Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

iso 14000

le suong

Cây ăn trái
Tham gia
11/10/18
Bài viết
87
Cảm xúc
11
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
anh chi cho em hỏi là nước cấp sinh hoạt có được liệt kê vào khái cạnh đáng kể trong hệ thống ISO 14001:2015
1582170156281.png
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khía cạnh môi trường là gì?

Một cách đơn giản, khía cạnh môi trường là bất kỳ một phần của các hoạt động của công ty bạn có thể tương tác với môi trường, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ như hóa chất được giải phóng vào không khí từ lỗ thông hơi trong quá trình sản xuất, hoặc các hóa chất có thể bị loại khỏi nước thải nhà máy qua quá trình xử lý. Bạn phải tính đến việc sử dụng các nguồn lực mà các quá trình bạn sử dụng, hoặc các tác động môi trường của lượng chất thải bạn vứt bỏ. Điều quan trọng là phải xem xét từng quy trình của bạn và xác định những tác động môi trường có.

Và quan trọng là phải xem xét tất cả các yếu tố của môi trường khi xem xét các quy trình của nhà máy để xác định những khía cạnh môi trường. Thông thường có sáu loại khía cạnh khác nhau:

Khí thải không khí
Ô nhiễm đất
Xả nước thải
Sử dụng vật liệu / tài nguyên thiên nhiên
Quản lý chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001 là rất cởi mở về những gì có nghĩa là “đáng kể” khi nói đến việc xác định tầm quan trọng của khía cạnh môi trường. Yêu cầu duy nhất là công ty phải xác định những khía cạnh nào có, hoặc có thể có, một tác động đáng kể đối với môi trường. Điều đầu tiên là bạn phải có cách thức xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa và lập thành văn bản.

Thứ hai tìm kiếm bất kỳ thực hành tốt nhất cùng ngành công nghiệp liên quan đến môi trường. Nếu những công ty trong ngành công nghiệp của bạn đang đối phó với sự tương tác môi trường, bạn có thể cần phải xem xét chúng như là khía cạnh môi trường ý nghĩa. Một ví dụ là trong ngành công nghiệp hóa chất, nơi xử lý hoá chất nguy hiểm đòi hỏi huấn luyện đặc biệt, một dấu hiệu cho thấy các khía cạnh của một vụ tràn hóa nên được coi là đáng kể.

Vậy "nước cấp sinh hoạt" như bạn nói là một danh từ thôi
 

le suong

Cây ăn trái
Tham gia
11/10/18
Bài viết
87
Cảm xúc
11
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khía cạnh môi trường là gì?

Một cách đơn giản, khía cạnh môi trường là bất kỳ một phần của các hoạt động của công ty bạn có thể tương tác với môi trường, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ như hóa chất được giải phóng vào không khí từ lỗ thông hơi trong quá trình sản xuất, hoặc các hóa chất có thể bị loại khỏi nước thải nhà máy qua quá trình xử lý. Bạn phải tính đến việc sử dụng các nguồn lực mà các quá trình bạn sử dụng, hoặc các tác động môi trường của lượng chất thải bạn vứt bỏ. Điều quan trọng là phải xem xét từng quy trình của bạn và xác định những tác động môi trường có.

Và quan trọng là phải xem xét tất cả các yếu tố của môi trường khi xem xét các quy trình của nhà máy để xác định những khía cạnh môi trường. Thông thường có sáu loại khía cạnh khác nhau:

Khí thải không khí
Ô nhiễm đất
Xả nước thải
Sử dụng vật liệu / tài nguyên thiên nhiên
Quản lý chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001 là rất cởi mở về những gì có nghĩa là “đáng kể” khi nói đến việc xác định tầm quan trọng của khía cạnh môi trường. Yêu cầu duy nhất là công ty phải xác định những khía cạnh nào có, hoặc có thể có, một tác động đáng kể đối với môi trường. Điều đầu tiên là bạn phải có cách thức xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa và lập thành văn bản.

Thứ hai tìm kiếm bất kỳ thực hành tốt nhất cùng ngành công nghiệp liên quan đến môi trường. Nếu những công ty trong ngành công nghiệp của bạn đang đối phó với sự tương tác môi trường, bạn có thể cần phải xem xét chúng như là khía cạnh môi trường ý nghĩa. Một ví dụ là trong ngành công nghiệp hóa chất, nơi xử lý hoá chất nguy hiểm đòi hỏi huấn luyện đặc biệt, một dấu hiệu cho thấy các khía cạnh của một vụ tràn hóa nên được coi là đáng kể.

Vậy "nước cấp sinh hoạt" như bạn nói là một danh từ thôi
anh có thể xem giúp em này duoc ko ạ, tại công ty ko sử dụng nước giêng mà chuyển qua xài nước cấp sinh hoạt vậy thì mình phải cấp nhật những thong tư, quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào ạ em cảm ơn rất nhiều
 

Đính kèm

  • FM-DC-010 2.0.xls
    375 KB · Lượt xem: 358

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183

le suong

Cây ăn trái
Tham gia
11/10/18
Bài viết
87
Cảm xúc
11

le suong

Cây ăn trái
Tham gia
11/10/18
Bài viết
87
Cảm xúc
11

giangyou271

Mầm xanh
Tham gia
17/10/18
Bài viết
8
Cảm xúc
4
Sửa lần cuối:

giangyou271

Mầm xanh
Tham gia
17/10/18
Bài viết
8
Cảm xúc
4

Đính kèm

  • Danh gia khia canh moi truong.xls
    49.5 KB · Lượt xem: 421

Nụ

Hạt giống tốt
Tham gia
26/4/14
Bài viết
3
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Em xin phép được nhờ các Anh/ chị chia sẻ kinh nghiệm
Hiện nay trong công ty đang có sự tranh luận về khía cạnh môi trường và tác động môi trường

Ví dụ: Khi xác định hoạt động văn phòng( Đầu vào: Điện; Đầu ra: Tiêu hao năng lượng/chập cháy; Khía cạnh môi trường: Cạn kiệt tài nguyên/ Phát sinh cháy nổ

1 nhóm đang đưa ra quan điểm KCMT đang xác định ở ví dụ là sai và khẳng định Cạn kiệt tài nguyên/ Phát sinh cháy nổ là tác động môi trường
họ cho rằng KCMT đúng phải là: Sử dụng điện

Vậy nhờ các anh/ chị / em có kinh nghiệm giải thích giúp em để em có thể phân biệt được KCMT và Tác động môi trường
Em xin chân thành cảm ơn.
 

Đính kèm

  • HLVS_E - E02-01 - KCMT BA-ACC (final).xlsx
    148.2 KB · Lượt xem: 342

giangyou271

Mầm xanh
Tham gia
17/10/18
Bài viết
8
Cảm xúc
4
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Họ nói thế là đúng rồi bạn.
Khía cạnh môi trường bắt nguồn từ hoạt động or sản phẩm nên nó thường ở 2 dạng: "sử dụng , tiêu thụ" và phát thải. Còn tác động môi trường là nó ảnh hưởng như thê nào đến môi trường (hậu quả). Do đó trong bảng xác định mà bạn cho khía cạnh môi trường là : cạn kiệt tài nguyên là ko đúng.
Trong bảng xác định: bạn nên bổ sung tác động môi trường là gì?, bên bạn chỉ đưa ra nó tác động đến đối tượng nào: Đất, nước, KK, TN là chưa đủ
 

ngochuy1010

Cỏ 3 lá
Tham gia
22/11/10
Bài viết
46
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình có xem qua, xin phép có ý kiến ntn:
1. Việc đầu tiên: Tiêu hao năng lượng thì ko phải khía cạnh môi trường.
2. Việc chập cháy: Khi cháy thì nó phát thải và phát sinh chất thải, nhưng việc phát thải này phải qua 1 bước nên bản chất nó ko phải.
3. Pin thải: Bạn bảo phát sinh cháy nổ thì thật sự mình thấy khoai quá :v bỏ cái này.
Bạn nên hiểu bản chất là: Các nghiệp vụ, các hoạt động của văn phòng phát sinh ra cái gì mà nó tác động luôn đến môi trường không qua bước thứ 2 thì bạn mới để vào khía cạnh môi trường là chuẩn nhất.
 

Nụ

Hạt giống tốt
Tham gia
26/4/14
Bài viết
3
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Họ nói thế là đúng rồi bạn.
Khía cạnh môi trường bắt nguồn từ hoạt động or sản phẩm nên nó thường ở 2 dạng: "sử dụng , tiêu thụ" và phát thải. Còn tác động môi trường là nó ảnh hưởng như thê nào đến môi trường (hậu quả). Do đó trong bảng xác định mà bạn cho khía cạnh môi trường là : cạn kiệt tài nguyên là ko đúng.
Trong bảng xác định: bạn nên bổ sung tác động môi trường là gì?, bên bạn chỉ đưa ra nó tác động đến đối tượng nào: Đất, nước, KK, TN là chưa đủ
Họ nói thế là đúng rồi bạn.
Khía cạnh môi trường bắt nguồn từ hoạt động or sản phẩm nên nó thường ở 2 dạng: "sử dụng , tiêu thụ" và phát thải. Còn tác động môi trường là nó ảnh hưởng như thê nào đến môi trường (hậu quả). Do đó trong bảng xác định mà bạn cho khía cạnh môi trường là : cạn kiệt tài nguyên là ko đúng.
Trong bảng xác định: bạn nên bổ sung tác động môi trường là gì?, bên bạn chỉ đưa ra nó tác động đến đối tượng nào: Đất, nước, KK, TN là chưa đủ

Mình cảm ơn bạn nhiều, bên mình mặc dù đã áp dụng hệ thống môi trường được 08 năm nhưng việc xác định khía cạnh môi trường luôn là chủ đề gặp nhiều vướng mắc nhất.
 

Nụ

Hạt giống tốt
Tham gia
26/4/14
Bài viết
3
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình có xem qua, xin phép có ý kiến ntn:
1. Việc đầu tiên: Tiêu hao năng lượng thì ko phải khía cạnh môi trường.
2. Việc chập cháy: Khi cháy thì nó phát thải và phát sinh chất thải, nhưng việc phát thải này phải qua 1 bước nên bản chất nó ko phải.
3. Pin thải: Bạn bảo phát sinh cháy nổ thì thật sự mình thấy khoai quá :v bỏ cái này.
Bạn nên hiểu bản chất là: Các nghiệp vụ, các hoạt động của văn phòng phát sinh ra cái gì mà nó tác động luôn đến môi trường không qua bước thứ 2 thì bạn mới để vào khía cạnh môi trường là chuẩn nhất.
Mình cảm ơn bạn nhiều, qua góp ý của bạn mình đã hiểu rõ hơn bản chất . Bên mình đang trong quá trình rà soát lại các khía cạnh môi trường, mình sẽ dựa vào những góp ý của bạn để điều chỉnh cho phù hợp ^.^.
Cảm ơn bạn nhiều nhiều ạ
 

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Step by step Environmental Management System - ISO 14001
Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường:
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường:

Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.
Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và đầu ra có liên quan đến: Sự phát thải vào không khí, xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.
Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.
Bước 3. Thực hiện và điều hành:

Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.
Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động.
Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.
Kiểm soát điều hành: Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.
Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các qui trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại)
Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục:

Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.
Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.
Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…
Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:

Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT;
Xác định tính đầy đủ;
Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;
Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống HTQLMT, các quá trình và thiết bị môi trường…
Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống HTQLMT cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua