Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Hướng dẫn ghi nhãn hóa chất

antoanhoachat

Mầm xanh
Tham gia
14/6/15
Bài viết
9
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nhãn hóa chất gồm 11 nội dung.
Trường hợp nhãn tiếng anh hoặc tiếng trung phải dịch bằng nhãn phụ bằng tiếng việt có đủ 11 nội dung.Dưới đây là cách viết nhãn hóa chất.
1.Tên hóa chất

Tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên thường gọi, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất. Đối với một số chất được tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh coi là bí mật kinh doanh thì được ghi trên nhãn hoá chất tên chung quốc tế.

Ví dụ cách viết tên hóa chất:

Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate

Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate

Tên khác (không phải tên khoa học): NBAC

2. Mã nhận dạng hóa chất

a) Mã nhận dạng hóa chất phải được sử dụng trên nhãn hóa chất và nó phải phù hợp với ký hiệu sử dụng trên Phiếu an toàn hóa chất có tên tiếng Anh là Material Safety Data Sheet viết tắt là MSDS;

b) Nhãn đối với một hợp chất phải thể hiện được các nhận dạng hoá học của hợp chất. Khi các nguy cơ góp phần vào độc tính cấp, ăn mòn da hay tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đột biến tế bào mầm, gây ung thư, độc tính sinh sản, nhạy da hoặc hô hấp thể hiện trên nhãn thì các thông tin đối với hỗn hợp chất hay hợp kim phải thể hiện được nhận dạng hoá học của tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim có thể gây ra những nguy cơ này trên nhãn. Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu đưa vào nhãn tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim góp phần vào nguy cơ của hỗn hợp chất hay hợp kim.

3. Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ

a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất ghi nhãn hoá chất phải có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ thích hợp, theo phân loại hoá chất quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Thông tư này;

b) Hình đồ cảnh báo làthông tin để người sử dụng có thể hiểu chính xác mà không gây ra các cách hiểu sai đối với nhãn hoá chất. Chi tiết hình đồ cảnh báo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

Ví dụ 1 Hình đồ cảnh báo: Hình đồ “Ngọn lửa” ghi trên bao bì trực tiếp cảnh báo một trong những hóa chất sau:

- Chất dễ cháy;

- Chất tự phản ứng;

- Chất tự cháy, tự dẫn lửa;

- Chất tự phát nhiệt;

- Chất khi phản ứng có sinh khí dễ cháy;

- Peroxit Hữu cơ.

c)Từ cảnh báo được sử dụng để chỉ ra mức độ nguy hiểm tương đối của nguy cơ và cảnh báo người đọc về nguy cơ tiềm tàng trên nhãn. Từ cảnh báo được thể hiện bằng chữ in thường, đậm hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mm.Từ cảnh báo được sử dụng trong GHS gồm các từ: Nguy hiểm được sử dụng cho các cấp nguy cơ nghiêm trọng hơn (ví dụ trong phần chính của các cấp nguy cơ 1 và 2); Cảnh báo được sử dụng cho những nguy cơ ít nguy hiểm hơn;
c) Cảnh báo nguy cơ thể hiện mức độ nguy cơ, mô tả bản chất nguy cơ của hóa chất. Chữ ghi nội dung cảnh báo nguy cơ in bằng chữ in thường hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mm.

4. Biện pháp phòng ngừa
Biện pháp phòng ngừa được thể hiện bằng thông tin hoặc hình đồ cụ thể mô tả những giải pháp khuyến nghị phải được thực hiện để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại do tiếp xúc với hóa chất gây nguy hiểm hoặc bảo quản không đúng cách hay vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

Ví dụ: cách ghi biện pháp phòng ngừa củahóa chất HI-URETHAN LV17 như sau:

Biện pháp phòng ngừa:

- Xem hướng dẫn đặc biệt trước khi sử dụng.

- Nếu nuốt phải: yêu cầu hỗ trợ y tế ngay lập tức.

- Nếu hít phải: di chuyển nạn nhân đến khu vực không khí sạch.

- Nếu dính vào da: rửa sạch với xà phòng và nước.

- Nếu dính vào mắt: ngay lập tức rửa liên tục bằng nước và yêu cầu hỗ trợ y tế.

5. Định lượng

a) Cách ghi định lượng của hóa chất được ghi theo trạng thái của hóa chất: Hóa chất ở dạng rắn, khí, ghi theo khối lượng tịnh; Hóa chất là hỗn hợp rắn và lỏng, ghi theo khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn; Hóa chất là khí nén, ghi theo khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực; Hóa chất dạng nhão, keo sệt, ghi theo khối lượng tịnh hoặc thể tích thực; Hóa chất dạng nhão có trong các bình phun, ghi theo khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun; Hóa chất dạng lỏng, ghi theo thể tích thực ở 20oC; Hóa chất dạng lỏng trong các bình phun, ghi theo thể tích thực ở 20oC gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun;

b) Cách ghi đơn vị đo lường

- Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hóa chất bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo. Ví dụ: ghi là “gam” hoặc là “g”; ghi là “mililít” hoặc “ml”;

- Tên đơn vị viết bằng chữ thường, không viết hoa ký tự đầu tiên. Ví dụ: kilôgam, gam, không được viết là Kilôgam, Gam (trừ nhiệt độ: Celsius, 0C);

- Ký hiệu đơn vị viết chữ thường, kiểu đứng. Ví dụ: kg, g, l không được viết Kg, G, L;

- Viết đơn vị đo và phần trị số phải cách một ký tự trống. Ví dụ: 200 g, 300 ml, không được viết 200g, 300ml;

- Khi thể hiện đại lượng có các phép tính phải ghi đơn vị chung cho phần trị số trong dấu ngoặc hoặc riêng cho từng trị số. Ví dụ: (500 ± 5) g hoặc 500 g ± 5 g, không được viết 500 g ± 5 hoặc 500 ± 5 g;

- Biểu thị dấu thập phân của giá trị đại lượng phải dùng dấu phẩy (,), không được dùng dấu chấm. Ví dụ: 1,250 kg không được viết 1.250 kg;

- Đơn vị đo khối lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg). Dưới 01 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500 g mà không viết 0,5 kg); dưới 01 g thì dùng đơn vị “mg” (ví dụ viết 500 mg mà không viết 0,5 g);

- Đơn vị đo thể tích: lít (l), mililít (ml). Dưới một lít thì dùng đơn vị “ml” (ví dụ: viết 500 ml mà không viết 0,5 l).

6. Thành phần hoặc thành phần định lượng

a) Ghi công thức hóa học. Đối với hóa chất chứa trong bình chịu áp lực phải ghi thêm dung lượng nạp.

Ví dụ: A-xít sulfuric; công thức H2SO4; nồng độ: 99%

b) Đối với hỗn hợp chất, ghi thành phần hoặc thành phần định lượng như: dạng rắn là phần trăm khối lượng của từng chất rắn; dạng lỏng là phần trăm thể tích của từng chất lỏng; dạng khí là phần trăm thể tích của từng chất khí; dạng rắn lỏng là phần trăm khối lượng của từng chất rắn và lỏng.

7. Ngày sản xuất

Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất cụ thể như sau:

a) Ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: NSX theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. Ví dụ: ngày sản xuất là ngày 02 tháng 4 năm 2006 thì trên nhãn ghi một trong các cách sau:

- NSX: 020406; hoặc

- NSX 02 04 06; hoặc

- NSX: 02042006; hoặc

- NSX: 02 04 2006; hoặc

- NSX: 02/04/06.

b) Trường hợp không ghi được chữ “NSX” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020406” thì trên nhãn phải ghi như sau: Xem NSX ở đáy bao bì;

c) Trường hợp trên nhãn ghi thời gian sản xuất “NSX” bằng tiếng nước ngoài thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: ở bao bì ghi ngày sản xuất là “MFG 020406” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX xem “MFG” trên bao bì;

d) Trường hợp trên nhãn ghi ngày sản xuất bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi: ngày sản xuất hoặc viết tắt bằng chữ in hoa NSX, xem “Mfg Date” trên bao bì.
8. Hạn sử dụng
Trường hợp hóa chất có hạn sử dụng thì cách ghi hạn sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và Khoản 5 Mục II Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.

9. Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối
Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối hoá chất trên nhãn hóa chất.
10. Xuất xứ hóa chất
a) Cách ghi xuất xứ hoá chất được quy định như sau: ghi “sản xuất tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hoá chất đó;
b) Đối với hoá chất sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hoá chất đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hoá chất.
11. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
Nhãn hóa chất phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản để người sử dụng nhận biết làm căn cứ lựa chọn cất giữ, bảo quản và sử dụng an toàn hóa chất.

Ví dụ hướng dẫn về việc sử dụng và bảo quản của chất HI-URETHAN LV17 như sau:

- Tránh hít bụi/khói/khí/sương/hơi/bụi nước. Tránh thải vào môi trường. Tránh xa nguồn nhiệt/tia lửa/ngọn lửa trần. Không ăn uống hay hút thuốc khi sử dụng sản phẩm. Rửa tay sau khi tiếp xúc. Nối đất thùng chứa nhằm tránh tĩnh điện. Chỉ sử dụng với thiết bị không phát sinh tia lửa. Luôn đậy nắp thùng chứa.

- Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp.

- Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động theo yêu cầu.

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp. Đóng nắp ngay sau khi sử dụng.

12. Cách ghi thông tin khác

Các thông tin khác được ghi trên nhãn hóa chất phải đảm bảo trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai đặc tính của hóa chất, không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn.

Ví dụ cách ghi thông tin khác như sau: xem thêm thông tin tại Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) hoặc xem thông tin khác tại tờ hướng dẫn sử dụng.

Điều 17. Cách ghi nhãn phụ

1. Nhãn phụ phải được gắn trên bao bì của hóa chất và không được che khuất nội dung của nhãn gốc.

2. Trường hợp nhãn phụ có diện tích đủ rộng thì phải ghi toàn bộ nội dung bắt buộc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ được quy định tại Điều 12 Thông tư này.

3. Trường hợp nhãn phụ có diện tích nhỏ không thể ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc thì những nội dung như: biện pháp phòng ngừa; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản được ghi ở tài liệu kèm theo hoá chất và trên nhãn phụ phải chỉ ra tài liệu ghi những nội dung đó.

Điều 18. Cách ghi hình đồ cảnh báo khi vận chuyển hóa chất

Hình đồ cảnh báo khi vận chuyển hóa chất làthông tin tối thiểu để người sử dụng có thể hiểu chính xác, không gây ra các cách hiểu sai đối với nhãn hoá chất. Chi tiết hình đồ vận chuyển hóa chất quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này. Hình đồ cảnh báo phải được nhận biết rõ ràng bằng mắt thường trên bao bì trực tiếp hoặc bao bì ngoài (nếu có), ở vị trí dễ quan sát.

Ví dụ Hình đồ cảnh báo vận chuyển hóa chất: Hình đồ số 5 tại Phụ lục 4 với hình ngọn lửa trên vòng tròn màu đen trên nền màu vàng ghi trên bao bì ngoài cảnh báo hóa chất được vận chuyển là chất oxy hóa (chất khí, lỏng, rắn oxy hóa).
P/s: Môt nhãn hóa chất mẫu dưới đây:
Wp9luY5.png
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua