Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Hướng dẫn an toàn trong vận hành bảo trì sửa chữa thiết bị

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hướng dẫn an toàn trong vận hành bảo trì sửa chữa thiết bị
5. NỘI DUNG :
5.1 Hướng dẫn chung về an toàn điện :
Đối với các thiết bị điện được lắp đặt cố định và thiết bị điện cầm tay sử dụng trong Nhà máy, Các trưởng bộ phận phải đảm bảo :
 Nhân viên của mình phải tuân theo mọi qui định về an toàn điện.
 Chỉ có các thiết bị đảm bảo an toàn mới được sử dụng.
 Mọi thiết bị được lắp đặt an toàn và được kiểm tra sau khi lắp đặt hoàn tất.
 Tất cả thiết bị điện di động và dây dẫn được kiểm tra và bảo dưỡng.
 Qui định rõ ràng trách nhiệm của trưởng bộ phận, phải bảo đảm có sự tuân thủ các qui định an toàn này trong phạm vi quản lý của mình.
 Yêu cầu này áp dụng cho mọi vị trí, không hạn chế điện áp.
5.1.2 Hướng dẫn về An toàn đối với người sử dụng thiết bị điện :
1. Yêu cầu chung về an toàn khi sử dụng một hệ thống điện :
 Ngắt điện mọi thiết bị sau khi ngừng sử dụng, không sử dụng quá tải.
 Không để dây điện (lồi ra) trên lối đi
 Các thiết bị được tiếp đất đúng quy cách.
2. Các tủ điện phải được đóng kín, tuyệt đối không để bất cứ vật lạ nào bên trong và sau tủ.
3. Khi thao tác sử dụng thiết bị điện phải tuân thủ :
 Khi khởi động động cơ hoặc làm việc với các thiết bị điện cầm tay phải đứng nơi khô ráo.
 Không được dùng vòi nước xịt rửa các vật mang điện như động cơ, nút bấm, tủ điện, hộp điện nút bấm, hệ thống tự động
 Chỉ được thao tác cắt CB tổng, CB nhánh của tủ điện hoặc nhấn nút dừng khẩn cấp trên tủ (nếu có) khi xảy ra các tai nạn về điện hoặc cháy nổ.
 Không được tự ý đóng điện các khí cụ điện có treo biển báo như:”Đang bảo tri”,” đang sửa chữa”, “Cấm đóng điện” v.v…
 Không tiến hành nghiệm thu các thiết bị điện chưa đảm bảo an toàn điện
 Che chắn cẩn thận, lắp đầy đủ các thiết bị truyền động. Tuyệt đối không được bước qua động cơ, các thiết bị truyền động đang vận hành.
 Phải báo đơn vị sửa chữa điện các hiện tượng rò rỉ điện, dây tiếp đất bị hỏng.
 Khi phát hiện những hiện tượng như mùi khét, cháy v.v.. phải cắt nguồn thiết bị đó và báo ngay cho trưởng bộ phận để xử lý.
 Mọi thiết bị, dây dẫn, phích cắm hoặc dây nối thêm nếu có phát hiện hư hỏng phải lập tức được thay thế, bảo trì và việc này phải được báo cáo cho trưởng trưởng bộ phận.
4. Nhà máy bảo đảm các thiết bị điện được cung ứng có chất lượng tốt, không sử dụng các thiết bị điện không đạt yêu cầu kỹ thuật. Người phát hiện thiết bị điện không đảm bảo chất lượng phải thông báo ngay cho trưởng bộ phận hoặc người có thẩm quyền.
5. Khi có yêu cầu thay đổi hệ thống điện (gồm cả việc lắp thêm ổ cắm điện mới); chỉ những người đã được đào tạo mới được phép thực hiện và mọi công việc này phải có sự chấp thuận của Tổ trưởng tổ Cơ điện.
6. Làm việc với mạng điện 3 pha hoặc thiết bị có điện chỉ được phép thực hiện với những người có chuyên môn về điện ( Nhân viên của Tổ Cơ điện).
7. Yêu cầu an toàn chung đối với thiết bị điện:
 Tất cả các thiết bị điện đều phải được tiếp đất đúng kỹ thuật. Điểm tiếp đất có thể nối đất trực tiềp tại nơi đặt thiết bị (có đường kính dây nối đất không nhỏ hơn 0.5 lần đường kính dây pha và  4mm2) hoặc nối trung tính từ thiết bị về tủ phân phối (có đường kính dây trung tính không nhỏ hơn 0.7 lần dây pha ). Việc kiểm tra điện trở tiếp đất thiết bị được thực hiện hàng năm cho tất cả các thiết bị điện và kiểm tra tức thời đối với các thiết bị điện lắp đặt mới và có trị số điện trở đất  4.
 Phải bảo đảm rằng các thiết bị bảo vệ được lắp đặt như: ÁPTOMÁT, CB, KHỞI ĐỘNG TỪ... là phù hợp, hiệu quả và giới hạn bảo vệ phù hợp.
 Tất cả thiết bị điện được lắp phải phù hợp với ý nghĩa chúng có thể được cách ly khỏi nguồn điện khi cần thiết.
 Cầu dao cắt điện, cầu chì bảo vệ phải nhận diện được thông số kỹ thuật, hộp phân phối phải được đóng kín trừ khi công nhân thực hiện thao tác.
 Không gian làm việc phù hợp là lối đi và ánh sáng phải thông thoáng thích hợp ở các nơi có thiết bị điện gần bên mà quá trình thực hiện công việc có thể gặp nguy hiểm.
 Xác lập điều kiện an toàn tốt nhất khi thực hiện cách ly hệ thống. Ví dụ thiết bị kiểm soát cách ly được khoá cơ học ở vị trí “OFF”. Nơi nào sự cách ly không thực hiện được thì phải bảo đảm cầu chì được tháo bỏ ra và kiểm soát bởi người thực hiện công việc.
 Mọi công việc được thực hiện trên hệ thống thiết bị điện phải được kiểm soát bởi một hệ thống an toàn hoặc qui trình cho phép thực hiện.
 Chỉ những chuyên viên và công nhân điện được đào tạo và có kinh nghiệm được phép làm các công việc trên hệ thống hoặc thiết bị điện.
 Làm việc trên thiết bị điện, công việc phải được Công nhân điện thực hiện với phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp. Ví dụ như kính, bao tay, thảm cách điện dụng cụ cách điện và thiết bị kiểm tra phù hợp ( ví dụ đồng hồ VOM, ampe kềm...)
5.1.3 Hướng dẫn về kiểm soát thiết bị điện hạ thế:
Việc kiểm soát thiết bị điện đang sử dụng sẽ được thiết lập ở 2 mức độ. Kiểm tra trước khi sử dụng, kiểm tra chính thức bởi nhân viên của Tổ Cơ điện.
A. Kiểm tra của người sử dụng thiết bị :
Người sử dụng một thiết bị điện, trước khi sử dụng phải thực hiện việc kiểm tra ngoại quan thiết bị để đảm bảo phát hiện kịp thời :
 Các vật lạ treo móc hoặc rơi rớt trên thiết bị điện
 Hư hỏng ở dây dẫn và vỏ bọc dây tới thiết bị.
 Sự thiếu an toàn ở các nút nhấn cho động cơ, ánh sáng
 Tình trạng cách điện bên trong qua vỏ bọc dây dẫn.
 Thiếu các phu kiện bảo vệ.
 Có dấu hiệu cháy do quá nhiệt.
Thiết bị điện có một hoặc các dấu hiệu trên sẽ không được phép sử dụng, cần đưa về Tổ Cơ điện kiểm tra. Ngoài ra phải kiểm tra nguồn điện sử dụng phải có áptomát chống giật hoặc dùng ổ cắm chống giật di động .
B. Kiểm tra của nhân viên Tổ Cơ điện đối với thiết bị điện tại các xưởng :
Việc kiểm tra sẽ thực hiện khi làm công tác bảo trì các thiết bị điện theo Kế họach bảo trì. Nội dung bảo trì theo Quy trình kiểm soát máy móc thiết bị sản xuất (HCĐN-QT-6.3) và Hướng dẫn công việc sửa chữa thiết bị cơ khí (KT-HDCV-7.5-2).
Khi kiểm tra cần lưu ý các nội dung sau đối với thiết bị điện:
 Kiểm tra ngọai quan.
 Kiểm tra cách điện.
 Kiểm tra tiếp đất.
 Kiểm tra tải.
 Kiểm tra phụ kiện che chắn bảo hiểm.
Tất cả các thiết bị được kiểm tra sẽ được dán tem bảo trì theo quy định.
Trong khi tiến hành việc bảo trì, sửa chữa thiết bị điện kết hợp kiểm tra ngọai quan hệ thống điện với các yếu tố sau:
 Dây dẫn điện và ống luồn dây điện, máng điện .
 Giá cố định dây dẫn.
 Dự trù và an toàn của việc nối đất thiết bị.
 Tình trạng cố định dây dẫn.
 Dấu hiệu của hư hỏng dầu nối, tram nối.
 Dấu hiệu của ẩm ướt.
 Dấu hiệu cháy do quá nhiệt.
 Các thiết bị điều khiển, bảo vệ (áptomát, khởi động từ, nút nhấn, hộp điều khiển...)
 Các tấm che chắn cách điện
 Khi tiến hành sửa chữa các thiết bị bù (tụ điện) phải đảm bảo thời gian xả điện của tụ trước khi tiến hành thao tác sửa chữa.
 Khi phải làm việc với các thiết bị có mức độ phức tạp cao nhiều cấp điện áp (ví dụ các hệ thống chỉnh lưu, phân cực ) trước khi tiến hành sửa chữa thiết bị phải có sự kiểm tra lại của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành điện để đảm bảo tất cả các nguồn điện đều đã được cách ly và các thiết bị cách ly nguồn điện nguồn điện phải được thao tác đúng trình tự trong hướng dẫn công việc.
Bộ phận bảo trì sẽ ghi vào Phiếu phân công bảo trì, nếu có các thiết bị không đáp ứng hoặc thiết bị hư hỏng phải được loại ra, cách ly để sửa chữa hoặc thải loại.
5.2 Hướng dẫn an toàn trong vận hành các dây chuyền sản xuất:
Công nhân vận hành tuyệt đối tuân thủ các qui trình, qui định, các thông số vận hành dây chuyền sản xuất và Sổ tay an toàn hóa chất.
 Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động theo Quy định cấp phát, sử dụng, bảo quản trang bị BHLĐ, phương tiện dụng cụ làm việc an toàn.
 Không được phép rời khỏi cương vị khi máy móc đang vận hành.
 Trong quá trình theo dõi thông số vận hành, nếu thấy hiện tượng bất thường (như kim đồng hồ áp, đồng hồ nhiệt v.v…) vượt qua mức vạch qui định (vạch đỏ) phải xử lý ngay theo hướng dẫn công việc. Trường hợp không xử lý được thì thông báo ngay cho trưởng ca.
 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị tại nơi làm việc, phát hiện kịp thời những hư hỏng như: mùi khét, cháy, các dây nối đất của động cơ bị lỏng, đứt, động cơ có tiếng kêu lạ v.v… Ngay lập tức báo cho trưởng ca và ngưng vận hành các thiết bị đó.
 Chỉ khởi động thiết bị khi các thiết bị đó có đầy đủ các bộ phận che chắn theo thiết kế. Tuyệt đối không được bước ngang qua động cơ, các thiết bị truyền động khi đang vận hành.
 Không được dùng vòi nước xịt rửa các vật mang điện như động cơ, nút bấm, tủ điện, hệ thống tự động.
 Phải báo cáo để xử lý kịp thời các hiện tượng rò rỉ điện (cảm giác bị điện giật khi chạm vào các thiết bị có vỏ kim loại).
 Vệ sinh máy móc thiết bị, mặt bằng xưởng sản xuất trước khi giao ca.
5.2.1 Đối với bơm tuần hoàn axít:
 Kiểm tra mức axít ở đáy tháp 5 phải lớn hơn ½ ở mắt kính quan sát.
 Kiểm tra và mở van cấp nước làm nguội chèn trục.
 Kiểm tra và mở van VA5-11 cấp axít vào bơm.
 Dùng tay quay thử trục bơm xem có bị kẹt hay không?
 Kiểm tra cao su khớp nối trục có mòn không?
 Trong quá trình thao tác luôn theo dõi mực axít trong tháp 5
 Bộ chèn trục luôn luôn có nước làm mát.
 Thường xuyên theo dõi kiểm tra tình trạng làm việc của động cơ.
 Tuyệt đối không đứng lên động cơ khi động cơ đang hoạt động.
 Công nhân vận hành phải được trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ đúng quy định.
 Công nhân phải được huấn luyện kiểm tra ATLĐ theo quy định.
 Khi sửa chữa bơm phải ngắt điện treo biển báo “cấm đóng điện đang sửa chữa”.
5.2.2 Đối với bơm tuần hoàn nước:
 Kiểm tra mức nước trong đáy Cooling Tower phải cao hơn ống hút của bơm.
 Kiểm tra mở van VN 23-22 cấp nước vào bơm.
 Kiểm tra đóng van xuất VN 22-TĐN12 của bơm.
 Dùng tay quay thử trục bơm xem có bị kẹt hay không.
 Đóng CB bấm nút ON cho chạy bơm.
 Thường xuyên kiểm tra mực nước trong Cooling Tower. Nếu thiếu phải mở van cấp nước vào Cooling Tower.
 Thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của động cơ.
 Nhiệt độ làm việc không quá 600C
 Khi sửa chữa phải ngắt điện treo biển báo.
5.2.3 Đối với bơm phospho:
 Dùng tay quay thử trục bơm xem có bị kẹt hay không.
 Kiểm tra động cơ, mở van nước làm mát trục.
 Kiểm tra mức phốtpho trong thùng 2A
 Kiểm tra che chắn các mối ghép bích.
 Kiểm tra gia nhiệt van hoàn lưu, mở van hoàn lưu, đóng điện động cơ.
 Tuyệt đối không đóng bơm khi chưa mở van hoàn lưu.
 Tuyệt đối không đóng van hoàn lưu khi chưa có tín hiệu cấp phốtpho vào bồn số 3.
 Thường xuyên kiểm tra theo dõi trong quá trình bơm.
 Khi nhận tín hiệu ngừng cấp phốtpho, mở van hoàn lưu VHL2A, tắt bơm phốtpho.
5.2.4 Đối với quạt hút:
 Kiểm tra trục quạt xem có bị kẹt hay không.
 Kiểm tra bổ sung dầu mỡ bội trơn.
 Kiểm tra dây truyền động.
 Kiểm tra các van đóng mở đúng chức năng.
 Đóng CB, bấm ON chạy quạt.
 Thường xuyên theo dõi áp lực tháp 5, áp lực quạt.
 Thường xuyên theo dõi bổ sung mỡ bôi trơn.
 Theo dõi số giờ hoạt động của máy để định kỳ thay dây curoa, vòng bi..
Vận hành các máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn sử dụng trong Nhà máy. Người vận hành phải được đào tạo, nắm vững và tuân thủ triệt để các tài liệu hướng dẫn sử dụng phù hợp với công việc sau đây :
 Hướng dẫn vận hành máy nén khí.
 Hướng dẫn vận hành nồi hơi.
 Qui định an toàn khi vận hành palăng điện.
 Quy định vận hành xe nâng.
 Đối với thiết bị áp lực như bồn nén số 3, thiết bị gia nhiệt 2 vỏ số 2, 2A, 2B, bồn chứa khí nén,... tuân thủ theo Hướng dẫn vận hành tại cương vị.
5.3. An toàn trong công tác bảo trì-sửa chữa:
Công nhân các Tổ Cơ điện, khi thực hiện bảo trì sửa chữa máy móc thiết bị phải tuân thủ các qui định sau :
 Tuân theo qui định an toàn điện của Hướng dẫn này.
 Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo qui định ở Quy định cấp phát, sử dụng, bảo quản trang bị BHLĐ, phương tiện dụng cụ làm việc an toàn ( HCĐN-QĐAT-4.4.6-3).
 Thực hiện công việc theo đúng Hướng dẫn công việc sửa chữa máy móc thiết bị (KT-HDCV 7.5-2 ), Quy trình thao tác máy móc thiết bị.
 Các công việc bảo trì, sửa chữa thuộc lọai công việc nguy hiểm phải tuân theo các qui định ở Hướng dẫn kiểm soát thực hiện công việc nguy hiểm ( HCĐN-HDAT-4.4.6-1).
5.4. An toàn khi sử dụng các máy gia công cơ khí:
 Công nhân khi vận hành các máy móc thiết bị, máy gia công cơ khí phải nắm vững các thao tác vận hành, qui tắc an toàn của từng loại máy.
 Trước khi làm việc với bất kì các loại máy nào phải kiểm tra tình trạng, kỹ thuật an toàn của máy như: các bộ phận che chắn bảo vệ, dây tiếp đất, các loại dao, đá cắt mài vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
 Sử dụng máy đúng với mục đích thiết kế.
 Hạn chế mọi người qua lại khu vực đặt máy gia công cơ khí.
 Đối với các loại bơm, các thiết bị truyền động phải có thiết bị bao che puly, bánh đai dẫn động.
 Các thiết bị phải được nối đất.
 Sử dụng phương tiện BHLĐ theo qui định ở Hướng dẫn cấp phát sử dụng bảo quản phương tiện BHLĐ và dụng cụ phương tiện làm việc. ( HCĐN-QĐAT-4.4.6-3)
 Vệ sinh máy móc thiết bị, mặt bằng sản xuất sau khi ngừng việc.
5.4.1 Đối với máy mài :
 Kiểm tra ngoại quan đá mài trước khi sử dụng.
 Khe hở từ bệ tỳ đến mép đá yêu cầu < 3 mm.
 Chiều cao điểm tiếp xúc vật mài với đá so với tâm quay không quá 10 mm.
 Không được làm việc khi phát hiện đá có vết nứt hay các khuyết tật khác.
 Khi thay đá mới phải kiểm tra siết chặt bulông giữ đá thật chắc chắn sau đó chạy kiểm tra không tải trong khoảng 5 – 10 phút mới tiếp tục sử dụng.
 Không được phép dùng búa thép để gõ chỉnh đá mài.
 Máy phải chuyển động trước mới đưa từ từ vật cần gia công vào.
 Khi mài phải giữ không để tay chạm vào đá quay, phải tỳ dụng cụ vào tấm đỡ, cấm không được mài vào mặt cạnh của đá.
 Khi tắt máy cấm dùng tay hay bất kỳ vật nào khác để hãm chuyển động của máy, để máy tự dừng.
5.4.2 Đối với máy cắt kim lọai :
 Tuyệt đối không dùng tay để giữ chi tiết khi cắt, phải kẹp chặt chi tiết trước khi cắt.
 Nghiêm cấm sử dụng máy cắt để mài các chi tiết gia công.
 Chỉ được tháo chi tiết cắt ra khỏi máy khi máy đã dừng hẳn.
 Khi đá bị mòn khoảng 2/3 đá thì phải thay mới
5.4.3 Đối với máy khoan:
 Kẹp chặt chi tiết cần gia công vào êtô hay bộ gá.
 Chỉ khi nào máy dừng hẳn mới mới được gỡ phoi trong lỗ khoan hay trên mũi khoan.
5.4.4 Đối với máy mài, cắt, máy khoan cầm tay:
 Kiểm tra đá được lắp đặt đúng kỹ thuật trước khi thao tác.
 Khi sử dụng máy phải cầm chặt máy đúng kỹ thuật bằng cả 2 tay và chọn vị trí đứng chắc chắn.
 Luôn để dây điện ở phía sau và cách xa máy.
 Chỉ đưa máy vào vị trí, chi tiết cần gia công sau khi máy vận hành ổn định.
 Chỉ được cắm phích cắm vào ổ điện khi máy đã ở chế độ tắt.
 Chú ý chiều quay của đá, cầm đá sao cho tia lửa và bụi mài, cắt bắn ra xa khỏi cơ thể.
 Kiểm tra, không để các vật liệu dể cháy nổ xung quanh khu vực gia công.
5.4.5 Đối với máy tiện, phay, bào:
 Kẹp chắc chắn chi tiết gia công trên máy.
 Ngắt công tắc khi máy không làm việc hoặc khi đo, khi kiểm tra điều chỉnh máy.
 Không dùng tay để hãm mâm cặp hoặc vật gia công khi chúng còn quay, mà phải dùng cơ cấu phanh để hãm lại.
 Không thu dọn phôi, lau máy khi máy còn đang làm việc. Khi máy dừng dùng móc sắt hoặc bàn chải để gạt và quét phôi.
 Không dùng dụng cụ đo để đo khi máy còn đang chạy.
 Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc.
 Không để các loại dung dịch làm nguội hay dầu bôi trơn đổ ra chổ bục đứng hay trên nền nhà, xung quanh chỗ làm việc.
 Không đứng dựa vào máy khi làm việc.
5.4.6 Đối với thiết bị hàn:
 Không được để các chất dễ cháy nổ lan cận khu vực hàn.
 Không được phép hàn cắt các thiết bị áp lực. Chỉ khi nào xả hết áp trong thiết bị , thông áp với khí trời mới được phép thực hiện hàn, cắt.
 Khi hàn cắt các bộ phận kết cấu phức tạp phải có biện pháp chống sụp đổ các bộ phận.
 Nghiêm cấm đặt máy hàn hơi, hàn điện dưới lòng đường, nơi thường xuyên có xe cộ qua lại. Nghiêm cấm kéo dây dẫn điện máy hàn hoặc ống dẫn khí hàn qua đường giao thông.

A. Máy hàn điện:
 Sử dụng máy hàn điện theo đúng hướng dẫn.
 Chỉ được phép nối máy hàn với nguồn điện, máy biến áp hàn hoặc máy chỉnh lưu qua cầu dao, CB, cấm đấu nối trực tiếp từ lưới điện.
 Phần kim loại của máy hàn phải được nối đất bảo vệ.
 Dây cáp điện hàn phải có biện pháp bảo vệ chống dập cáp, trầy tróc. Định kỳ phải kiểm tra thay thế các dây dẫn này. Cấm mắc dây đi qua trên nền đường có xe cộ qua lại.
 Chuôi kềm hàn phải là vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt, kềm hàn phải kẹp chặt que hàn.
 Cấm hàn ngoài trời khi có mưa, bão.
 Sử dụng BHLĐ khi hàn: kính hàn, bao tay, y phục, yếm hàn, nón bảo hộ, giày da thợ hàn.
 Phải có giá đặt kềm hàn ở những nơi ẩm ướt, có nước đọng hoặc khi hàn trong các bồn kim loại.
B. Máy hàn hơi:
 Bộ bình gió đá (bình chứa axêtylen và oxi) phải được đặt ở nơi khô ráo, có mái che, cách xa đường dây điện trần, nguồn nhiệt.
 Khoảng cách giữa chai Oxy và Axêtylen với vật hàn, cắt tối thiểu là 5m. Không sử dụng ống dẫn khí có biểu hiện hư hỏng, không nối ống.
 Trong quá trình hàn không được di chuyển bình. Ống dẫn khí mềm không được dài quá 20m.
 Cấm bôi hoặc để dính dầu mở vào chân ren bình oxi.
 Các thiết bị an toàn lắp trên chai Oxy và Axêtylen phải trong tình trạng hoạt động tốt, ống dẫn khí hàn phải là loại chuyên dùng.
 Không được sử dụng các thiết bị van giảm áp, đồng hồ áp suất có biểu hiện hư hỏng.
 Đồng hồ đo áp khí hàn phải còn trong hạn kiểm định.
 Không được để áp suất khí hàn sử dụng sau van giảm áp vượt quá qui định.
 Không được dùng hết khí trong chai, chai Oxy áp suất còn lại phải > 0,5at, Axêtilen >3 at.
 Khi thay chai khí phải có dụng cụ chuyên dùng để mở van chai và lắp ráp bộ van giảm áp. Thao tác tháo lắp bộ van giảm áp đúng kỹ thuật.
C. Máy hàn PVC, PP :
 Sử dụng máy hàn đúng mục đích thiết kế.
 Không sử dụng máy quá tải. Điện thế nguồn cấp cho máy luôn < 250 Volt.
 Tuân thủ các qui định kiểm tra về an tòan điện trước khi sử dụng máy hàn. Khi thao tác hàn, Lưu ý không để dây dẫn điện tiếp xúc với phần có nhiệt độ cao của súng ( mâm ) hàn.
 Máy hàn phải đặt nơi khô ráo khi sử dụng.
 Không được để các vật liệu dễ cháy gần khu vực hàn.
 Các phụ kiện cách ly che chắn phải đầy đủ và ở tình trạng tốt.
 Khi thao tác hàn nơi ẩm ướt phải đi ủng và găng cao su.
 Không sờ vào các chi tiết chuyển động hoặc chi tiết có nhiệt độ cao của máy vì bất kỳ lý do gì.
 Không sử dụng máy hàn bị ẩm ướt.
 Khi sử dụng máy hàn lưu ý hạn bảo trì theo thời hạn ghi trên tem BT.
 Đối với máy hàn PVC, khi sử dụng xong phải ngắt điện vào điện trở trước (để máy hàn thổi khí làm nguội dây điện trở) sau 5 – 10 phút mới ngắt điện máy hàn.
D. An toàn khi sử dụng Xe nâng:
 Kiểm tra trước khi sử dụng:
+ Các nút điều khiển xe được ghi chú rõ ràng tránh nhầm lẫn.
+ Mức dầu thủy lực đúng qui định kỹ thuật. Ống dầu thủy lực tình trạng tốt, không rò rỉ dầu hoặc bong tróc lớp vỏ.
+ Bánh xe ở tình trạng tốt, không mòn, thủng.
+ Lăm nâng, lan can chắc chắn không hư hỏng.
+ Bình Ắc qui đặt đúng vị trí.
+ Kiểm tra hoạt động không tải của xe nâng tốt.
+ Kiểm tra đèn tín hiệu còn sử dụng tốt.
¬- Qui định an toàn khi sử dụng:
+ Nghiêm cấm kết hợp 2 hướng chuyển động cùng một lúc (vừa di chuyển xe vừa nâng)
+ Khi chuyển hướng xe phải thực hiện ở nơi bằng phẳng.
+ Chỉ được nâng theo đúng tải trọng quy định của từng xe nâng.
+ Chú ý không được sử dụng xe ở lân cận các lưới điện khi chưa ngắt điện của lưới.
+ Không sử dụng xe nâng không đúng mục đích thiết kế (sử dụng xe nâng vận chuyển, lôi kéo vật tư, thiết bị v.v…).
+ Cảnh báo mọi người tránh xa khu vực hoạt động của xe tối thiểu 1.5 lần chiều cao của xe khi nâng, đồng thời cấm người qua lại khu vực đang vận hành xe nâng.
+ Quan sát không gian ở vị trí nâng xe bảo đảm không có vật cản mới được phép nâng.
+ Không cho người đu bám bên hông xe và đứng trên sàn nâng khi xe nâng đang làm việc..
+ Khi di chuyển trong khu vực nhà xưởng phải phát tín hiệu cảnh báo.
+ Bảo trì, bảo dưỡng xe theo đúng kế hoạch.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,830
Bài viết
42,123
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua