Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp DuPont (Mỹ) và Công ty TNHH Lavasa tổ chức Hội thảo với chủ đề: Công nghệ DuPont Water Solutions trong tái sử dụng nước thải ngành dệt may.
Hiện nay, tái sử dụng nước thải trong ngành Dệt may đang là vấn đề được quan tâm khi xanh hóa trở thành xu thế tất yếu. Ngày càng nhiều nhãn hàng, thị trường lớn của ngành dệt may đưa ra những quy định về giảm phát thải. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 với định hướng phát triển các Khu công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, thu hút đầu tư vào ngành dệt nhuộm là một trong những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn nguyên liệu của ngành.Trên cơ sở đó, ngày 17/10 vừa qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp DuPont (Mỹ) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công nghệ DuPont Water Solutions trong tái sử dụng nước thải ngành dệt may” nhằm chia sẻ cũng như mang đến những giải pháp tiên tiến trong công nghệ tái sử dụng nước thải. Hội thảo diễn ra tại KS Central Hotel, Thanh Hóa đã thu hút sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp dệt may trong tỉnh và khu vực.
Tại hội thảo, đại diện từ DuPont giới thiệu đến các doanh nghiệp các giải pháp bền vững trong việc xử lý nước thải của ngành dệt may, đặc biệt là dệt-nhuộm. Đơn cử như công nghệ FilmTec Fortilife (Ví dụ: màng RO FilmTec Fortilife CR100) - dòng màng RO thế hệ mới được DuPont Water Solutions thiết kế đặc biệt với tính năng chống nghẹt (anti-fouling). Sản phẩm được ứng dụng trong các hệ thống tái sử dụng nước thải với nhiều lợi ích nổi bật như tăng khả năng thu hồi, giảm khối lượng nước thải và tiết kiệm chi phí.
[playlist type="video" ids="5701"]
Các thông tin tại hội thảo được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa giải quyết hiệu quả các vấn đề như: giảm chi phí sản xuất, tích hợp và minh bạch dữ liệu quản lý sản xuất; giảm phát thải, nước thải, khí thải,.. đáp ứng các tiêu chí về môi trường, tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu.
Hiện nay, nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản yêu cầu sản phẩm dệt may phải có tuổi thọ lâu dài, có thể tái chế, tái sử dụng để giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm gây hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng nước và hoá chất độc hại. Số hóa, xanh hoá giúp các khâu trong ngành dệt may kết nối với nhau, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường nội địa và quốc tế, thu hút khách hàng, tiến nhanh đến thị trường mục tiêu.
Chúng tôi vẫn luôn cập nhật các hoạt động của mình trên các mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Các bạn hãy follow để đồng hành cùng chúng tôi ở các sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian tới đây:
Trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.