CÁC HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI THÙNG CHỨA HÓA CHẤT
Hóa chất nên được lưu giữ theo cách giảm tối thiểu mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đến công nhân và môi trường. Để đảm bảo điều này, một số giải pháp được yêu cầu sau đây:
- Khi không sử dung, thùng, phuy chứa hóa chất, hay các dụng cụ pha chế, phải đậy nắp kín để chống thoát hơi;
- Thùng, phuy chứa hóa chất hay các dụng cụ pha chế đều phải tem nhãn đễ nhìn và phải có độ bền, tem nhãn theo đúng quy định thông tư 04/2012/TT-BTC; Trường hợp hóa chất nhập khẩu có nhãn bằng tiếng anh thì phải có nhãn phụ bổ sung bằng tiếng việt theo đúng quy định;
- Phải cung cấp vật lót phụ để chống hóa chất tràn hay bị rò rỉ ra mặt đất. Các chỉ định cho vật lót phụ như sau:
- Được chế tạo bằng vật liệu có độ bền (ví dụ như kim loại) và lưu trữ được hóa chất rò rỉ hay tràn đổ (chống ăn mòn do hóa chất nếu cần thiết);
- Ngoài ra có thể sử dụng biện pháp kỹ thuật như rãnh chống tràn và gờ chống tràn đổ;
- Xây dựng gờ chống tràn đổ ngay tại cửa ra vào;
- Các dụng cụ và thiết bị làm việc phải thích hợp để mở các thùng phuy hóa chất. Các thùng hóa chất dễ cháy được kiến nghị nên tiếp đất và hệ thống chống rò rỉ khi vận chuyển chúng;
SỰ TÁCH RIÊNG CÁC KHO LƯU GIỮ HÓA CHẤT
Để giảm thiểu tác hại tiềm năng do rò rỉ và tràn đổ hóa chất, và hậu quả có thể xảy ra do tràn đổ ở những nơi lưu giữ hóa chất. Điều quan trọng là các chất hóa học không hợp nhau phải được lưu giữ riêng;
Do đó, cần lưu ý các biện pháp phòng tránh như sau:
- Hóa chất dễ bị ôxy hóa nên để xa kho hóa chất lỏng dễ cháy;
- Hóa chất độc hại nhưng không dễ cháy có thể tạo ra tính độc hại cao hơn trong khi cháy; Vì thế hóa chất độc hại và hóa chất dễ cháy phải lưu giữ riêng;
- Hóa chất có thể phản ứng với nhau nên được lưu giữ cách xa nhau.
- Hóa chất có tính phản ứng với nước phải tách riêng với các hóa chất có gốc nước.
Xây dựng bảng kê khai kiểm tra hóa chất theo tính chất của từng loại hóa chất;
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÓA CHẤT Ở KHU VỰC SẢN XUẤT
- Nên tránh tiếp xúc với hóa chất nếu được;
- Chỉ được để số lượng hóa chất cần thiết sử dụng trong ngày ở khu vực sản xuất;
- Khu vực sản xuất nên tránh hóa chất bị tràn ra ngoài;
- Hóa chất nguy hiểm không được đựng trong các thùng, hoặc hộp thường đựng thức ăn và thức uống;
- Không được ăn uống tại nơi có hóa chất đang được sử dụng;
- Các thùng hóa chất chưa sử dụng phải được đậy kín;
- Tất cả các thùng hóa chất phải được dán tem nhãn rõ ràng;
- MSDS và quy trình hướng dẫn sử dụng phải được dán ở mỗi khu vực làm việc;
- Cán bộ quản lý và nhân viên an toàn phải luôn luôn có sẵn bảng MSDS Công nhân phải được đào tạo về việc sử dụng an toàn nguy hiểm trong nội bộ và theo quy định.
- Hóa chất dễ cháy phải tránh xa các nguồn gây có lửa như tàn lửa, ngọn lửa;
- Bảng “ cấm hút thuốc” phải dán tại khu vực có sử dụng hóa chất dễ cháy;
- Thiết bị rửa mắt khẩn cấp nên được lắp trong pham vi làm việc có hóa chất là 3 mét, thiết bị phải được kiểm tra hàng tuần, áp lực của nước phải thông và sử dung được.
- Khu vực pha chế hóa chất không được đặt ở chuyền sản xuất;
- Công nhân phải được trang bị thiết bị bảo hộ lao động (PPE) phù hợp với nguy hiểm tiềm tàng mà họ tiếp xúc;
Sưu tầm + chỉnh sửa by Hoahong39