meomaythongminh
Cây đầu làng
- Tham gia
- 24/5/07
- Bài viết
- 691
- Cảm xúc
- 7
Hóa chất độc hại đổ ra ngoại thành
SGGP:: Cập nhật ngày 06/04/2007 lúc 00:00'(GMT+7)
Bình Chánh là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây-Nam TPHCM, nối thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giao thông thủy, bộ đều thuận tiện nên có nhiều doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành đã di dời đến đây mở cơ sở sản xuất.
Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp đến đây đều có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư thấp, không xây dựng hệ thống xử lý chất thải mà xả chất thải trực tiếp vào môi trường xung quanh làm cho môi trường sống người dân bị ô nhiễm trầm trọng.
Dạo quanh một số xã như Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Bình Chánh…, chúng tôi thấy nhiều tuyến kênh, rạch của địa phương như kênh B, kênh C, kênh An Hạ, rạch Ông Đồ, rạch Cái Trung, rạch Hưng Nhơn… mặt nước lúc nào cũng nhuộm màu đen ngòm hoặc xanh, đỏ.
Ao cá của một hộ dân ở xã Hưng Long (Bình Chánh) bị chất thải công nghiệp của một xí nghiệp bên cạnh gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Ảnh: THANH NHÃ
Hầu hết các doanh nghiệp này thuộc các ngành sản xuất tái chế nhựa, nylon, chế biến phân bón hữu cơ, thực phẩm gia súc, dệt nhuộm, làm giấy, nấu nhôm, nấu đồng… có dây chuyền công nghệ thiết bị cũ kỹ, lạc hậu gây nguy cơ ô nhiễm rất cao.
Cách đây hơn 2 năm, nhiều ao cá của các hộ dân ở dọc theo rạch Hưng Nhơn (xã Tân Kiên), kênh C (xã Tân Kiên, Tân Nhựt), kênh An Hạ (xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân) đã bị chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm các hóa chất độc hại.
Ở khu vực này, những ngày trời nắng, mùi hôi từ các con kênh bốc lên nồng nặc, người đi đường chỉ ngửi đã thấy nhức đầu, chóng mặt; còn những người sống lâu năm ở đây không nói cũng biết sức khỏe tổn hại cỡ nào.
Quận 12 cũng là địa phương có nhiều cơ sở sản xuất chọn làm địa điểm “đóng đô” lâu dài. Thế nhưng, do phần lớn các chủ cơ sở chỉ chú tâm đến mặt bằng sản xuất mà không thay đổi dây chuyền công nghệ nên gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Con kênh Tham Lương chảy ngang 3 phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông ngày nào nước còn trong xanh, nông dân từng lấy nước nuôi cá, tưới rau, bây giờ trở thành cái túi chứa các chất thải vô cùng độc hại của các cơ sở sản xuất cặp theo tuyến kênh thải ra với đủ màu đen, xanh, đỏ, tím, không một sinh vật nào sống nổi. Đa số các cơ sở nơi đây chỉ xây dựng nhà xưởng tuềnh toàng, không xây dựng hầm xử lý chất thải mà xả trực tiếp ra kênh, rạch nên các kênh, rạch gần đó lúc nào cũng đen đặc, hôi thối.
Chủ trương của thành phố di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng từ nội thành ra ngoại thành không phải chỉ dời từ địa điểm này sang địa điểm khác, mà yêu cầu đến địa điểm mới phải tạo môi trường tốt hơn. Thế nhưng, thực tế nhiều cơ sở di dời đến địa điểm mới lại làm ăn rất tùy tiện, cẩu thả. Tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả lâu dài, không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước mà còn đe dọa môi trường sống của người dân địa phương và các vùng phụ cận.
SGGP:: Cập nhật ngày 06/04/2007 lúc 00:00'(GMT+7)
Bình Chánh là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây-Nam TPHCM, nối thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giao thông thủy, bộ đều thuận tiện nên có nhiều doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành đã di dời đến đây mở cơ sở sản xuất.
Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp đến đây đều có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư thấp, không xây dựng hệ thống xử lý chất thải mà xả chất thải trực tiếp vào môi trường xung quanh làm cho môi trường sống người dân bị ô nhiễm trầm trọng.
Dạo quanh một số xã như Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Bình Chánh…, chúng tôi thấy nhiều tuyến kênh, rạch của địa phương như kênh B, kênh C, kênh An Hạ, rạch Ông Đồ, rạch Cái Trung, rạch Hưng Nhơn… mặt nước lúc nào cũng nhuộm màu đen ngòm hoặc xanh, đỏ.
Ao cá của một hộ dân ở xã Hưng Long (Bình Chánh) bị chất thải công nghiệp của một xí nghiệp bên cạnh gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Ảnh: THANH NHÃ
Hầu hết các doanh nghiệp này thuộc các ngành sản xuất tái chế nhựa, nylon, chế biến phân bón hữu cơ, thực phẩm gia súc, dệt nhuộm, làm giấy, nấu nhôm, nấu đồng… có dây chuyền công nghệ thiết bị cũ kỹ, lạc hậu gây nguy cơ ô nhiễm rất cao.
Cách đây hơn 2 năm, nhiều ao cá của các hộ dân ở dọc theo rạch Hưng Nhơn (xã Tân Kiên), kênh C (xã Tân Kiên, Tân Nhựt), kênh An Hạ (xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân) đã bị chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm các hóa chất độc hại.
Ở khu vực này, những ngày trời nắng, mùi hôi từ các con kênh bốc lên nồng nặc, người đi đường chỉ ngửi đã thấy nhức đầu, chóng mặt; còn những người sống lâu năm ở đây không nói cũng biết sức khỏe tổn hại cỡ nào.
Quận 12 cũng là địa phương có nhiều cơ sở sản xuất chọn làm địa điểm “đóng đô” lâu dài. Thế nhưng, do phần lớn các chủ cơ sở chỉ chú tâm đến mặt bằng sản xuất mà không thay đổi dây chuyền công nghệ nên gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Con kênh Tham Lương chảy ngang 3 phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông ngày nào nước còn trong xanh, nông dân từng lấy nước nuôi cá, tưới rau, bây giờ trở thành cái túi chứa các chất thải vô cùng độc hại của các cơ sở sản xuất cặp theo tuyến kênh thải ra với đủ màu đen, xanh, đỏ, tím, không một sinh vật nào sống nổi. Đa số các cơ sở nơi đây chỉ xây dựng nhà xưởng tuềnh toàng, không xây dựng hầm xử lý chất thải mà xả trực tiếp ra kênh, rạch nên các kênh, rạch gần đó lúc nào cũng đen đặc, hôi thối.
Chủ trương của thành phố di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng từ nội thành ra ngoại thành không phải chỉ dời từ địa điểm này sang địa điểm khác, mà yêu cầu đến địa điểm mới phải tạo môi trường tốt hơn. Thế nhưng, thực tế nhiều cơ sở di dời đến địa điểm mới lại làm ăn rất tùy tiện, cẩu thả. Tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả lâu dài, không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước mà còn đe dọa môi trường sống của người dân địa phương và các vùng phụ cận.