Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của TP.HCM

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của TP.HCM

Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao gồm:
· Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè;
· Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm;
· Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ;
· Hệ thống kênh Bến Nghé;
· Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật;

Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh thì bị lấp đầy bởi các vật chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh sống trên và ven kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả năng thoát nước rất kém. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều , một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị tích tụ dần. Sự ô nhiễm nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị , đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố , mà còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ cộng đồng.

Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy trên vùng trũng thấp của khối đất xám phát triển trên phù sa cổ có độ cao khoảng 8m, sa cấu là cát pha sét. Đây là hệ thống thoát nước chính tự nhiên cho nhiều lưư vực thuộc các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 10, quận 3 và quận 1) đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống này có lưu vực khoảng gần 3000 ha, chiều dài dòng chính của kênh là 9470m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8716m. Khi chưa nạo vét, ở đầu nguồn , kênh chỉ rộng từ 3 –5m, nhưng đến gần cửa sông , chiều rộng mở ra đến 60 – 80m và sâu 4 –5m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả. Mặc dù có chiều dài khá xa nhưng độ chênh lệch giữa cao độ địa hình đầu nguồn (Tân Bình) và cuối nguồn ( sông Sài Gòn) quá thấp , chỉ khoảng 1m. Mặt khác, dòng kênh phải qua nhiều khúc uốn từ đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Bông nên mức độ chuyển tải các chất thải ra sông Sài Gòn rất kém.

Trong suốt quá trình phát triển của Thành phố, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã từng (và vẫn tiếp tục ) là nguồn tiếp nhận chất thải nói chung của mọi hoạt động dân sinh, dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên lưu vực. Thế nhưng tất cả các chất thải đó đến nay hầu như vẫn chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào kênh rạch gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hơn thế nữa, nạn lấn chiếm lòng kênh rạch để xây cất nhà ở ( hệ quả của quá trình đô thị hoá và phát triển dân số thiếu quy hoạch) của hàng vạn căn nhà ổ chuột trên hệ thống này hằng ngày đã thải trực tiếp các loại rác như phân, rác , xác súc vật xuống mặt nước càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm nguồn nước, thu hẹp dòng chảy gây bít tắt dòng chảy và làm mất vẻ mỹ quan đô thị một cách trầm trọng . Ngoài ra do các yếu tố khách quan, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Nên khi nước lớn , nuớc thải trên kênh rạch chưa kịp thoát ra sông Sài Gòn đã bị thuỷ triều dồn ứ đọng vào sâu trong rạch và trong đường cống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ các chất ô nhiễm và bồi lắng lòng kênh rạch , gây khó khăn lớn cho việc thoát nước của hệ thống này.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn có các rạch nhánh:
- Rạch Văn Thánh: dài 2.200m, nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Trước đây, có khả năng lưu thông thuỷ, nay đã bị bồi lấp nhiều, mất dần khả năng giao thông thuỷ và khả năng thoát nước.
- Rạch Cầu Sơn – Cầu Bông : dài 3.950m, cũng nằm trên địa bàn quận Bình Thạnhvà ăn thông với rạch Văn Thánh. Tuyến rạch này hiện nay cũng bị bồi lấp nhiều .
- Rạch Bùi Hữu Nghĩa: là một tuyến rạch nhỏ dọc theo đường Bùi Hữu Nghĩa, thuộc địa bàn quận Bình Thạnh.
- Rạch Phan Văn Hân: nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Nay đã bị lấp gần kín
- Rạch Ông Tiêu: thuộc khu qui hoạch Miếu Nổi, thuộc địa bàn quận Phú Nhuận
- Rạch Miếu Nổi: thuộc khu quy hoạch Miếu Nổi thuộc địa bàn quận Phú Nhuận.
- Rạch bùng binh

Hệ thống kênh Tân Hoá- Lò Gốm:
Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm nằm trong khu cận trung tâm của nội thành Thành phố Hồ Chí Minh , tuyến kênh chính có chiều dài khoảng 7.6 km chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Thành phố đi ngang qua các quận: Tân Bình, quận 11, quận 6, quận 8 và kết thúc tại điểm nối với kênh Tàu Hũ.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm còn có các rạch nhánh:
- Rạch Đầm Sen: rộng 6-8m, dài khoảng 300m, nằm trên địa bàn quận 11. Rạch này nối với khu công viên Đầm Sen và có một nhánh là rạch Cầu Mé đảm nhận chức năng thoát nước cho khu vực Hàn Hải Nguyên- Minh Phụng- Lạc Long Quân. Rạch Cầu Mé đã lập dự án đầu tư cải tạo thành cống hộp, còn rạch Đầm Sen được giữ lại sau khi thực hiện các biện pháp làm sạch, chỉnh trang kết hợp với công viên Đầm Sen phục vụ nghỉ ngơi, giải trí.
- Rạch Bến Trâu: rộng 4-8m, dài 1.000m, là ranh giới hành chánh giữa 2 quận : Tân Bình và quận 6, đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho Xí nghiệp Thực phẩm Cầu Tre (1200m3 nước thải/ngày) và khu vực dân cư, tiểu thủ công nghiệp lân cận . Rạch này đang bị bồi lấp , lấn chiếm và ô nhiễm rất nặng . Rạch Bến Trâu còn có một nhánh là kênh Hiệp Tân, hiện đang được cải tạo lại. Đoạn đầu là cống kín còn đoạn sau là mương hở kè đá nhưng chưa phát huy tác dụng vì rạch Bến Trâu đã bị lấp.
- Rạch Bà Lài: rộng khoảng 10m , dài 1200m, thoát nước cho khu phía Tây quận 6, nhiều đoạn bị san lấp, gây tình trạng ngập úng cục bộ do bị cắt mất nguồn thoát, cần có sự nghiên cứu giải quyết gấp để phục vụ thoát nước và phù hợp với kế hoạch san lấp
- Kênh Thúi: rộng 2m, dài 720m, thoát nước cho khu vực phường 19 quận Tân Bình, hiện không còn khả năng thoát nước , gây ngập và ô nhiễm nặng nề cho khu vực , đã lập dự án đầu tư cải tạo kênh thành cống kín.
- Một phần kênh Hàng Bàng: từ đường Bình Tiên đến rạch Lò Gốm, rộng 1.5-2m , dài 300m. Gây ngập cho một phần khu vực quận 6.
Lưu vực kênh Tân Hoá- Lò Gốm có diện tích khoảng 1.484ha, trải rộng ra 5 quận: Tân Bình, quận 11, quận 6, quận 8 và Bình Chánh. Độ sâu nguyên thuỷ của kênh này là 6m, giờ đây giảm chỉ còn 2.5-3m hoặc thậm chí bị lấp gần đầy bởi bùn và rác rưởi như ở đoạn từ cầu Phú Lâm đến thượng nguồn. Kênh này đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho các quận nói trên. Đáy kênh vừa nhỏ lại hẹp và bị lấn chiếm bởi các căn hộ xây cất bất hợp pháp. Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều cũng như mực nước tăng lên ở sông Cần Giuộc . Anh hưởng triều chỉ biểu hiện rõ ở phần kênh phía hạ lưu từ cầu Hậu Giang trở ra, phần còn lại của kênh đã bị tắc nghẽn cùng với nước thải gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng .
Việc xây cất lấn chiếm bừa bãi ven kênh gây trở ngại lớn đến dòng chảy và là nguồn gây ô nhiễm quan trọng do tình trạng thiếu các phương tiện vệ sinh , các chất thải được xả trực tiếp xuống dòng kênh . Mặt khác, công tác duy tu bảo dưỡng thường kỳ cũng khó thực hiện vì không có đường công vụ cho xe máy thi công.
Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn và do lưu lượng nước thải rất nhỏ so với khả năng thoát nước của kênh . Vào mùa khô, phần lớn nước thải từ cầu Tân Hoá trở lên thượng nguồn bị lưu giữ nhiều ngày trên kênh, phần còn lại được thau rửa hàng ngày bởi nước sông Cần Giuộc đưa vào pha loãng. Tình trạng này biến đoạn kênh từ thượng nguồn đến cầu Tân Hóa thành một hồ sinh vật tự nhiên, hoạt động chủ yếu trong môi trường kỵ khí ( lượng oxy hoà tan bổ sung qua bề mặt nước rất nhỏ do dòng chảy chậm).

Hệ thống kênh Tàu Hủ- kênh Đôi – kênh Tẻ:
Hệ thống kênh Tàu Hủ – kênh Đôi – kênh Tẻ được đào vào năm 1819 nằm ngay ở phía Nam quận thương mại trung tâm thành phố. Hệ thống kênh này chảy qua 7 quận : 4, 5, 6, 7, 8 và 11 với tổng độ dài 19.5km. Kênh bị giới hạn bởi rạch Cần Giuộc và sông Sài Gòn ở hai đầu , nhận nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ các quận đã nói ở trên . Hơn nữa, việc xả trực tiếp rác từ các cư dân và ghe xuồng trong các quận này và các căn hộ lụp xụp xây cất bất hợp pháp đã làm xấu đi tình trạng môi trường của các kênh. Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều từ hai hướng.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống này còn có rất nhiều các kênh, rạch nhánh và các chi lưu ăn thông ra các sông lớn: Sài Gòn, Nhà Bè.
- Rạch Ụ Cây: dài 1.150m hiện đã bị lấn chiếm và bồi lắng
- Rạch Ông Nhỏ 1.700m
- Rạch Xóm Củi 1.100m
- Rạch Bà Tàng 2.050m
- Kênh Ngang số 1 450m
- Kênh Ngang số 2 450m
- Kênh Ngang số 3 450m
- Kênh Hàng Bàng 1.700m
Hệ kênh này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều từ sông Sài Gòn và sông Cần Giuộc nên chế độ thuỷ văn của kênh rất phức tạp , hình thành những vùng giáp nước , ô nhiễm tích tụ lại và khó thau rửa.
Hiện tại, mặt cắt kênh vẫn còn khá rộng nhưng cạn vì bị bồi lắng . Tuyến kênh này ngoài nhiệm vụ thoát nước còn giữ chức năng rất quan trọng là giao thông thuỷ. Nhưng lưu lượng tàu thuyền đi lại trên tuyến đã bị giảm sút rõ rệt vì rạch đã bị cạn , không đảm bảo độ sâu chạy tàu , thời gian chờ tàu khá lâu và thường bị kẹt rác.

Hệ thống kênh Bến Nghé:
Kênh Bến Nghé bắt đầu từ cửa sông Sài Gòn đến cầu chữ Y dài 3.15km. Cao độ đáy chênh lệch là 0.61m , độ dốc đáy rạch 0.019% , tại cửa rạch Bến Nghé là sông Sài Gòn bờ trái có bãi đất bồi cao độ lên đến 1-1.2m so với đáy kênh hiện hữu.
Dân sống hai bên bờ , thường dùng những mặt nước trống này trồng rau muống thành những bãi lớn làm hạn chế thoát nước của cửa rạch ra sông Sài Gòn . Mặt cắt lớn nhất của kênh là 88- 92m, nhỏ nhất là 60-58m. Cao độ đáy rạch từ 2.2m cho đến 1.87m . Ở giữa kênh phần mặt cắt bị thu hẹp cao độ 1.75m.
Như vậy kênh Bến Nghé có đặc điểm: sâu và rộng ở hai đầu; hẹp và cạn ở giữa . Dọc kênh là hai con đường : đường bến Vân Đồn ở quận 4 và đường bến Chương Dương ở quận 1
Dân chúng ở hai bên bờ kênh xây cất nhà lấn chiếm lòng kênh xả rác. Hơn nữa, phía quận 1 có Chợ Cầu Mối, Chợ Cầu Ông Lãnh cũng là nơi tập trung nhiều rác rưởi , và kênh lại trở thành những bãi đổ rác của chợ này ( rác của chợ này gồm các loại vỏ sò, vỏ hến , rau quả thối, cá tôm chết hay các chất thải khác) làm bồi lắng lòng kênh, cản trở dòng chảy.
Dọc theo chiều dài của rạch có 21 cửa xả chính của hệ thống thoát nước đổ ra rạch. Các cửa xả này hiện bị xả rác bừa bãi , chỉ hoạt động được từ 60-80% so với thiết kế ban đầu.
Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát- Vàm Thuật:
Tuyến Tham Lương – Bến Cát- Vàm Thuật là một tuyến rạch quan trọng ở phía Bắc thành phố, nằm ngay ranh giới nội thành (cũ) của TpHCM . Tuyến kênh dài 12km, trong đó đoạn Vàm Thuật hiện còn rất rộng , lưu thông thuỷ và thoát nước khá tốt . Riêng đoạn kênh Tham Lương, từ cầu Chợ Cầu đến thượng nguồn đã bị bồi lấp , thu hẹp dòng chảy và ô nhiễm đến mức bao động. Tại đây, có khá nhiều xí nghiệp công nghiệp như : thực phẩm Vifon, dầu Tường An, dệt Thắng Lợi, dệt Thành Công…. Xả nước thải ra kênh, thuỷ triều không đủ để thau rửa nên đã tích tụ ô nhiễm khá trầm trọng.
 

ngocthanhd10

Hạt giống tốt
Tham gia
20/10/10
Bài viết
2
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của TP.HCM

Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao gồm:
· Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè;
· Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm;
· Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ;
· Hệ thống kênh Bến Nghé;
· Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật;

Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh thì bị lấp đầy bởi các vật chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh sống trên và ven kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả năng thoát nước rất kém. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều , một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị tích tụ dần. Sự ô nhiễm nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị , đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố , mà còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ cộng đồng.

Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy trên vùng trũng thấp của khối đất xám phát triển trên phù sa cổ có độ cao khoảng 8m, sa cấu là cát pha sét. Đây là hệ thống thoát nước chính tự nhiên cho nhiều lưư vực thuộc các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 10, quận 3 và quận 1) đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống này có lưu vực khoảng gần 3000 ha, chiều dài dòng chính của kênh là 9470m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8716m. Khi chưa nạo vét, ở đầu nguồn , kênh chỉ rộng từ 3 –5m, nhưng đến gần cửa sông , chiều rộng mở ra đến 60 – 80m và sâu 4 –5m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả. Mặc dù có chiều dài khá xa nhưng độ chênh lệch giữa cao độ địa hình đầu nguồn (Tân Bình) và cuối nguồn ( sông Sài Gòn) quá thấp , chỉ khoảng 1m. Mặt khác, dòng kênh phải qua nhiều khúc uốn từ đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Bông nên mức độ chuyển tải các chất thải ra sông Sài Gòn rất kém.

Trong suốt quá trình phát triển của Thành phố, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã từng (và vẫn tiếp tục ) là nguồn tiếp nhận chất thải nói chung của mọi hoạt động dân sinh, dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên lưu vực. Thế nhưng tất cả các chất thải đó đến nay hầu như vẫn chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào kênh rạch gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hơn thế nữa, nạn lấn chiếm lòng kênh rạch để xây cất nhà ở ( hệ quả của quá trình đô thị hoá và phát triển dân số thiếu quy hoạch) của hàng vạn căn nhà ổ chuột trên hệ thống này hằng ngày đã thải trực tiếp các loại rác như phân, rác , xác súc vật xuống mặt nước càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm nguồn nước, thu hẹp dòng chảy gây bít tắt dòng chảy và làm mất vẻ mỹ quan đô thị một cách trầm trọng . Ngoài ra do các yếu tố khách quan, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Nên khi nước lớn , nuớc thải trên kênh rạch chưa kịp thoát ra sông Sài Gòn đã bị thuỷ triều dồn ứ đọng vào sâu trong rạch và trong đường cống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ các chất ô nhiễm và bồi lắng lòng kênh rạch , gây khó khăn lớn cho việc thoát nước của hệ thống này.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn có các rạch nhánh:
- Rạch Văn Thánh: dài 2.200m, nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Trước đây, có khả năng lưu thông thuỷ, nay đã bị bồi lấp nhiều, mất dần khả năng giao thông thuỷ và khả năng thoát nước.
- Rạch Cầu Sơn – Cầu Bông : dài 3.950m, cũng nằm trên địa bàn quận Bình Thạnhvà ăn thông với rạch Văn Thánh. Tuyến rạch này hiện nay cũng bị bồi lấp nhiều .
- Rạch Bùi Hữu Nghĩa: là một tuyến rạch nhỏ dọc theo đường Bùi Hữu Nghĩa, thuộc địa bàn quận Bình Thạnh.
- Rạch Phan Văn Hân: nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Nay đã bị lấp gần kín
- Rạch Ông Tiêu: thuộc khu qui hoạch Miếu Nổi, thuộc địa bàn quận Phú Nhuận
- Rạch Miếu Nổi: thuộc khu quy hoạch Miếu Nổi thuộc địa bàn quận Phú Nhuận.
- Rạch bùng binh

Hệ thống kênh Tân Hoá- Lò Gốm:
Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm nằm trong khu cận trung tâm của nội thành Thành phố Hồ Chí Minh , tuyến kênh chính có chiều dài khoảng 7.6 km chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Thành phố đi ngang qua các quận: Tân Bình, quận 11, quận 6, quận 8 và kết thúc tại điểm nối với kênh Tàu Hũ.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm còn có các rạch nhánh:
- Rạch Đầm Sen: rộng 6-8m, dài khoảng 300m, nằm trên địa bàn quận 11. Rạch này nối với khu công viên Đầm Sen và có một nhánh là rạch Cầu Mé đảm nhận chức năng thoát nước cho khu vực Hàn Hải Nguyên- Minh Phụng- Lạc Long Quân. Rạch Cầu Mé đã lập dự án đầu tư cải tạo thành cống hộp, còn rạch Đầm Sen được giữ lại sau khi thực hiện các biện pháp làm sạch, chỉnh trang kết hợp với công viên Đầm Sen phục vụ nghỉ ngơi, giải trí.
- Rạch Bến Trâu: rộng 4-8m, dài 1.000m, là ranh giới hành chánh giữa 2 quận : Tân Bình và quận 6, đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho Xí nghiệp Thực phẩm Cầu Tre (1200m3 nước thải/ngày) và khu vực dân cư, tiểu thủ công nghiệp lân cận . Rạch này đang bị bồi lấp , lấn chiếm và ô nhiễm rất nặng . Rạch Bến Trâu còn có một nhánh là kênh Hiệp Tân, hiện đang được cải tạo lại. Đoạn đầu là cống kín còn đoạn sau là mương hở kè đá nhưng chưa phát huy tác dụng vì rạch Bến Trâu đã bị lấp.
- Rạch Bà Lài: rộng khoảng 10m , dài 1200m, thoát nước cho khu phía Tây quận 6, nhiều đoạn bị san lấp, gây tình trạng ngập úng cục bộ do bị cắt mất nguồn thoát, cần có sự nghiên cứu giải quyết gấp để phục vụ thoát nước và phù hợp với kế hoạch san lấp
- Kênh Thúi: rộng 2m, dài 720m, thoát nước cho khu vực phường 19 quận Tân Bình, hiện không còn khả năng thoát nước , gây ngập và ô nhiễm nặng nề cho khu vực , đã lập dự án đầu tư cải tạo kênh thành cống kín.
- Một phần kênh Hàng Bàng: từ đường Bình Tiên đến rạch Lò Gốm, rộng 1.5-2m , dài 300m. Gây ngập cho một phần khu vực quận 6.
Lưu vực kênh Tân Hoá- Lò Gốm có diện tích khoảng 1.484ha, trải rộng ra 5 quận: Tân Bình, quận 11, quận 6, quận 8 và Bình Chánh. Độ sâu nguyên thuỷ của kênh này là 6m, giờ đây giảm chỉ còn 2.5-3m hoặc thậm chí bị lấp gần đầy bởi bùn và rác rưởi như ở đoạn từ cầu Phú Lâm đến thượng nguồn. Kênh này đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho các quận nói trên. Đáy kênh vừa nhỏ lại hẹp và bị lấn chiếm bởi các căn hộ xây cất bất hợp pháp. Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều cũng như mực nước tăng lên ở sông Cần Giuộc . Anh hưởng triều chỉ biểu hiện rõ ở phần kênh phía hạ lưu từ cầu Hậu Giang trở ra, phần còn lại của kênh đã bị tắc nghẽn cùng với nước thải gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng .
Việc xây cất lấn chiếm bừa bãi ven kênh gây trở ngại lớn đến dòng chảy và là nguồn gây ô nhiễm quan trọng do tình trạng thiếu các phương tiện vệ sinh , các chất thải được xả trực tiếp xuống dòng kênh . Mặt khác, công tác duy tu bảo dưỡng thường kỳ cũng khó thực hiện vì không có đường công vụ cho xe máy thi công.
Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn và do lưu lượng nước thải rất nhỏ so với khả năng thoát nước của kênh . Vào mùa khô, phần lớn nước thải từ cầu Tân Hoá trở lên thượng nguồn bị lưu giữ nhiều ngày trên kênh, phần còn lại được thau rửa hàng ngày bởi nước sông Cần Giuộc đưa vào pha loãng. Tình trạng này biến đoạn kênh từ thượng nguồn đến cầu Tân Hóa thành một hồ sinh vật tự nhiên, hoạt động chủ yếu trong môi trường kỵ khí ( lượng oxy hoà tan bổ sung qua bề mặt nước rất nhỏ do dòng chảy chậm).

Hệ thống kênh Tàu Hủ- kênh Đôi – kênh Tẻ:
Hệ thống kênh Tàu Hủ – kênh Đôi – kênh Tẻ được đào vào năm 1819 nằm ngay ở phía Nam quận thương mại trung tâm thành phố. Hệ thống kênh này chảy qua 7 quận : 4, 5, 6, 7, 8 và 11 với tổng độ dài 19.5km. Kênh bị giới hạn bởi rạch Cần Giuộc và sông Sài Gòn ở hai đầu , nhận nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ các quận đã nói ở trên . Hơn nữa, việc xả trực tiếp rác từ các cư dân và ghe xuồng trong các quận này và các căn hộ lụp xụp xây cất bất hợp pháp đã làm xấu đi tình trạng môi trường của các kênh. Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều từ hai hướng.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống này còn có rất nhiều các kênh, rạch nhánh và các chi lưu ăn thông ra các sông lớn: Sài Gòn, Nhà Bè.
- Rạch Ụ Cây: dài 1.150m hiện đã bị lấn chiếm và bồi lắng
- Rạch Ông Nhỏ 1.700m
- Rạch Xóm Củi 1.100m
- Rạch Bà Tàng 2.050m
- Kênh Ngang số 1 450m
- Kênh Ngang số 2 450m
- Kênh Ngang số 3 450m
- Kênh Hàng Bàng 1.700m
Hệ kênh này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều từ sông Sài Gòn và sông Cần Giuộc nên chế độ thuỷ văn của kênh rất phức tạp , hình thành những vùng giáp nước , ô nhiễm tích tụ lại và khó thau rửa.
Hiện tại, mặt cắt kênh vẫn còn khá rộng nhưng cạn vì bị bồi lắng . Tuyến kênh này ngoài nhiệm vụ thoát nước còn giữ chức năng rất quan trọng là giao thông thuỷ. Nhưng lưu lượng tàu thuyền đi lại trên tuyến đã bị giảm sút rõ rệt vì rạch đã bị cạn , không đảm bảo độ sâu chạy tàu , thời gian chờ tàu khá lâu và thường bị kẹt rác.

Hệ thống kênh Bến Nghé:
Kênh Bến Nghé bắt đầu từ cửa sông Sài Gòn đến cầu chữ Y dài 3.15km. Cao độ đáy chênh lệch là 0.61m , độ dốc đáy rạch 0.019% , tại cửa rạch Bến Nghé là sông Sài Gòn bờ trái có bãi đất bồi cao độ lên đến 1-1.2m so với đáy kênh hiện hữu.
Dân sống hai bên bờ , thường dùng những mặt nước trống này trồng rau muống thành những bãi lớn làm hạn chế thoát nước của cửa rạch ra sông Sài Gòn . Mặt cắt lớn nhất của kênh là 88- 92m, nhỏ nhất là 60-58m. Cao độ đáy rạch từ 2.2m cho đến 1.87m . Ở giữa kênh phần mặt cắt bị thu hẹp cao độ 1.75m.
Như vậy kênh Bến Nghé có đặc điểm: sâu và rộng ở hai đầu; hẹp và cạn ở giữa . Dọc kênh là hai con đường : đường bến Vân Đồn ở quận 4 và đường bến Chương Dương ở quận 1
Dân chúng ở hai bên bờ kênh xây cất nhà lấn chiếm lòng kênh xả rác. Hơn nữa, phía quận 1 có Chợ Cầu Mối, Chợ Cầu Ông Lãnh cũng là nơi tập trung nhiều rác rưởi , và kênh lại trở thành những bãi đổ rác của chợ này ( rác của chợ này gồm các loại vỏ sò, vỏ hến , rau quả thối, cá tôm chết hay các chất thải khác) làm bồi lắng lòng kênh, cản trở dòng chảy.
Dọc theo chiều dài của rạch có 21 cửa xả chính của hệ thống thoát nước đổ ra rạch. Các cửa xả này hiện bị xả rác bừa bãi , chỉ hoạt động được từ 60-80% so với thiết kế ban đầu.
Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát- Vàm Thuật:
Tuyến Tham Lương – Bến Cát- Vàm Thuật là một tuyến rạch quan trọng ở phía Bắc thành phố, nằm ngay ranh giới nội thành (cũ) của TpHCM . Tuyến kênh dài 12km, trong đó đoạn Vàm Thuật hiện còn rất rộng , lưu thông thuỷ và thoát nước khá tốt . Riêng đoạn kênh Tham Lương, từ cầu Chợ Cầu đến thượng nguồn đã bị bồi lấp , thu hẹp dòng chảy và ô nhiễm đến mức bao động. Tại đây, có khá nhiều xí nghiệp công nghiệp như : thực phẩm Vifon, dầu Tường An, dệt Thắng Lợi, dệt Thành Công…. Xả nước thải ra kênh, thuỷ triều không đủ để thau rửa nên đã tích tụ ô nhiễm khá trầm trọng.
chào anh UBX...anh có thể cho em xin một số thông tin về các nhà thầu, thi công hoặc tư vấn thiết kế của những công trình trên được không ah
anh có thể cho em bit thêm thông tin của công ty tu van thiết kế SCE cua 3 Pháp được không.
Chân thành cảm ơn anh
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua