Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

hỏi đáp chất thải rắn

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH VĨNH PHÚC
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 673/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 3 năm 2014


QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, hướng tới mục tiêu “Thành phố Xanh”;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 315/TTr-SXD ngày 26/02/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn đến năm 2020, với các nội dung như sau:

1. Tên đồ án quy hoạch:Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

2. Phạm vi, đối tượng và niên hạn quy hoạch

- Phạm vi nghiên cứu:trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đối tượng quy hoạch:

+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn, bao gồm cả khu du lịch, khu nghỉ mát...;

+ Chất thải rắn công nghiệp;

+ Chất thải rắn y tế;

- Niên hạn quy hoạch:Đến năm 2020.

3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

3.1. Quan điểm quy hoạch

- Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất trên toàn tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Phù hợp với Chiến lược quản lý chất thải rắn, quy hoạch quản lý chất thải rắn được Chính phủ phê duyệt.

- Kế thừa và phù hợp với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

- Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chủ yếu, từng bước khắc phục, xử lý có hiệu quả những bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực của các địa phương, kết hợp sự hỗ trợ của Trung ương, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho công tác xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát

Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.

Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển, các điểm tập kết, các trạm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015:

+95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hạiphát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hạiphát sinhtại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 65% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Đến năm 2020:

+100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại vànguy hạiphát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 75% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà nước về quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

4. Nội dung quy hoạch Quản lýchất thải rắntrên địa bàn tỉnh đến năm 2020

4.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020

Loại chất thải rắn

Khối lượng chất thải rắn phát sinh

(tấn/ngày)

Đến năm 2015

Đến năm 2020

- Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn

827

934

- Chất thải rắn nguy hại công nghiệp

772

2.108

- Chất thải rắn nguy hại y tế

5

6

Tổng

1.604

3.048

4.2 Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn

4.2.1 Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

Tùy từng điều kiện cụ thể của các địa phương để lựa chọn các loại hình sau:

a) Vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ (xe tải nhỏ, xe ép rác) sẽ thu gom chất thải tại các khu vực phát thải và vận chuyển thẳng đến điểm đổ thải cuối cùng.

b) Vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ (xe tải nhỏ, xe ép rác) sẽ thu gom chất thải tại các khu vực tập kết và vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng.

4.2.2 Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp.

Chất thải rắn công nghiệp được thu gom, vận chuyển theo hai phương thức sau:

a) Phương thức 1: Các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm thu gom, phân loại và vận chuyển các loại chất thải rắn đến nơi xử lý hoặc thuê khoán các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn và Ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

b) Phương thức 2: Thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp sẽ do đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Hàng năm các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên cơ sở các yêu cầu về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

4.2.3Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế:

-Chất thải rắntại các cơ sở y tế bao gồm: Chất thải sinh hoạt tại bệnh viện và chất thải y tế nguy hại.

-Chất thải rắny tế tại tất cả cơ sở y tế đều thực hiện phân loại tại nguồn. Sau khi phân loại,chất thải rắn được xử lý triệt để đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy trình cụ thể như sau:

+Chất thải rắnsinh hoạt tại cơ sở y tế sau khi phân loại tại nguồn được thu gom và chuyển tới khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn, xử lý cùng vớichất thải rắnsinh hoạt đô thị.

+Chất thải rắny tế nguy hại: Đối với các bệnh viện lớn (bệnh viện Trung ương, bệnh viện đa khoa), chất thải rắn nguy hại được xử lý tại các lò đốt hiện có của bệnh viện. Đối với các cơ sở y tế cấp xã, phường, cơ sở y tế riêng lẻ được thu gom và vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng chuyển tới lò đốt chất thải y tế của bệnh viện đa khoa trên địa bàn hoặc đến khu xử lý chất thải rắn tập trung của khu vực (có khu tiếp nhận chất thải y tế nguy hại riêng biệt) để xử lý.

- Thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

4.3 Quy hoạch các Khu xử lý chất thải rắn tập trung đến năm 2020

Lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn được đảm bảo các tiêu chí về xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo quy định hiện hành (tiêu chí về địa chất, thủy văn, xã hội và môi trường…)

Trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 quy hoạch 04 khu xử lý chất thải rắn tập trung liên vùng huyện xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại (công nghiệp, y tế...). Chất thải rắn công nghiệp nguy hại, một phần được chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội theo Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008, phần còn lại được xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chất thải rắn y tế nguy hại của từng huyện được xử lý tại các lò đốt rác Bênh Viện đa khoa huyện.

Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn tập trung liên huyện gồm:

+ Khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Bình Xuyên, công suất 500 tấn/ngày, phạm vi phục vụ gồm: thành phố Vĩnh Yên; thị xã Phúc Yên; huyện Bình Xuyên.

+ Khu xử lý chất thải rắn tại huyện Tam Dương, công suất 500 tấn / ngày, phạm vi phục vụ gồm: huyện Tam Dương; huyện Tam Đảo.

+ Khu xử lý chất thải rắn tại huyện Vĩnh Tường, công suất 300 tấn / ngày, phạm vi phục vụ gồm: huyện Vĩnh Tường; huyện Yên Lạc.

+ Khu xử lý chất thải rắn tại huyện Lập Thạch, công suất 500 tấn / ngày, phạm vi phục vụ: huyện Lập Thạch; huyện Sông Lô.

4.4 Quy hoạch các Khu xử lý chất thải rắn quy mô liên xã đến năm 2020

Hai hoặc ba xã có địa giới hành chính gần nhau quy hoạch xây dựng 01 khu xử lý chất thải rắn có quy mô liên xã, bằng công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, ưu tiên công nghệ đốt. Địa điểm xây dựng phù hợp, theo Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới các xã đã được duyệt. Tổng số khu xử lý chất thải rắn quy mô liên xã là 55 khu (trong đó có 04 khu hiện có và 51 khu dự kiến xây dựng mới).

4.5 Định hướng công nghệ xử lýchất thải rắn

- Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phải căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.

- Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.

-Các công nghệ áp dụng là: Tái chế, tái sử dụng – Chế biến – Đốt – Chôn lấp hợp vệ sinh.Riêng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại: lựa chọn công nghệ tân tiến nhất, hiện đại, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư và vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.

5. Giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch

a) Phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn.

b) Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

c) Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.

d) Kết hợp mô hình nhà nước - nhân dân và doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

e) Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

g) Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về quản lý chất thải rắn.

h) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.

6. Tiến độ thực hiện

6.1. Giai đoạn đến năm 2015:

+ Công tác trọng tâm là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xung quanh việc xử lý chất thải rắn không khép kín trong địa giới hành chính; hoàn thiện hệ thống khung chính sách;

+ Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện khu xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn / ngày tại huyện Bình Xuyên và các khu xử lý chất thải rắn đang triển khai;

+ Xây dựng 25 trạm xử lý chất thải rắn quy mô xã, liên xã; Cải tạo, nâng cấp khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn hiện có đảm bảo môi trường; Xử lý ô nhiễm môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn tạm không đảm bảo vệ sinh môi trường, đóng cửa các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn; Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

6.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung tại các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Vĩnh Tường để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn của tỉnh; Xây dựng 26 trạm xử lý chất thải rắn quy mô xã, liên xã; Tiếp tục nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Nâng cấp các khu xử lý chất thải rắn hiện có đồng thời xây dựng các dây chuyền tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn nguy hại; Tiếp tục triển khai đóng cửa các bãi chôn lấp tạm không đảm bảo vệ sinh môi trường; Tiếp tục đẩy mạng công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn.

7. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư

7.1. Giai đoạn đến năm 2015:

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Bình Xuyên, công suất 500 tấn / ngày.

+ Xây dựng 25 lò đốt chất thải rắn quy mô liên xã.

+ Xử lý ô nhiễm môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

7.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Tam Dương, công suất 500 tấn / ngày.

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Vĩnh Tường, công suất 300 tấn / ngày.

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Lập Thạch, công suất 500 tấn / ngày.

+ Xây dựng 26 lò đốt chất thải rắn quy mô liên xã.

8. Khái toán kinh phí đầu tư

- Nhu cầu vốn đầu tư triển khai theo quy hoạch ước tính khoảng 7.433,04 tỷ đồng, trong đó:

+ Giai đoạn đến năm 2015 là 1.440,21 tỷ đồng, trong đó:

* Vốn ngân sách dự kiến là 131,21 tỷ đồng;

* Nguồn vốn hợp pháp khác dự kiến là 1309 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là 5.992,83 tỷ đồng, trong đó:

* Vốn ngân sách dự kiến là 129,33 tỷ đồng;

* Nguồn vốn hợp pháp khác dự kiến là 5.863,5 tỷ đồng.

Điều 2.Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn, là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch này đến năm 2020.

2. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng
 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số:609/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày25tháng04năm2014



QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quảnlý quy hoạch đô thị;

Xét đề nghị của Chủ tịchỦy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch:

Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,6 km2.

2. Quan điểm quy hoạch:

-Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất.

-Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải rắn tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp; đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố theo từng giai đoạn.

-Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn. Việc thu gom, xử lý phải ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp. Hạn chế việc chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được thu gom vận chuyển và xử lý theo quy định đảm bảo không phát tán ra môi trường.

-Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

3. Mục tiêu quy hoạch:

-Cụ thể hóa định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

-Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh, nhu cầu xử lý chất thải rắn, xác định các hình thức thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xác định vị trí quy mô các trạm trung chuyển, khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

-Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển, các trạm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

4. Tiêu chuẩn quy hoạch xử lý chất thải rắn:

Căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, một số chỉ tiêu quy hoạch cơ bản như sau:

Tiêu chuẩn tính toán, tỷ lệ thu gom chất thải rắn:

-Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Năm 2020: Tỷlệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85% - 100%, nông thôn khoảng 70% - 80%.

+ Năm 2030: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 90% - 100%, nông thôn khoảng 80% - 95%.

-Chất thải rắn xây dựng:

+ Năm 2020 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị là 80% - 100%, nông thôn 60%-80%.

+ Năm 2030 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị là 85% - 100%, nông thôn là 70% - 90%.

-Chất thải rắn công nghiệp:

+ Năm 2020, tỷ lệ thu gom 80% - 90%;

+ Năm 2030, tỷ lệ thu gom 100%.

-Chất thải rắn y tế:

Tỷ lệ thu gom là 100%. Trong đó chất thải rắn nguy hại khoảng 20%, chất thải rắn thông thường khoảng 80%.

-Phân bùn bểphốt:

+ Năm 2020 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85% - 100%, nông thôn khoảng 65% - 85%;

+ Năm 2030 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 90% - 100%, nông thôn khoảng 70% - 90%.

-Bùn thải thoát nước: Tỷ lệ thu gom là 100%.

5. Dự báo nhu cầu quy hoạch

a)Dự báo khối lượng chất thải phát sinh



6. Nội dung quy hoạch:

a)Quy hoạch phân vùng xử lý chất thải rắn:

-Nguyên tắc phân vùng

+ Hình thành các khu xử lý có quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài.

+ Cự ly vận chuyển và tuyến vận chuyển hợp lý, hạn chế cắt qua khu đô thị.

+ Kết hợp với định hướng quy hoạch giao thông trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

-Nội dung phân vùng

+ Vùng I - Khu vực phía Bắc: Bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì), các huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn), diện tích khoảng 1.150 km2.

+ Vùng II - Khu vực phía Nam: Bao gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện (Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai,Ứng Hòa, Mỹ Đức), diện tích khoảng 990,0 km2.

+ Vùng III - Khu vực phía Tây: Bao gồm một phần quận Hà Đông, các huyện (ĐanPhượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ), nội và ngoại thị xã Sơn Tây, diện tích khoảng 1.204,6 km2.

b)Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn

-Phân loại:

+ Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 3 loại: Chất thải rắn hữu cơ (rau, quả, thức ăn thừa..chất thải rắn vô cơ có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...); các loại chất thải rắn còn lại.

+ Chất thải rắn công nghiệp được phân thành 2 loại (chất thải rắn công nghiệp nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường).

+ Chất thải rắn y tế được phân thành 2 loại (chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường). Trong đó chất thải rắn y tế thông thường tiếp tục được phân loại như chất thải rắn sinh hoạt.

-Thu gom, vận chuyển chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn y tế thông thường được thu gom từ nơi phát sinh đến trạm trung chuyển chất thải rắn rồi chuyển về các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch của từng vùng.

+ Chất thải rắn làng nghề được thu gom vận chuyển từ điểm tập kết của làng nghề về các khu xửlý chất thải rắn theo quy hoạch.

+ Chất thải rắn nông thôn được thu gom, vận chuyển hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết chất thải rắn của thôn, xã và được vận chuyển đến các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch (các bãi chôn lấp chất thải rắn tự phát không hợp vệ sinh tại khu vực nông thôn sẽ đóng cửa theolộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn của Thành phố).

+ Chất thải rắn xây dựng: Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chức năng thực hiện việc thu gom, vận chuyển đến các bãi đổ chất thải rắn xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường.

+ Phân bùn bể phốt được đơn vị chuyên trách thu gom từ nơi phát sinh vận chuyển về các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.

+ Bùn thải thoát nước được đơn vị chuyên trách thu gom từ nơi phát sinh vận chuyển về các bãi chôn lấp bùn thải theo quy hoạch.

+ Đối với chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải được phân loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, vận chuyển tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh môi trường và theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại. Chủ nguồn thải có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại và được xử lý tại các khu xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy hoạch và theo đúng quy định về xử lý chất thải rắn nguy hại. Các lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại đang hoạt động tại các bệnh viện sẽ được đóng cửa từng bước phù hợp với lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn nguy hại của thành phố.

-Các trạm trung chuyển chất thải rắn

Dự báo khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển đến trạm trung chuyển có hạ tầng kỹ thuật phục vụ Thành phố Hà Nội khoảng 6.700 - 10.200 tấn/ngày và dự kiến bố trí 5 trạm trung chuyển tại 3 vùng:

+ Vùng I: Dự báo khối lượng chất thải rắn khoảng 4.600 - 7.700 tấn/ngày, phạm vi phục vụ của các tuyến thu gom, vận chuyển và các trạm trung chuyển chất thải rắn:

. Trạm trung chuyển Thanh Lâm, huyện Mê Linh: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 750 - 1.000 tấn/ngày và chất thải rắn công nghiệp khoảng 350 tấn/ngày, phục vụ khu vực các huyện (Đông Anh - Mê Linh), thị trấn Kim Hoa.

. Trạm trung chuyển Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 850 - 1.000 tấn/ngày phục vụ các quận (Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân).

. Các trạm trung chuyển cỡ nhỏ và vừa phục vụ cho khu vực nội đô, tiếp nhận khoảng 2.500 - 3.000 tấn/ngày. Vịtrí các trạm trung chuyển cỡ nhỏ và cỡ vừa sẽ được xác định trong quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chitiết.

. Các khu vực gần khu xử lý được thu gom, vận chuyển về các khu xử lý thuộc vùng I.

+ Vùng II: Dự báo khối lượng chất thải rắn tiếp nhận khoảng 1.000 tấn/ngày, phạm vi phục vụ của các tuyến thu gom, vận chuyển và trạm trung chuyển chất thải rắn như sau:

. Trạm trung chuyển Tả Thanh Oai, huyện Thanh trì: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 800 - 1.000 tấn/ngày, phục vụ quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Thanh Oai.

. Các khu vực gần khu xử lý được thu gom vận chuyển về các khu xử lý thuộc vùng II.

+ Vùng III: Dự báo khối lượng chất thải rắn tiếp nhận khoảng 1.300 - 1.500 tấn/ngày. Phạm vi phục vụ của các tuyến thu gom, vận chuyển và các trạm trung chuyển chất thải rắn như sau:

. Trạm trung chuyển Quốc Oai, huyện Quốc Oai: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 500 - 700 tấn/ngày phục vụ một phần quận Hà Đông, các huyện (Hoài Đức, Quốc Oai).

. Trạm trung chuyển Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 500 - 700 tấn/ngày phục vụ huyện Chương Mỹ và một phần huyện Hoài Đức.

. Các khu vực gần khu xử lý được thu gom vận chuyển về các khu xử lý thuộc vùng III.

c)Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn:

Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội xác định có 17 khu xử lý chất thải rắn trong đó 08 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 09 khu đầu tư mới, được phân theo 3 vùng như sau:

*Vùng I: Có 5 khu xử lý chất thải rắn

-Khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)

+ Vị trí: Tại xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn.

+ Diện tích hiện có 83,5 ha, mở rộng đến năm 2020 là 157 ha; năm 2030 là 257 ha; năm 2050 là 280 ha.

+ Công suất đến năm 2020 khoảng 4.500 tấn/ngày; năm 2030 khoảng6.000tấn/ngày; năm 2050 khoảng 7.000 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại, chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép....

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực nội đô, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, các huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì). Riêng chất thải rắn công nghiệp phục vụ xử lý liên tỉnh (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên).

-Khu xử lý chất, thải rắn Việt Hùng (hiện có tiếp tục sử dụng)

+ Vị trí: Tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

+ Diện tích hiện có 8,75 ha.

+ Công suất đến năm 2020 khoảng 300 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 600 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 600 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường.

+ Công nghệ:

.Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Đông Anh và hỗ trợ một phần xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường cho Khu xử lý Sóc Sơn.

-Khu xửlý chất thải rắn Kiêu Kỵ (hiện có tiếp tục sử dụng).

+ Vịtrí: Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

+ Diện tích hiện có 14 ha.

+ Công suất đến năm 2030 khoảng 550 tấn/ngày; năm 2050 khoảng1.000tấn/ngày (khi đã xây dựng được nhà máy đốt).

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bểphốt.

+ Công nghệ:

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng (đến năm 2020 sẽ dừng chôn lấp);

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép....

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

+ Phạm vi phục vụ: Quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

-Khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm.

+ Diện tích đến năm 2020 là 7,5 ha; năm 2030 là 12,5 ha; đến năm 2050 là 20 ha.

+ Công suất đến năm 2020 khoảng 550 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 850 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 1.200 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bểphốt.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chônlấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Trường hợp cần thiết có thể được hỗ trợ một phần cho các khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn Việt Hùng.

-Khu xử lý chất thải rắnCầu Diễn (hiện có tiếp tục sử dụng)

+ Vị trí: Thị trấnCầu Diễn, huyện Từ Liêm.

+ Diện tích 3,9 ha và không có khả năng mở rộng.

+ Công suất: khoảng 300 tấn/ngày,

+ Hiện tại là nhà máy xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân compost và đốt chất thải rắn y tế nguy hại.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn y tế nguy hại.

+ Công nghệ sử dụng:

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt chất thải y tế nguy hại.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực nội đô.

*Vùng II: Có 6 khu xử lý chất thải rắn

-Khu xử lý chất thải rắn Châu Can (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Châu Can, huyện Phú Xuyên.

+ Diện tích đến năm 2020 là 7,5 ha; năm 2030 là 13 ha; năm 2050 khoảng 20 ha.

+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 450 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 800 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 1.000 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn y tế thông thường.

+ Công nghệ áp dụng:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Các huyện (Thường Tín, Phú Xuyên), một phần huyện Thanh Trì.

-Khu xử lý chất thải rắn Cao Dương (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Cao Dương, huyện Thanh Oai.

+ Diện tích đến năm 2020 là 6 ha; năm 2030 là 9 ha; năm 2050 là 15 ha.

+ Công suất xử lý dự kiến đến năm 2020 khoảng 400 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 500 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 750 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bểphốt.

+ Công nghệ sử dụng:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơthành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Các huyện Thanh Oai,Ứng Hòa, một phần huyện Thanh Trì và một phần huyện Thường Tín.

-Khu xử lý chất thải rắn Hợp Thanh (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức.

+ Diện tích đến năm 2020 là 2 ha; năm 2030 là 6 ha; năm 2050là 13 ha.

+Công suất xử lý dự kiến năm 2020 khoảng 150 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 450 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 850 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Mỹ Đức và vùng lân cận.

-Khu xử lý chất thải rắn Mỹ Thành (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức.

+ Diện tích đến năm 2020là 1 ha; năm 2030 là 2,5 ha; năm 2050 là 5,0 ha.

+ Công suất xử lý dự kiến khoảng: 100tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ: Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Mỹ Đức và vùnglân cận.

-Khu xử lý chất thải rắn Vân Đình (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)

+ Vị trí: Xã Vân Đình và xã Liên Bạt, huyệnỨng Hòa.

+ Diện tích hiện có là 3 ha, mở rộng đến năm 2030 là 5 ha; năm 2050 là 7 ha.

+ Công suất xử lý dự kiến khoảng 150 - 200 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt, thép...

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

. Công nghệ đốt kếthợp thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyệnỨng Hòa.

-Khu xử lý chất thải rắn Đông Lỗ (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)

+ Vị trí: Xã Đông Lỗ, huyệnỨng Hòa.

+ Diện tích hiện có là 2 ha, mở rộng đến năm 2030 là 2,5 ha, năm 2050 là 5 ha.

+ Công suất xử lý dự kiến khoảng 150 - 200 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyệnỨng Hòa

*Vùng III: Có 6 Khu xử lý chất thải rắn

-Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)

+ Vị trí: Thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.

+ Diện tích hiện có là 13 ha, mở rộng đến năm 2020 là 26 ha; năm 2030 là 57 ha; năm 2050là 73,5 ha.

+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 700 tấn/ngày đêm, đến năm 2030 khoảng 1.600 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 2.500 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ sử dụng:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Thị xã Sơn Tây, các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ và một phần quận Hà Đông.

-Khu xử lý chất thải rắn Đan Phượng (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Phương Đình, huyện Đan Phượng.

+ Diện tích đến năm 2020 là 2 ha; đến năm 2030 là 5 ha; đến năm 2050 là 5 ha.

+ Công suất xử lý: 150 ¸ 300 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

+ Công nghệ sử dụng:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng và chôn lấp tro sau đốt.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ.

- Khu xử lý chất thải rắn Núi Thoong (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)

+ Vị trí: Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.

+Diện tích hiện có là 2 ha, mở rộng đến năm 2020 là 3 ha; năm 2030 là 7,50 ha; năm 2050 là 10 ha.

+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 200 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 450 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 450 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ:

. Tái chếnhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm viphục vụ: Một phần quận Hà Đông, các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, hỗ trợ xử lý chất thải rắn cho Khu xử lý Xuân Sơn.

-Khu xử lý chất thải rắn Lại Thượng (xây dựng mới)

+ Vị trí: Xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất.

+ Diện tích đến năm 2020 là 4 ha; năm 2030 là 6 ha; năm 2050 là 11,8 ha.

+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 300 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 450 tấn/ngày; đến năm 2050 là khoảng 700 tấn/ngày,

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bể phốt.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Thạch Thất, hỗ trợ xử lý chất thải rắn cho khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn.

- Khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké (xây dựng mới)

+Vị trí: Xã Đồng Ké, huyện Chương Mỹ.

+ Diện tích năm 2020 là 5 ha; năm 2030là 11 ha; năm 2050là 21 ha.

+ Công suất xử lý dự kiến đến năm 2020 khoảng 350 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 600 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 1.200 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bể phốt, xử lý chất thải y tế thông thường.

+ Công nghệ:

. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...

. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.

. Công nghệ đốt, kết hợp thu hồi năng lượng.

.Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi nănglượng.

+ Phạm vi phục vụ: Các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức và một phần quận Hà Đông.

-Khu xử lý chất thải rắn Tây Đằng (xây dựng mới)

+ Vị trí: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì.

+ Diện tích năm 2020 là 1 ha; năm 2030 là 2 ha; năm 2050 là 3 ha.

+ Công suất: Chôn lấp khoảng 100 tấn/ngày.

+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

+ Công nghệ: Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực thị trấn Tây Đằng

Ngoài ra theo quy hoạch chung và quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội còn có khu xử lý chất thải rắn Tiến Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình quy mô khoảng 200 ha sẽ hỗ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp (thông thường và nguy hại) cho Thủ đô Hà Nội.

d)Quy hoạch các bãi đổ chất thải rắn xây dựng và bãi chônlấp bùn thải thoát nước:

Quy hoạch 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng với diện tích năm 2020 là 39 ha, năm 2030 là 108 ha và 03 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước với diện tích năm 2020 là 8 ha, năm 2030 là 23 ha như sau:

7. Công nghệ xử lý chất thải rắn:

+ Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn.

+ Công nghệ tái chế có sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ.

+ Ưu tiên các công nghệ trong nước, tiết kiệm nănglượng và bảo vệ môi trường.

+ Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn thông thường: Công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh....

+ Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại: Công nghệ đốt, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh...

8. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020:

a)Vùng I - Khu vực phía Bắc:

-Mở rộng khu xử lý Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

-Xây dựng trạm trung chuyển Tây Mỗ, huyện Từ Liêm.

-Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Tiến Thắng, huyện Mê Linh.

-Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Dục Tú, huyện Đông Anh.

b)Vùng II: Khu vực phía Nam;

-Xây dựng khu xửlýChâuCan, huyện Phú Xuyên.

-Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Chương Dương, huyện Thường Tín.

-Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Duyên Hà, huyện Thanh Trì.

-Xây dựng bãi chônlấp bùn thải thoát nước tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín.

c)Vùng III: Khu vực phía Tây:

-Mở rộng khu xử lý Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây.

-Xây dựng khu xử lý Đồng Ké, huyện Chương Mỹ.

-Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Vân Côn, huyện Hoài Đức.

-Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng An Thượng, huyện Hoài Đức.

-Xây dựng bãi đỗchất thải rắn xây dựng Trung Châu, huyện Đan Phượng.

9. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:

a)Khái toán kinh phí đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn chotoàn bộ Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ước khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó kinh phí xây dựng đến năm 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng.

b)Nguồn vốn đầu tư:

-Vốn ngân sách nhà nước.

-Vốn vay ODA, vốn tài trợ nước ngoài.

-Vốn tín dụng đầu tư.

-Vay vốn thương mại trong nước.

-Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

-Các nguồn vốn hợp pháp khác.

10. Đánh giá môi trường chiến lược:

a)Tác động tích cực đến môi trường:

-Thu gom và xử lý chất thải rắn đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường góp phần giảm thiểu tác động có hại của chất thải rắn đối với môi trường.

-Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn và áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý triệt để chất thải rắn; hạn chế, xóa bỏ các điểm tập kết và các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải tạo môi trường cho Thủ đô Hà Nội.

-Góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư và sự phát triển bền vững của các đô thị, các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

b)Dự báo các tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:

-Hoạt động của các xe vận chuyển chất thải rắn có nguy cơ gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông...

-Quá trình xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sẽ gây ra các tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến cộng đồng.

-Quá trình vận hành các khu xử lý có thể sẽ gây tiếng ồn, bụi, ô nhiễm môi trường.

-Hoạt động vận chuyển tại cácđiểmtập kết, trạm trung chuyển và vận hành các khu xử lý chất thải rắn có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (phân tán khí độc, chất độc hại, nước thải ra môi trường...) gây ô nhiễm môi trường nếu quy trình vận hành không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.

c)Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường:

-Giải pháp sử dụng công nghệ tiên tiến và phù hợp đảm bảo xử lý chất thải rắn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.

-Khi thực hiện dự án cần xây dựng các biện pháp thi công giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn. Xây dựng các biện pháp an toàn và chống tai nạn, sự cố trong quá trình xây dựng.

-Xây dựng và thực hiện đúng các quy định về thu gom, vận chuyển và vận hành khu xử lý chất thải rắn.

-Các dự án khi triển khai phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và các biện pháp hỗ trợ khác.

-Thực hiện các biện pháp thu gom và xử lý khí thải, nước thải và khói bụi từ các khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn và các biện pháp giảm thiểu theo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

-Xây dựng kế hoạch, chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm và đất.

-Cảnh báo các sự cố môi trường và đề xuất các giải pháp phòng chống giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường.

-Nâng cao năng lực quảnlý và vận hành các khu xử lý chất thải rắn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội:

-Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

-Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

-Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này. Trong đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và tham gia quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội.

-Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình xử lý chất thải rắn.

-Chỉ đạo, tổchức thực hiện đồng bộ các dự án từ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển với các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.

-Xây dựng các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường, phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với khu vực đô thị và nhân rộng cho khu vực nông thôn.

-Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xửlý chấtthải rắn; xây dựng mô hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn phù hợp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

2.Các Bộ, ngành có liên quan:

-Phối hợp vớiỦy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong công tác tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, quản lý và sử dụng các công trình xử lý chất thải rắn.

-Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.






KT. THỦ TƯỚNGPHÓ THỦ TƯỚNG


Hoàng Trung Hải

 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua