệu "thăm khám sức khỏe" sông Thị Vải ở các năm tiếp theo cũng hết sức đáng buồn: 2005 và 2006, qua kết quả phân tích mẫu nước thì nồng độ oxy hòa tan trong nước chẳng nhích lên được chút nào, thậm chí còn thấp hơn. Trong khi đó, kết quả đo đạc chất lượng nước sông Thị Vải mới nhất do Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM thực hiện, được công bố vào tháng 5-2007, cho thấy thượng nguồn sông Thị Vải (khu vực gần điểm xả nước thải của Công ty Vedan) có lúc bằng... không.
Ô nhiễm chì rất nặng


Cán bộ chuyên môn Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM lấy mẫu nước sông Thị Vải để phân tích thành phần ô nhiễm Sông Thị Vải còn bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi, vi khuẩn và đáng lo hơn là các chất độc hại kim loại nặng. Trước đây, yêu cầu phân tích mẫu nước theo dõi diễn biến "sức khỏe" của sông Thị Vải do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện vào thời điểm năm 2005, trong tất cả sáu vị trí có lấy mẫu nước trên sông Thị Vải để phân tích đều phát hiện có sự hiện diện của chì, cadimi và đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đến cuối năm 2006, cơ quan chuyên môn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra kết luận rất đáng lo ngại trên sông Thị Vải "ô nhiễm chì nặng và rất nặng (tùy vào từng khúc sông)". Theo số liệu cập nhật gần đây nhất, tháng 5-2007, sự hiện diện của chì và cadimi vẫn ở mức báo động "ô nhiễm nặng", vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần. Chưa hết, cơ quan chức năng còn phát hiện có cơ sở sản xuất công nghiệp thải cả chất xyanua - một loại chất độc hại với môi trường và sức khỏe cộng đồng - vào sông Thị Vải với hàm lượng vượt chuẩn cho phép hàng chục lần.

Quá nhiều thủ phạm đầu độc sông Thị Vải

Theo một con số thống kê, lượng nước thải công nghiệp đổ xuống sông Thị Vải trong một ngày ước khoảng trên 33.000m3. Nhưng phần lớn lượng nước thải này không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã tống thẳng ra sông Thị Vải.
Đơn cử, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (thuộc Đồng Nai) tập trung các ngành dệt nhuộm, cơ khí, điện tử... với lượng nước thải hàng nghìn mét khối/ngày. Nhưng có những thời điểm trong thành phần nước thải của khu công nghiệp này chất ô nhiễm hữu cơ vượt chuẩn cho phép hơn gấp đôi, chất dinh dưỡng vượt chuẩn gấp 5-6 lần, còn vi khuẩn có khu vực vượt chuẩn hơn 1.000 lần... Tại một số khu vực là đường thoát nước thải của khu công nghiệp luôn bốc mùi hôi thối, người dân phản ảnh có lúc ô nhiễm nghiêm trọng làm tôm, cá ở các ao đầm trong khu vực chết hàng loạt.
Các cơ quan chuyên môn tính toán chỉ riêng một doanh nghiệp sản xuất gạch men thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng tải lượng các chất ô nhiễm gồm các chất hữu cơ, cặn lơ lửng... thải thẳng xuống sông Thị Vải khoảng hơn 4.000kg/ngày. Dọc sông Thị Vải có hàng trăm nhà máy công nghiệp mỗi ngày thải ra sông Thị Vải thấp thì vài trăm kilogam tổng các chất ô nhiễm, còn mức trung bình thì mỗi nhà máy cũng thải cả nghìn kilôgam các chất ô nhiễm/ngày...

"Mất bò mới lo làm chuồng"!


Tháng 11-2006, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt kế hoạch tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Vải (đoạn thuộc tỉnh). Kèm theo kế hoạch qui mô này là 11 chương trình, dự án.
Biện pháp được xem là cứng rắn gây chú ý nhất là quyết định hạn chế cấp phép đầu tư năm loại dự án gồm xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón và sản xuất bột giấy. Đồng thời tỉnh cũng quyết định từ tháng 11-2006 tạm thời không cấp phép đầu tư đối với năm loại dự án chế biến bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản, nhuộm và thuộc da.
QUỐC THANH
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 năm

Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 năm


* Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà: Áp dụng chế tài cứng rắn nhất

TT - Thật bất ngờ, chính một cán bộ của Công ty Vedan thừa nhận rằng hệ thống đường ống được lắp đặt để xả chất lỏng nguy hại ra sông Thị Vải đã được vận hành…14 năm nay!


Sơ đồ đường ống kỹ thuật bơm dịch thải lỏng của Vedan trực tiếp ra sông Thị Vải - Đồ họa: v.cường Đi vào cảng Gò Dầu A (ấp 1, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) người ta dễ dàng bắt gặp phía bên phải cổng phụ Công ty Vedan dãy bồn chứa mật rỉ đường sừng sững. Rất khó để nhận ra công ty này đã chứa nước bẩn trong dãy bồn được “mạo danh” chứa mật rỉ đường này để rồi sau đó tìm cách xả ra sông Thị Vải.


Theo đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên - môi trường, tại 12 bồn chứa mật rỉ đường có dung tích 15.000m3, đoàn phát hiện bồn thứ hai (hàng thứ hai) có dấu hiệu bất thường như phủ rêu xanh, bám bụi, thành bể mát lạnh trong khi các bồn khác nóng và không bám bụi. Giải thích với đoàn bồn này chứa chất gì, đại diện công ty tỏ ra lúng túng, nói không biết nhưng sau đó vội “đính chính” đó là bồn chứa… dung dịch sau lên men.

Ngụy trang... “kiểu Vedan”

Nghi ngờ có hành vi gian dối, đoàn kiểm tra yêu cầu Vedan vận hành đường ống từ bồn này ra phía cầu cảng. Ông Yeh Sheau Yeh (giám đốc văn phòng tổng giám đốc) phải miễn cưỡng mời ông Lin Mao Fu (cán bộ vận hành dung dịch sau lên men của nhà máy) bật cầu dao điện cho vận hành máy bơm. Lúc này, đoàn kiểm tra phát hiện dịch lỏng có màu nâu đỏ và mùi hôi mật rỉ chảy ra miệng xả được nối thông với hai trụ bơm cắm sâu xuống nước 7-8m, đặt trong một thùng sắt tại cầu cảng số 2 thuộc khu vực cảng Gò Dầu A. Điều đáng nói là hai trụ bơm này cũng được ngụy trang như hai máy bơm để hút nước từ sông Thị Vải vào nhà máy.

Tiếp tục kiểm tra hệ thống hai trụ bơm trên, đoàn phát hiện thêm tại khu vực bể bán âm chứa dịch thải sau sản xuất lysin và bột ngọt (dung tích 6.000-7.000m3) có ống hút máy bơm đặt trong bể, đầu ra chia làm ba hướng với ba đường ống khác nhau. Trong đó có một đường ống chính nối với hai trụ bơm của cầu cảng số hai. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu mở tất cả các van khóa đường ống ra phía cầu cảng, đồng thời khóa các van còn lại và vận hành máy bơm tại bể bán âm chứa dịch thải thì cũng phát hiện dịch lỏng màu nâu đỏ, có mùi hôi mật rỉ chảy ra và xả thẳng ra sông Thị Vải.
Theo lời khai của ông Lin Mao Fu, mỗi ngày hệ thống này bơm chất thải ra sông Thị Vải khoảng hai giờ. Bất ngờ hơn khi ông Fu thừa nhận hệ thống bơm và đường ống kỹ thuật do Vedan lắp đặt vận hành đã 14 năm nay. Ngoài ông Fu, hệ thống bí mật này chỉ có một người Đài Loan khác được biết và vận hành là ông Wang Chin Tien.

Đoàn kiểm tra kết luận: Vedan thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt, nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm dung tích 6.000-7.000m3 và bồn chứa 15.000m3 để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải. Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch thải lỏng), không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt và vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai nhiều lần kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Vedan nhưng không phát hiện sự việc gian dối này? Ông Hoàng Văn Thống, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai, nói: “Đây là một hệ thống kỹ thuật rất tinh vi và phức tạp, ở cấp độ địa phương Đồng Nai không đủ người, nghiệp vụ và phương tiện kỹ thuật để phát hiện hành vi gian dối này”.
Vedan thải gì ra sông Thị Vải?


Họng cống đưa nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải (tại ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai) - Ảnh: Hà MiLĩnh vực hoạt động của Công ty Vedan là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón… Theo các nhà chuyên môn, trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, nước thải (hay chất thải nói chung) của công ty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, song đáng ngại nhất là chất độc cyanure.

Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường.


:26:
-------> BOD có thể trên 5000mg/l

:26:

Nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.

Mức độ nguy hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn. Trong nước thải sau hệ thống xử lý này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.

Từ thực tế này, tháng 8-2006 Bộ Tài nguyên - môi trường đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải. Theo bộ này, có nhiều nguồn gây ô nhiễm sông Thị Vải được liệt kê như khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2, Gò Dầu... và cả Công ty Vedan.

Tất cả các kết quả kiểm tra, phân tích mẫu nước thải và đánh giá mức độ gây ô nhiễm ở Công ty Vedan đều được gửi đến lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh này.

Cũng tại đợt kiểm tra trong năm 2006 của Bộ Tài nguyên - môi trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện ở Công ty Vedan có hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải. Sau khi phân tích nước thải tại cống thoát nổi thuộc bộ phận sản xuất phân vi sinh của Công ty Vedan, cơ quan chức năng đánh giá tuy khối lượng nước thải nhỏ nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao. Như cyanure vượt tiêu chuẩn 76 lần, trong khi nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm lần…


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278743&ChannelID=3
 

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vedan từng được đề nghị khen vì “nỗ lực bảo vệ môi trường”

GS.TS Đặng Kim Chi (chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN):

Vedan làm trái cam kết

Vedan từng là đơn vị có “lịch sử” liên quan việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Nếu đúng như báo chí nêu thì việc làm của doanh nghiệp này đã vi phạm nghiêm trọng Luật bảo vệ môi trường. Đây là việc làm cố tình, vì khoảng tháng 8-2007 tại hội đồng thẩm định báo cáo xin cấp phép xả thải được tổ chức tại Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - môi trường), Vedan đều cam kết xả nước thải đã qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép rồi mới được xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nhưng tại thời điểm này, việc Vedan bị bắt quả tang xả nước thải không qua xử lý tức là Vedan đã bỏ qua tất cả những điều đã cam kết.

Các đoàn thanh tra, kiểm tra thường đạt hiệu quả không cao vì doanh nghiệp vẫn bằng cách nào đó để biết trước và chủ động tìm cách đối phó. Chính vì vậy, cần phải xây dựng thiết bị quan trắc tiên tiến làm việc tự động tại các cửa xả thải. Hệ thống quan trắc tự động này sẽ giám sát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm, đồng thời phát hiện ngay đơn vị cố tình vi phạm.
X.Long ghi

Vedan từng được đề nghị khen vì “nỗ lực bảo vệ môi trường”


Cuối năm 2004, ông Lê Viết Hưng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai, đã ký văn bản gửi Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh đề nghị khen thưởng Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan). Văn bản nêu rõ: “Trong những năm qua, với chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên - môi trường đã kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan Việt Nam”.

Có ba lý do để Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai đề nghị khen thưởng. Một trong số đó là “từ một công ty mới đầu tư có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước khu vực sông Thị Vải những năm 1994-1999, nay đã cố gắng khắc phục, xử lý cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn môi trường loại B - tiêu chuẩn VN”.
Áp dụng chế tài cứng rắn nhất

Trao đổi với báo chí tối 15-9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà cho biết:

- Trong hai năm 2005-2006, bộ đã chỉ đạo kiểm tra liên tục đối với Vedan. Qua những lần kiểm tra này phát hiện những vấn đề về môi trường, bộ đã yêu cầu có lộ trình khắc phục. Đợt kiểm tra tháng 8-2008 nằm trong kế hoạch kiểm tra tiếp theo của năm 2005 đối với đơn vị này.

* Với những vi phạm của Vedan, quan điểm bộ ra sao?

- Trường hợp của Vedan, quan điểm của Bộ Tài nguyên - môi trường và các bộ có liên quan từ năm 2005 đến bây giờ vẫn kiên trì kiểm tra và yêu cầu khắc phục. Tuy nhiên đến thời điểm này không thể chỉ đưa ra những hình thức xử phạt hành chính đơn thuần bằng tiền, kèm theo đó phải áp dụng những chế tài cứng rắn nhất, mạnh nhất.

* Như vậy, có khả năng đơn vị này bị đóng cửa, thưa ông?

- Điều đó phụ thuộc vào quá trình xem xét cụ thể và các biện pháp khắc phục hậu quả của doanh nghiệp này. Đối với bộ, bản thân việc đóng cửa doanh nghiệp không phải là mục tiêu của chúng tôi. Mục tiêu đề ra là làm sao để doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về môi trường. Nhưng nếu doanh nghiệp không có những nỗ lực trong thời gian ngắn, có nghĩa là phải tạm thời đình chỉ hình thức hoạt động của đơn vị này.​
Xuân Long ghi
 

Bee

Cây ăn trái
Tham gia
24/10/07
Bài viết
98
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Yêu cầu mọi người bình tĩnh tí, theo Bee đc biết thì làm sông Thị Vải bị ô nhiễm k chỉ có VEDAN k, mà nhìu cty nữa, nếu chỉ vì VEDAN "bị" lên báo nên mới bị toàn thể mọi người tẩy chay, thế thì các nhà máy khác "k bị" lên báo thì k bị tẩy chay à? hiện nay thì chắc các quý vị đã đi làm rùi chắc là bít rõ nhìu doanh nghiệp cũng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ...phải k yeumoitruong2010, oriole, duythong264, worker...? thế thì tẩy chay lun kỹ sư môi trường thấy mà k bít đưa các doanh nghiệp đó lên báo để mà chúng ta "tẩy chay"....:clapping:

CLB chỉ có quyền tuyên truyền và vận động theo đúng chủ trương nhà nước, chứ k phải là vận động kiểu vát băng rôn đi kiu gọi tẩy chay, k ăn VEDAN thì ăn gì? AJINOMOTO hử? nhớ là AJINOMOTO cũng 1 thời ô nhiễm, sao lúc đó k tẩy chay?
Ở VN k có cái quyền tự do ngôn luận theo đúng nghĩa kiểu tự do ở Mỹ đâu, bà con nên xem lại , ở quyền hạn của mình, thì mình phải làm gì và sẽ làm gì để bảo vệ và phục hồi nó.
Xin cám ơn nhìu
 

Bee

Cây ăn trái
Tham gia
24/10/07
Bài viết
98
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chi phí in ấn Jupiter sẽ chịu cho, các bạn này rãnh thì đi phát tờ rơi tại các ngã tư để tẩy chay các sản phẩm của Vedan đi.
Sao thấy CLB YMT im re vậy? Lên tiếng đi chứ nhỉ?

Cha`i ai, phát tờ rơi bị cấm rùi , đó cũng là 1 hình thức xả rác đấy....chậc chậc chậc:k5798618:
 

GMO_Jupiter

Cây công nghiệp
Tham gia
13/12/07
Bài viết
376
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Yêu cầu mọi người bình tĩnh tí, theo Bee đc biết thì làm sông Thị Vải bị ô nhiễm k chỉ có VEDAN k, mà nhìu cty nữa, nếu chỉ vì VEDAN "bị" lên báo nên mới bị toàn thể mọi người tẩy chay, thế thì các nhà máy khác "k bị" lên báo thì k bị tẩy chay à? hiện nay thì chắc các quý vị đã đi làm rùi chắc là bít rõ nhìu doanh nghiệp cũng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ...phải k yeumoitruong2010, oriole, duythong264, worker...? thế thì tẩy chay lun kỹ sư môi trường thấy mà k bít đưa các doanh nghiệp đó lên báo để mà chúng ta "tẩy chay"....:clapping:

CLB chỉ có quyền tuyên truyền và vận động theo đúng chủ trương nhà nước, chứ k phải là vận động kiểu vát băng rôn đi kiu gọi tẩy chay, k ăn VEDAN thì ăn gì? AJINOMOTO hử? nhớ là AJINOMOTO cũng 1 thời ô nhiễm, sao lúc đó k tẩy chay?
Ở VN k có cái quyền tự do ngôn luận theo đúng nghĩa kiểu tự do ở Mỹ đâu, bà con nên xem lại , ở quyền hạn của mình, thì mình phải làm gì và sẽ làm gì để bảo vệ và phục hồi nó.
Xin cám ơn nhìu

Tất nhiên là sông Thị Vãi ô nhiễm không chỉ riêng thằng Vedan, nhưng thằng Vedan này nó cố tình thiết kế 1 hệ thống "đặc biệt" giành riêng cho việc thải thẳng.
Chúng ta nên tẩy chay các sản phẩm của thằng Vedan để nó không xem thường dân Việt Nam ta nữa. Tẩy chay nó cũng nhằm mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và cả thằng Vedan. Tẩy chay để cho nó bị thiệt hại về kinh tế để nó nhận thấy rằng chi phí xử lý và bảo vệ môi trường không cao hơn việc hủy hoại môi trường gây phẫn nộ lòng dân.
Còn việc nhóc Bee nói đã đi làm biết rất nhiều doanh nghiệp đang vi phạm môi trường thì đúng rồi. Nhưng mà các công ty đấy họ đều chấp nhận bỏ tiền ra xử lý đấy chứ, có phải thải thẳng như thằng Vedan đâu. Với lại cho dù biết vậy có dám tẩy chay sản phẩm của họ không, khi không có bằng chứng. Ngành xử lý môi trường của chúng ta đang tệ hại là 1 phần là do ý thức của chủ đầu tư, 1 phần là do năng lực tư vấn của các kĩ sư Việt Nam.
Bởi vậy nếu bạn nào thấy năng lực yếu thì không nên theo thiết kế để mà gián tiếp hủy hoại môi trường bởi sự "ngu dốt" của mình
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

oriole

Cây công nghiệp
Tham gia
10/11/07
Bài viết
245
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
THÔNG BÁO CHO CÁC MEMBER!

Hành động thải nước thải chưa xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải của công ty Vedan Việt Nam đang gây bất bình rất lớn trong cộng đồng yêu môi trường chúng ta. Việc vi phạm luật môi trường của Vedan Việt Nam là quá rõ ràng, chúng ta không thể ngồi nhìn trước vấn đề này. Tuy nhiên, đây là những vấn đề khá nhạy cảm, chúng ta cũng nên bình tĩnh đánh giá một cách tốt nhất và hãy có những bài viết phân tích mang tính khoa học hơn về những vi phạm của Vedan thông qua các văn bản hiện hành của bộ luật Việt Nam hay có căn cứ khoa học, mình không nên thảo luận bằng những cảm nhận nữa.
 
Sửa lần cuối:

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Đủ cơ sở để đóng cửa Công ty Vedan !

Đủ cơ sở để đóng cửa Công ty Vedan !





http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200838/20080917233836.aspx


Bang-chung-vi-pham-cua-Veda56361831.jpg

Bằng chứng vi phạm của Vedan (ảnh do Ngọc Thắng chụp lại)
*Sở TN-MT Đồng Nai đã kiến nghị cấp phép cho Vedan xả nước thải như thế nào?
* Chưa tính toán được thiệt hại môi trường
"Rất có thể sẽ có khởi tố, bắt giam và đóng cửa Công ty Vedan" - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh tại buổi họp báo hôm qua 17.9, về tình hình vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của Công ty Vedan.

Áp dụng khung hình phạt cao nhất
Tại buổi họp báo, Bộ TN-MT đã đưa ra các biện pháp dự kiến áp dụng để xử lý những vi phạm về pháp luật môi trường của Công ty Vedan. Theo đó, sẽ xử phạt vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng theo quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ như: phạt tiền ở mức tối đa của các khung hình phạt; tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; đình chỉ hoạt động của Công ty Vedan để khắc phục ô nhiễm môi trường; Công ty Vedan có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của mình. Bộ TN-MT công khai thông tin về các vi phạm trong lĩnh vực môi trường của Công ty Vedan trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Tại buổi họp báo, Bộ TN-MT cũng công bố thêm 2 doanh nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm mà Đoàn kiểm tra liên ngành vừa phát hiện. Đó là Công ty TNHH giấy Mỹ Xuân (Khu công nghiệp Mỹ Xuân A) và Doanh nghiệp thủy sản Tiến Đạt.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: "Tôi nhận được chỉ đạo phải làm nghiêm vụ Vedan, coi đây là vụ xử lý vi phạm về môi trường điển hình. Chúng ta đã "bắt tận tay, day tận trán" hành vi gian dối, xảo quyệt và tinh vi của Công ty Vedan và đã đến lúc áp dụng khung hình phạt cao nhất đối với công ty này. Thông qua đó cảnh báo các doanh nghiệp không thể đem công nghệ lạc hậu và chất thải vào VN, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân". Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, đến 19.9 mới có kết luận cuối cùng về sai phạm và hình thức xử lý đối với Công ty Vedan. Hiện nay hồ sơ vụ việc đang tiếp tục được hoàn thiện nhưng qua ý kiến nghiệp vụ thì đã đủ cơ sở để khởi tố Công ty Vedan về các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. "Rất có thể sẽ có khởi tố, bắt giam và đóng cửa Công ty Vedan. Theo quy định, Chủ tịch UBND tỉnh mới có quyền tạm dừng hoạt động của nhà máy. Chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai dừng hoạt động của Công ty Vedan" - Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết.
Vi phạm tinh vi, đối phó có tổ chức
Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã thông báo về những sai phạm của Công ty Vedan bị Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện. Theo đó, các căn cứ khoa học, thực tiễn và pháp lý khẳng định, mỗi tháng Công ty Vedan đã thải ra sông Thị Vải 44.800m3 dịch thải sau lên men. Công ty Vedan đã trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hàng chục tỉ đồng.
Ông Trần Hồng Hà cho biết thêm, Công ty Vedan cũng vi phạm quy định về xả nước thải không đạt tiêu chuẩn cho phép được quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ. Vedan tự ý đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án mở rộng, nâng cao công suất của các nhà máy, xưởng sản xuất xút-axít, bột ngọt, tinh bột chế biến, lysin, phân vedagro màâ không có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh amiăng thải (chất thải nguy hại) với Sở TN-MT Đồng Nai; để lẫn lộn chất thải nguy hại với chất thải bình thường; khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đảm bảo an toàn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...
Đại tá Lương Minh Thảo, Cục phó Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) cho biết, mặc dù đã "để ý" Công ty Vedan từ rất lâu nhưng phải đến nay lực lượng chức năng mới bắt tại trận những hành vi vi phạm tinh vi, xảo quyệt của công ty này. Để che đậy việc xả nước thải, Công ty Vedan đã tính toán kỹ lưỡng cả về sử dụng người lao động lẫn khoa học công nghệ cao, hoạt động bí mật, đối phó có tổ chức. Cùng với việc lắp đặt và công khai các hệ thống xử lý chất thải hiện đại, Vedan còn có một hệ thống xả nước thải bí mật. Miệng đường ống xả trực tiếp được cắm sâu dưới dòng sông. Trên mặt nước, Vedan cho đậu một chiếc tàu cũ với mục đích che những sủi bọt tạo ra mỗi khi họ xả nước trực tiếp xuống sông. "Khi có đoàn thanh tra, kiểm tra, họ lại cho vận hành hệ thống xử lý chất thải hiện đại nên nếu không nghiên cứu kỹ, điều tra tỉ mỉ và kiên trì thì khó mà phát hiện được" - đại tá Thảo cho biết.
Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Vedan phân công 8 lao động vận hành hệ thống xả nước thải, trong đó 2 người Đài Loan trực tiếp điều hành hệ thống van vận hành hệ thống xả nước thải.
 

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200838/20080917233836.aspx



Sở TN-MT Đồng Nai đã kiến nghị cấp phép cho Vedan xả nước thải như thế nào?



Đại tá Lương Minh Thảo công bố các vi phạm của Vedan ảnh: Ngọc Thắng

Từ tháng 11.2004 đến tháng 7.2007, các cơ quan quản lý tại Đồng Nai đã 4 lần tổ chức lấy mẫu nước thải của Vedan, phân tích và cho thấy đều vượt tiêu chuẩn cho phép.​


Ngày 27.6.2007, Vedan xin Bộ TN-MT cấp phép xả nước thải ra sông Thị Vải. Là thành viên hội đồng thẩm định, ngày 6.8.2007, ông Phan Văn Hết, Phó giám đốc Sở TN-MT Đồng Nai nhận xét báo cáo của Vedan: “Chưa làm rõ lượng nước phục vụ sản xuất 28.000m3, nhưng xả thải chỉ còn 5.179m3; nước thải làm mát BOD5, SS và Coliform và kết quả kiểm tra nước thải năm 2006 đều vượt tiêu chuẩn cho phép...” và đề nghị giải trình kế hoạch “giảm thiểu ô nhiễm do việc xả thải tác động đến đoạn sông Thị Vải (dài khoảng 10 km)”.​


Ngày 21.12.2007, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) kiểm tra Công ty Vedan về việc bảo vệ môi trường, nhận xét: “Công ty đã nghiêm túc khắc phục và cải tạo lại hệ thống hồ xử lý sinh học (21 hồ); xử lý triệt để các thông số ô nhiễm môi trường có trong nước thải và tăng cường kiểm soát chất lượng nước thải vào sông Thị Vải...”, và kiến nghị Sở TN-MT có văn bản gửi Cục Quản lý tài nguyên nước xem xét cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho Vedan. Ngày 26.12.2007, ông Phan Văn Hết có văn bản gửi Cục Quản lý tài nguyên nước đề nghị cho phép Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải. (Hoàng Tuấn)


Chưa tính toán được thiệt hại môi trường

Tại buổi họp báo, nhiều vấn đề xung quanh việc Công ty Vedan vi phạm được các phóng viên đặt ra với lãnh đạo Bộ TN-MT.

* Trách nhiệm của Bộ TN-MT và Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai trong việc cấp giấy phép xả nước thải cho Công ty Vedan?

- Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Việc cấp giấy phép xả nước thải phải tuân theo những quy định tại Nghị định 149 của Chính phủ, như công ty xin phép phải có hồ sơ đầy đủ, được hội đồng thẩm định đồng ý đề xuất Bộ cấp giấy phép. Chúng tôi khẳng định, quy trình này, Bộ TN-MT đã làm đúng. Vấn đề ở đây là, việc phân tích mẫu nước tại nguồn tiếp nhận thì Bộ không thể trực tiếp tham gia được.
Trách nhiệm này thuộc Sở TN-MT. Trong công văn của Sở gửi về Bộ cũng đã xác nhận chất lượng nguồn nước tiếp nhận đảm bảo theo quy định và kiến nghị bộ cấp phép cho Công ty Vedan. Việc Bộ yêu cầu chất lượng nguồn nước tiếp nhận vào sông Thị Vải phải đạt loại B (nước phục vụ sản xuất nông nghiệp) là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật, không có chuyện gì sai cả. Trên thực tế, có thể có sự phản ánh không đúng chất lượng của nguồn nước tiếp nhận...

* Có thông tin cho rằng, nhiều thành viên hội đồng thẩm định khi đó đã phản đối việc cấp giấy phép xả nước thải cho Vedan?

- Ông Lê Bắc Huỳnh (Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN-MT): Việc cấp giấy phép xả nước thải cho Công ty Vedan dựa trên cơ sở báo cáo của công ty này, ý kiến của hội đồng thẩm định với sự tham gia của các chuyên gia về môi trường, tài nguyên nước thuộc các cơ quan khoa học và quản lý ở trung ương và địa phương. Tôi xin nói rõ, hồ sơ đầu tiên mà chúng tôi nhận được từ Công ty Vedan là vào tháng 3.2007, nhưng trải qua một thời gian xem xét phức tạp, mãi đến tháng 4.2008 mới kiến nghị cấp phép.

Trong quá trình xem xét cấp giấy phép xả nước thải cho Công ty Vedan, chúng tôi đã có lần trả lại hồ sơ của họ. Có thể vì điều này mà có thông tin cho rằng nhiều thành viên hội đồng thẩm định phản đối cấp giấy phép cho Công ty Vedan. Hồ sơ đầu tiên của công ty này không đủ điều kiện, hội đồng thẩm định không đồng ý nên chúng tôi trả hồ sơ ngay. Sau đó, chúng tôi nhận được hồ sơ mới, hội đồng thẩm định đã nhất trí xem xét đề nghị cấp phép, nhưng yêu cầu phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát buộc doanh nghiệp thực hiện đúng quy định trong giấy phép như chất lượng nước thải đạt loại B, nơi xả nước...

* Liệu có tính toán đầy đủ được thiệt hại do ô nhiễm môi trường mà Vedan gây ra để buộc họ bồi thường?

- Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Đây là một bài toán kinh tế rất khó. Tuy nhiên, có thể tính toán dựa trên cơ sở tổng lượng thải, hàm lượng thải và quy định trách nhiệm phải đóng phí môi trường của công ty. Hiện nay, theo giá thị trường trong nước, xử lý nước thải ô nhiễm đạt chất lượng loại B đang ở mức 5 triệu đồng/m3. Nếu nói đến các ảnh hưởng khác do ô nhiễm gây ra thì VN chưa tính toán đầy đủ được.
Quang Duẩn (ghi)
 

magic06

Cây công nghiệp
Tham gia
8/12/07
Bài viết
326
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
công ty vedan thế này không biết giá bột ngọt trên thị trường sẽ biến động ra sao đấy???
đọc xong mà mình thấy ngỡ ngàng đó, hok ngờ ý thức của doanh nghiệp lớn mà lại kém như vậy.xót xa wa..việc đầu tiên mình làm là gọi dt về nhà nói với ba mẹ là vận động mọi ng hok sử dụng sản phẩm của VeDan nữa.hihi..Nếu bạn nào có kế hoạch rõ ràng về việc tẩy chay sp của VeDan thì pót lên nha, rùi cho mình cùng tham gia nữa..
đây là chuyện thường của nước mình mà, nếu mọi người chú ý đọc báo thì sẽ thấy nhiều vụ việc làm ăn bố láo của nhiều công ty trong nước, nhưng do khéo bưng bít và sự việc cũng không lớn nên đều ít được chú ý đến như vụ của nhà máy VeDan. lỗi có thể do nhiều phía nhưng theo mình thì do luật của mình chưa nghiêm và hệ thống các cơ quan kiểm tra còn thiếu cả về trình độ lẫn kĩ thuật nên để họ trốn tránh được nhiều năm như vậy............................................
 
T

truvbin

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Có một điều thế này ạ:
Chúng ta không thể truy cứu TNHS đối với công ty Vedan được ạ. Đơn giản vì nó là pháp nhân, mà pháp luật HS của ta không truy cứu TNHS đối với pháp nhân, mặc dù nó đã bị xử phạt Hành chính nhiều lần trước đây.:26:

Vụ này đình đám thế rồi cũng chỉ dừng lại ở xử lý Hành chính mà thôi:21:. Còn mức xử lý như thế nào, ta còn phải chờ các cơ quan chức năng giải quyết.:02:
Híc
Nghĩ mà nản.:khi1885867:Tội nghiệp cho nhân dân ta vùng sông Thị Vải
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua