Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

[Hỏi đáp] Một số câu hỏi liên quan đến Luật Môi trường (chất thải nguy hại, Quan trắc môi trường)

Nghĩa Ngờ Nghệch

Cây công nghiệp
Tham gia
4/6/14
Bài viết
190
Cảm xúc
57
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Sau đây là 1 vài thắc mắc liên quan đến lĩnh vực môi trường mà mình mắc phải trong quá trình quản lý mảng Môi trường tại Công ty. Mình nghĩ đây là những thắc mắc mà nhiều người cũng đã từng nghĩ đến những chưa có được câu trả lời thoả đáng. Mong các bậc tiền bối cao tay giúp đỡ:
Nội dung câu hỏi như sau:

1. Vấn đề giám sát môi trường.
Theo thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện DTM, cam kết môi trường
Tại phụ lục 2.5: Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo DTM
Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Mục 5.2: Chương trình giám sát môi trường
Trong mục này ghi rõ rằng:
- Giám sát chất thải (nước thải, khí thải,..) tối thiểu 3 tháng/lần
- Giám sát môi trường xung quanh (nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh,..): tối thiểu 6 tháng/lần.
Nhưng trong quyết định DTM của Công ty em lại quy định giám sát chất thải 6 tháng/lần.
Vậy, Quyết định DTM của Công ty em có sai lệch với Thông tư 26/2011 không? Nếu có cơ quan điều tra hỏi khó thì Công ty em có bị xử phạt không? Nếu đúng là sai thì Công ty em phải làm gì?

2. Quản lý chất thải nguy hại
Vấn đề liên quan đến Số chủ nguồn thải chất thải nguy hại của công ty.
Trong sổ chủ nguồn thải, Công ty em có đăng ký chất thải rắn thông thường phát sinh thường xuyên là Nhựa cứng thải (500 kg/năm), tuy nhiên trong quá trình sản xuất, công ty em có phát sinh nhựa cứng thải khoảng 1000/tháng. Vậy công ty em có phải lập lại Sổ chủ nguồn thải không? Công ty em có thể không lập lại sổ lại chủ nguồn thải không? Vì chất thải này không phải là Chất thải nguy hại.

3. Phân tích chất lượng nước ăn uống
Công ty em là 1 vendor của Công ty SamSung Vina, chuyên sản xuất tai nghe điện thoại. Công ty SamSung Vina yêu cầu các vendor là phải phân tích nước ăn uống 3 tháng/lần.
Vậy em xin hỏi, có văn bản nào quy định việc phân tích và giám sát chất lượng nước ăn uống 3 tháng/lần không? Vì em tham khảo QCVN 01:2009?BYT về Chất lượng nước ăn uống thì phân tích chất lượng nước ăn uống tối thiểu 6 tháng/lần đối với chỉ tiêu thuộc mức độ B (cái này lại quy định cơ sở cung cấp nước ăn uống phải thực hiện)
 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
1. Vấn đề giám sát môi trường.
Theo thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện DTM, cam kết môi trường
Tại phụ lục 2.5: Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo DTM
Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Mục 5.2: Chương trình giám sát môi trường
Trong mục này ghi rõ rằng:
- Giám sát chất thải (nước thải, khí thải,..) tối thiểu 3 tháng/lần --> tối thiểu 4 lần/năm
- Giám sát môi trường xung quanh (nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh,..): tối thiểu 6 tháng/lần --> tối thiểu 2 lần/năm.
Nhưng trong quyết định DTM của Công ty em lại quy định giám sát chất thải 6 tháng/lần.
Vậy, Quyết định DTM của Công ty em có sai lệch với Thông tư 26/2011 không? Nếu có cơ quan điều tra hỏi khó thì Công ty em có bị xử phạt không? Nếu đúng là sai thì Công ty em phải làm gì?

Trả lời của mình:
Thứ 1:
Theo mình thì công ty bạn thành lập trước khi nghị định 29 và thông tư 26 có hiệu lực nên mới xảy ra trường hợp trên
Thứ 2: ĐTM của công ty bạn được hội đồng thẩm định có chuyên môn và có tính chất pháp lý, phê duyệt nội dung ĐTM phụ thuộc vào từng thời điểm và từng địa phương cụ thể chứ không phải ở đâu cũng giống nhau.
Chính vì vậy bạn có thể yên tâm về tính pháp lý ĐTM hiện tại
 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Điều 1. Phạm vi áp dụng Thông tư này quy định về quản lý chất thải nguy hại --> điều 15 thông tư 12 ghi rõ là chất thải nguy hại nên bạn không cần đổi sổ chủ nguồn thải CTNH

2. Quản lý chất thải nguy hại
Vấn đề liên quan đến Số chủ nguồn thải chất thải nguy hại của công ty.
Trong sổ chủ nguồn thải, Công ty em có đăng ký chất thải rắn thông thường phát sinh thường xuyên là Nhựa cứng thải (500 kg/năm), tuy nhiên trong quá trình sản xuất, công ty em có phát sinh nhựa cứng thải khoảng 1000/tháng. Vậy công ty em có phải lập lại Sổ chủ nguồn thải không? Công ty em có thể không lập lại sổ lại chủ nguồn thải không? Vì chất thải này không phải là Chất thải nguy hại.
 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
3. Phân tích chất lượng nước ăn uống
Công ty em là 1 vendor của Công ty SamSung Vina, chuyên sản xuất tai nghe điện thoại. Công ty SamSung Vina yêu cầu các vendor là phải phân tích nước ăn uống 3 tháng/lần.
Vậy em xin hỏi, có văn bản nào quy định việc phân tích và giám sát chất lượng nước ăn uống 3 tháng/lần không? Vì em tham khảo QCVN 01:2009?BYT về Chất lượng nước ăn uống thì phân tích chất lượng nước ăn uống tối thiểu 6 tháng/lần đối với chỉ tiêu thuộc mức độ B (cái này lại quy định cơ sở cung cấp nước ăn uống phải thực hiện)

Cái này theo yêu cầu khách hàng bạn nhé, khách hàng là thượng đế.
 

Nghĩa Ngờ Nghệch

Cây công nghiệp
Tham gia
4/6/14
Bài viết
190
Cảm xúc
57
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Điều 1. Phạm vi áp dụng Thông tư này quy định về quản lý chất thải nguy hại --> điều 15 thông tư 12 ghi rõ là chất thải nguy hại nên bạn không cần đổi sổ chủ nguồn thải CTNH

2. Quản lý chất thải nguy hại
Vấn đề liên quan đến Số chủ nguồn thải chất thải nguy hại của công ty.
Trong sổ chủ nguồn thải, Công ty em có đăng ký chất thải rắn thông thường phát sinh thường xuyên là Nhựa cứng thải (500 kg/năm), tuy nhiên trong quá trình sản xuất, công ty em có phát sinh nhựa cứng thải khoảng 1000/tháng. Vậy công ty em có phải lập lại Sổ chủ nguồn thải không? Công ty em có thể không lập lại sổ lại chủ nguồn thải không? Vì chất thải này không phải là Chất thải nguy hại.
Nhưng trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải hàng năm, Công ty em vẫn phải thống kê cả khối lượng loại NHỰA CỨNG THẢI này
Mặt khác, tại điểm đ, khoản 4, điều 16, thông tư 12/2011 có ghi rõ: Chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký lại sổ khi:
đ) Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.
 

Nghĩa Ngờ Nghệch

Cây công nghiệp
Tham gia
4/6/14
Bài viết
190
Cảm xúc
57
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
3. Phân tích chất lượng nước ăn uống
Công ty em là 1 vendor của Công ty SamSung Vina, chuyên sản xuất tai nghe điện thoại. Công ty SamSung Vina yêu cầu các vendor là phải phân tích nước ăn uống 3 tháng/lần.
Vậy em xin hỏi, có văn bản nào quy định việc phân tích và giám sát chất lượng nước ăn uống 3 tháng/lần không? Vì em tham khảo QCVN 01:2009?BYT về Chất lượng nước ăn uống thì phân tích chất lượng nước ăn uống tối thiểu 6 tháng/lần đối với chỉ tiêu thuộc mức độ B (cái này lại quy định cơ sở cung cấp nước ăn uống phải thực hiện)

Cái này theo yêu cầu khách hàng bạn nhé, khách hàng là thượng đế.
Anh nói vậy nghĩa là Công ty em không phải phân tích nước ăn uống hàng năm nếu Công ty SamSung không yêu cầu? Chỉ có đơn vị cung cấp nước ăn uống mới phải phân tích đúng không ạ?
 

Nghĩa Ngờ Nghệch

Cây công nghiệp
Tham gia
4/6/14
Bài viết
190
Cảm xúc
57
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
1. Vấn đề giám sát môi trường.
Theo thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện DTM, cam kết môi trường
Tại phụ lục 2.5: Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo DTM
Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Mục 5.2: Chương trình giám sát môi trường
Trong mục này ghi rõ rằng:
- Giám sát chất thải (nước thải, khí thải,..) tối thiểu 3 tháng/lần --> tối thiểu 4 lần/năm
- Giám sát môi trường xung quanh (nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh,..): tối thiểu 6 tháng/lần --> tối thiểu 2 lần/năm.
Nhưng trong quyết định DTM của Công ty em lại quy định giám sát chất thải 6 tháng/lần.
Vậy, Quyết định DTM của Công ty em có sai lệch với Thông tư 26/2011 không? Nếu có cơ quan điều tra hỏi khó thì Công ty em có bị xử phạt không? Nếu đúng là sai thì Công ty em phải làm gì?

Trả lời của mình:
Thứ 1:
Theo mình thì công ty bạn thành lập trước khi nghị định 29 và thông tư 26 có hiệu lực nên mới xảy ra trường hợp trên
Thứ 2: ĐTM của công ty bạn được hội đồng thẩm định có chuyên môn và có tính chất pháp lý, phê duyệt nội dung ĐTM phụ thuộc vào từng thời điểm và từng địa phương cụ thể chứ không phải ở đâu cũng giống nhau.
Chính vì vậy bạn có thể yên tâm về tính pháp lý ĐTM hiện tại
Công ty em thành lập vào tháng 1/2011 và bản DTM hoàn thành vào tháng 7/2011.
Vậy trước Nghị đinh 29/2011 Quy đinh lập DTM, cam kết môi trường thì có văn bản quy định việc thực hiện DTM, cam kết môi trường ạ?
 

tonytan151

Cỏ 4 lá
Tham gia
18/10/12
Bài viết
62
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mìnhxin chia sẻ với bạn Nghĩa một số vấn đề bên bạn như sau:
1, Vấn đề quan trắc MT:
Theo Mục 5.2: Chương trình giám sát môi trường của thông tư 26/2011/TT-BTNMT nêu rõ:
- " Giám sát chất thải: phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và những thông số đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng".
Tuy nhiên thông tư này là hướng dẫn làm ĐTM chứ ko quy định tất cả đơn vị đều phải làm như thế. vậy nên bên bạn chỉ cần căn cứ vào ĐTM cũng như trong phê duyệt ĐTM để thực hiện chương trình giám sát cho đầy đủ là tốt lắm rồi. Còn thanh tra thì họ sẽ căn cứ trong quyển báo cáo ĐTM và phê duyệt ĐTM để soi bên bạn chứ ko căn cứ theo thông tư bạn nhé ! Điều đó đồng nghĩa với bên bạn không bị xử phạt về vấn đề đó. Mà thường sẽ bị phạt do không thực hiện đúng như trong báo cáo ĐTM và phê duyệt ĐTM thôi bạn ạ (Cái này mình làm cho 1 số đơn vị ở Bắc Ninh rồi nên mình biết).
2, Vấn đề quản lý CTNH:
Trường hợp như bạn nói thì bên bạn không cần lập lại sổ chủ nguồn thải CTNH tuy nhiên, nếu như bên bạn có các thành phần, chủng loại chất thải thông thường khác nhau thì bên bạn cần ghi rõ và kê khai đầy đủ trong sổ chủ nguồn thải.
3, vấn đề phân tích chất lượng nước ăn uống:
Vấn đề này mình đồng quan điểm với ý kiến của bác daibangxanh đã chia sẻ.
Bạn quản lý môi trường cho doanh nghiệp ở Bắc Ninh thì có gì liên hệ với mình. Đơn vị mình ở trên thành phố Bắc Ninh chuyên tư vấn các thủ tục môi trường cho DN ở KCN. Rất vui nếu được chia sẻ và hợp tác với bạn. liên hệ với mình Mr Tân SĐT: 0977582802, Email: trantan151@gmail.com
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua